Hôm nay con học được điều gì?

10:56 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Bảy, 2016

Đi xem tọa đàm Talk&Think :"Định vị lại nền giáo dục Việt Nam"(diễn ra cuối tuần qua) và đoán già đoán non trong khán phòng có bao nhiêu phần trăm là sinh viên, bao nhiêu người là doanh nhân, trí thức...

Nhưng mà sau phần hỏi đáp thì nhận ra một điều là hầu hết khán phòng là sinh viên hoặc những người mới ra trường vài năm.

Nên buồn hay nên vui, hay cứ tạm chấp nhận là do công tác PR chưa đủ?. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến giáo dục Đại học nhưng dường như thay cái ngọn đó chỉ là giải pháp tình thế.

Ngồi trên xe bus về nhà, tôi suy nghĩ thêm một chút. Có lẽ phải thay đổi từ cái gốc là việc giáo dục con cái từ lúc nhỏ.

Hôm nọ đọc bài về giáo dục Nhật Bản, có chi tiết trẻ con Nhật được học cách sử dụng những thứ nguy hiểm như dao từ khi còn nhỏ.

Người Việt mình thì muôn đời bảo: "Nguy hiểm lắm, đừng có động vào!". Tình thương không thôi là không đủ. Cuộc sống sau này đâu có ai bảo mình cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì thân thiện, cái gì nguy hiểm đâu. Nguồn gốc của sự học hỏi là sự chủ động từ mỗi cá nhân. Và cha mẹ phải thúc đấy quá trình tự học hỏi của trẻ.


Trước khi vào lớp 1, thời kì học mẫu giáo có lẽ là lúc trẻ em được thoải mái nhất.

Các bà mẹ vui vẻ đưa đón con về nhà, rồi ân cần hỏi: "Hôm nay con học được gì, con có vui không?". Nếu mắc tí bệnh thành tích thì hỏi: "Tuần này con của mẹ có được nhận phiếu bé ngoan không?". Để rồi đứa con nhỏ hớn hở đáp lại: "Vui lắm mẹ ạ, con biết cầm đũa này, con biết đi xe dừng lại khi đèn đỏ này, con được nhận tận 2 phiếu bé ngoan liền!" Và người mẹ trầm trồ: "Con của mẹ giỏi quá!".

Nói nôm na thì vào thời kì này, các bậc phụ huynh thấy việc con mình học được những điều mới mẻ, cảm thấy thoải mái và hình thành một tính cách tốt là việc cần thiết.

Nhưng mà vừa bước vào độ tuổi đến trường là y rằng: "Hôm nay con của mẹ được mấy điểm mười?". Rồi thằng bé, con bé đáp với vẻ hãnh diện:"Con được ba con 10 ạ. Hai con 10 Toán, một con 10 Tiếng Việt.". Và người mẹ trầm trồ: "Con của mẹ giỏi quá!". Áp lực thành tích, điểm số xuất hiện. Điểm cao đồng nghĩa với giỏi, cóc cần biết con mình học được cái gì.

Tư duy của cha mẹ cần phải thay đổi. Những bậc phụ huynh cần phải coi những điều mà trẻ học được quan trọng hơn điểm số mà chúng nhận được.

Những người cha người mẹ phải hành động như một nhà sư phạm có trách nhiệm. Họ cần phải đưa ra nhưng câu hỏi tương tự như hồi mẫu giáo kia, cần phải biết con mình học được điều gì ở nhà trường, trẻ có cảm thấy thoải mái trong môi trường học đó không, tính cách trẻ được định hình ra sao.

Những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp của cha mẹ, tùy theo độ tuổi, sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện của trẻ (nghe giống quảng cáo sữa thế nhỉ?).

Sau câu hỏi:"Hôm nay con học được điều gì?" và một vài câu hỏi liên quan, tùy cách trả lời của trẻ, cha mẹ có thể biết được con mình nhận thức được vấn đề đến đâu.

Giả sử như trẻ được học phép cộng, phụ huynh sẽ hỏi: "Thế 1+2 bằng mấy?". Sau đó lại hỏi ngược lại: "Thế 2+1 bằng mấy?" Những trẻ tinh ý sẽ đáp rất nhanh, trong khi những trẻ học vẹt, máy móc sẽ mất nhiều thời gian hơn hoặc cứ gãi đầu gãi tai suốt. Thằng em trai tôi đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Bước tiếp theo là thực tiễn. Những bậc phụ huynh cần phải tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kiến thức chúng tiếp nhận được vào cuộc sống.

Đơn giản từ bài toàn 1+2 kia, họ hoàn toàn có thể đưa chúng đi chợ, sau đó dạy chúng cách cộng tiền hay tiêu những số tiền nhỏ. Và khi ấy, trẻ không những áp dụng được những kiến thức được học mà còn được biết thêm những kinh nghiệm thực tế.

Bước kế tiếp là phát triển ham muốn khám phá, khả năng tự học hỏi. Khi trẻ học được nhiều thứ, chúng sẽ bắt đầu tự đặt ra các câu hỏi. Khả năng nhận thức càng tốt, trẻ sẽ đặt ra càng nhiều câu hỏi.

Những bậc phụ huynh thường phớt lờ những câu hỏi ấy, nhưng thực sự, điều đó không tốt một chút nào. Chúng có thể hỏi: "Tại sao 1 + 1 lại bằng 2?". Thay vì bảo đó là lẽ đương nhiên, có thể hỏi ngược lại: "Thế con có một quả cam, mẹ cho con thêm một quả, con có mấy quả?" Và trẻ có thể phản pháo ngay bằng một câu: "Con nhỏ một giọt nước vào một giọt nước khác, vẫn chỉ có một giọt nước. Thế là 1+1 bằng 1 chứ!".

Những câu hỏi tại sao luôn là những câu hỏi khó trả lời vì chúng đi vào bản chất của vấn đề, nhưng, vì tương lai con em chúng ta, những bậc phụ huynh nên trả lời bằng cách nào đó để góp phần phát triển tư duy của trẻ.

Những câu hỏi luôn thường trực trong tâm trí của trẻ em là động lực để chúng phải tìm kiếm, học hỏi. Phớt lờ điều đó là giết chết mong muốn học hỏi của trẻ. Tương lai của một người trí thức có khả năng phản biện xã hội bắt đầu từ những điều bé tí xíu như thế.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có giáo dục mà vẫn đáng ghét

    04/03/2020Thảo HảoCó những tài liệu in đã lâu, nhưng tính thời sự và đúng đắn của chúng vẫn còn thích hợp với ngày hôm nay. Nếu chúng ta đọc được, và đưa ra cho mọi người cùng đọc (thay vì giữ riêng làm tài liệu), thì đó là một cách tiết kiệm chất xám, của người đi trước, cho người đi sau...
  • Nền giáo dục khai phóng là gì?

    03/06/2017Dr. Mortimer J.AdlerLiệu một nền giáo dục các môn học khai phóng chẳng phải là một thứ xa xỉ hiếm có trong thế giới ngày nay sao? Các sinh viên đại học của chúng ta nên nghiên cứu vật lý, toán và những khoa học khác thay vì triết học văn chương và âm nhạc. Chúng ta cần những người trẻ tuổi được đào tạo về các môn khoa học chứ không phải những con người có thể trò chuyện hấp dẫn về “văn hóa”. Ngày nay phải chăng bất kỳ ai cũng có thể biện hộ cho giá trị của một nền giáo dục khai phóng?
  • Albert Einstein bàn về giáo dục

    25/11/2016TS Phạm Thị LyTrong thế giới đang biến đổi quá nhanh ngày nay, bên cạnh nhiều vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận mới, nhiều giá trị cần được nhìn nhận lại, dường như vẫn có những điều trường tồn với thời gian.
  • Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

    25/11/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng Thực tiễn Cuộc sống vốn luôn được lấp đầy trong nó những Sự thật và Giả dối. Cái Giả dối thử thách cái Sự Thật, và cái Sự Thật phải chí ít phải thuyết phục được cái Giả dối, nếu chưa thể nói là phải chiến thắng nó. Cũng chẳng cần nhiều luận thuyết cho lắm, cũng không cần thêm một ‘phát minh’ nào...
  • Sứ mạng giáo dục nhân văn: Tâm hồn Việt Nam, con đường thế giới

    24/10/2016Nguyễn Hữu LiêmCon đường giáo dục nhân văn, là tiền đề tương lai: khai mở và vun đắp một thế hệ sinh viên Việt Nam với những giá trị nhân văn dân tộc và nhân loại xứng đáng với khả năng tri thức được tiếp nhận từ thế giới. Ở tiền đề này, con người Việt với tâm hồn và bản lĩnh Việt là chính; nhân loại và thế giới là khái niệm, là mô thức và phương tiện cho tâm hồn và trực giác Việt Nam mà chúng ta phải đánh thức và khai sáng. Kiến thức và phương tiện kỹ thuật của thế giới là đôi cánh; tâm hồn Việt là động cơ. Cả hai là cần thiết cho chiếc phi cơ con người Việt Nam có thể bay lên cao trong tiến trình hiện đại hóa đất nước...
  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • Einstein và "đứa con của nông dân" nói về giáo dục

    13/02/2014Dù lĩnh vực khác nhau, ở hai tầm thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, và dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng cả hai bài viết đều bàn về dạy người. Đủ biết giáo dục vẫn luôn là mối bận tâm, là niềm day dứt mà thiết tha của con người, dẫu là nhà bác học hay đứa con của nông dân, khi trái đất vẫn tiếp tục sinh ra trẻ em.
  • Nền giáo dục khai phóng

    16/01/2014Andrew ChruckyVới cơ cấu kinh tế hiện tại, sẽ thuận lợi cho người tuyển dụng khi có một nguồn vốn người làm công tiềm năng được giáo dục tốt. Kiểu giáo dục mà họ cần là giáo dục xóa mù chữ để người làm công có thể tuân lệnh và làm được những việc kỹ thuật. Cái không được cần đến là giáo dục về nhận thức chính trị; bởi thế có một chuyện hoang đường thịnh hành là chính trị nên đứng ngoài giáo dục...
  • Mục tiêu của giáo dục tổng quát*

    28/07/2011Andrew Chrucky, Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Fordham University, Hoa KỳNội dung của giáo dục tổng quát phải là những vấn đề đạo đức được đặt ra thông qua lịch sử, nhân học, xã hội học, kinh tế và chính trị. Và những vấn đề này cần được thảo luận cùng với việc phản ánh bản chất của đạo đức và bản chất của cuộc thảo luận, chẳng hạn như thông qua nghiên cứu về thuật hùng biện và logic học. Vì thảo luận được thực hiện thông qua ngôn ngữ, cần có những nỗ lực để phát triển khả năng ngôn ngữ.
  • Giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc

    19/06/2010Andrew ChruckyGiáo dục tổng quát - được hiểu một cách đúng đắn - bao gồm giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc. Và nếu giáo dục tổng quát được coi như một thứ nằm ngoài phạm vi của luân lý, thì nền giáo dục đó sẽ tạo ra những kẻ ngụy biện, chứ không phải những người biện chứng, biết dùng kỹ năng nhận thức để nâng cao đạo đức theo một cách có sự kiểm soát của cảm xúc.
  • Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách

    06/05/2010Hoàng Chí BảoVấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.
  • Tôi nghĩ và làm giáo dục như thế

    25/03/2010Hồ Ngọc ĐạiNền giáo dục hiện đại nếu đã coi Nhà trường là nơi Học sinh đang sống cuộc sống thực của chính mình thì Học sinh phải được hưởng Lợi ích cơ bản nhất: Đi học là hạnh phúc, mà Học sinh có thể tự mình cảm nhận được: Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui!
  • Đổi mới giáo dục: Cần cải cách toàn diện

    16/09/2009Hoàng Anh Thắng (thực hiện)Nhân dịp đầu năm học mới, Giáo sư Phan Đình Diệu, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học và giáo dục-UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông khẳng định: “Đổi mới nền giáo dục, cần tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, chứ không chỉ là những điều chỉnh đơn lẻ về từng mặt...”
  • Hãy biết cởi trói cho giáo dục

    09/09/2009Nguyên NgọcThủ tướng Malaysia Badawi cho rằng đối với nước ông hiện nay giáo dục không chỉ là vấn đề hàng đầu, mà còn nói dứt khoát hơn, là vấn đề sống hay chết. Các nước quanh ta, đang phát triển tốt hơn ta, và ta cũng đang cố đuổi cho kịp họ, cũng đều nghĩ và làm như vậy.
  • Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?

    04/07/2009TSKH Phạm Đỗ Tiến NhậtTừ hơn một trăm năm nay, vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế là làm thế nào để một nước nghèo đuổi kịp nước giàu về trình độ phát triển, trước hết là về thu nhập bình quân đầu người.
  • Một nền giáo dục thời bình

    28/05/2009Phạm Đình ViễnLàm thế nào để con em chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước, có được những phẩm chất của một nhân cách lớn? Câu hỏi này quá tham vọng, nhưng nó đáng để chúng ta suy nghĩ. Hẳn chúng ta mong muốn những cá thể của thế hệ tương lai có một đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, giàu lòng nhân ái, có tinh thần khách quan và độ lượng, và tự tin ở các phẩm chất của cá nhân mình. Vậy thì đó cũng chính là những yêu cầu trong đơn đặt hàng của chúng ta cho nền giáo dục đương thời.
  • Về một số bất cập trong giáo dục

    11/05/2009Đỗ Kiên CườngGiáo dục Việt Nam nhiều ưu điểm? Chính xác, vì bạn bè quốc tế công nhận, so với các nước cùng thu nhập, các chỉ tiêu văn hóa - xã hội của chúng ta, bao gồm giáo dục, cao gấp mấy lần. Giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập, từ triết lý cho tới hành động? Không sai, và chúng đã được nói nhiều trong thời gian qua. Bài viết dưới đây chỉ xin bàn về một số bất cập trong nền tảng triết lý, nhằm rộng đường dư luận.
  • Kant với vấn đề giáo dục

    05/03/2009Thái Kim LanBài viết nhằm giới thiệu một số ý kiến của triết gia thời Khai sáng, I. Kant, về vấn đề giáo dục mà không đưa ra phê phán hay hệ thống hoá, có mục đích cung cấp tài liệu tham khảo để thảo luận hay suy nghĩ tiếp.
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • “Giáo dục nhồi nhét thì dẫn đến “vô văn hóa”

    26/10/2008Sơn HàBằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), GS Vật lý Vũ Văn Hùng chia sẻ những quan sát của ông về tính chủ động trong các giảng đường đại học tại các quốc gia nói trên.
  • Tôi rất lo lắng cho giáo dục của ta

    23/10/2008Trần NguyễnGiáo sư Hoàng Tụy là cháu nội người em ruột của cụ Hoàng Diệu. Ông sinh năm 1927 tại Quang Nam. Lĩnh vực nghiên cứu: hàm thực, giải tích lồi, lý thuyết tối ưu. Vừa là người mở đường vừa đi đầu trong việc xây dựng lý thuyết, phương pháp và thuật toán cho các bài toán tối ưu toàn cục. Tác giả một phương pháp cắt nổi tiếng mang tên ông. Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từ 1980 - 1990.
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • xem toàn bộ