Sự an tâm

09:25 SA @ Thứ Năm - 01 Tháng Giêng, 2015

Xem »


Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thấy rất nhiều thái độ thông thường vẫn được coi là hợp lý hay không hợp lý, có luân lý hay vô luân lý, tốt hay xấu, đáng khen hay đáng chê… một cách dứt khoát hiển nhiên, mọi người đều tin như thế đều “an nghỉ” trong những niềm tin đó, nên không còn thắc mắc hoài nghi gì nữa.

Nhưng một ngày kia, kinh nghiệm riêng hay của người khác có thể buộc ta phải thắc mắc, hoài nghi những niềm tin trên. Rồi thắc mắc hoài nghi sẽ đưa ta đến chỗ hoặc là phủ nhận luôn những thái độ đó hoặc đưa ta vào một suy tưởng duyệt lại những động cơ thúc đẩy, những nguyên nhân quy định việc hình thành những thái độ trên để tìm ra sự thật.

Chẳng hạn ta làm một việc thực ra vì lợi, nhưng vẫn tưởng là vô vị lợi và tin thật như thế. Vậy phải tìm những động cơ nguyên nhân nào làm cho ta lừa dối ta mà không biết. Phê phán những nguyên nhân đó hoài nghi thái độ vô vị lợi không phải bảo không thể không có thái độ vô vị lợi hay không nên làm những việc vô vị lợi nhưng chỉ nhằm phơi bày những nguyên nhân vị lợi đội tốt vô vị lợi. Cũng như khi hoài nghi thái độ muốn làm điều thiện hay chủ trương không nên làm điều thiện mà chỉ nhằm tố cáo những ảo tưởng của người thành thật tin rằng mình muốn làm điều thiện.

Nói cách khác, vấn đề là tìm hiểu những thái độ lừa dối mà không biết hoặc làm vì những lý do động cơ này, nhưng lại tin vì những lý do, động cơ khác, làm điều xấu tưởng là tốt, hoặc trước những mâu thuẫn giữa những đòi hỏi khác nhau, những hoàn cảnh đối nghịch, không muốn lựa chọn dứt khoát một bên nào, có thái độ lựa chọn mà như thể không lựa chọn, bắt cá hai tay mà vẫn tưởng mình trung thành với những thái độ đối lập.

Những thái độ trên có thể quy về hai thái độ chính: thái độ an tâm, có lương tâm yên hàn và thái độ ngụy tín. Những thái độ này có tính chất luân lý, thuộc phạm vi đạo đức. Tuy nhiên, động cơ, nguyên nhân lại có tính cách tâm lý và triết lý. Có thể tố giác tính cách lừa bịp của những thái độ trên nhưng không thể kết án chính những người có thái độ trên vì họ không biết sai lầm, ngụy tạo vì họ tự lừa dối mà không biết.

AN TÂM

Thái độ an tâm là thái độ của một người cảm thấy mình không có điều gì đáng trách trong những việc mình làm, những lý tưởng theo đuổi hay những quan niệm mình chủ trương. Những quan niệm mình chủ trương là đúng, những lý tưởng theo mình theo đuổi là cao cả, những việc mình làm là tốt. Do đó họ được an tâm, không áy náy lo lắng sợ mình có tội lỗi, làm lỗi hay sai lầm và nhất là họ tin thành thực mình bao giờ hành động cũng hợp lý, cũng vì lẽ phải công ích hoặc cho một lý tưởng nào đó.

Thái độ an tâm cho mình là phải là một thái độ rất thông thường, vì ai cũng thường cho mình là đúng, ít người có lương tâm áy náy, sợ đã lầm lỗi (mauvaise conscience)

An tâm ở đây hiểu theo nghĩa luân lý, bày tỏ một thái độ lương tâm áy náy vì sợ mình đã lầm lỗi, về phương diện phán đoán giá trị: tốt, xấu, phải, trái, nên, không nên. Không phải theo nghĩa tâm lý: không bận tâm lo lắng về những liên quan đến mình, đến những người thân thiết của mình. Chẳng hạn trong câu nói: “Xin cứ an tâm, cháu đi không có chuyện gì xảy ra đâu”. Không có thể đối thoại, tranh luận, cãi lý với người có thái độ an tâm, vì một lẽ giản dị họ tin thành thật họ đúng và lẽ phải của họ rất rõ ràng, hiển nhiên đối với họ. Chúng ta hoàn toàn bất lực, chịu thua trước thái độ an tâm. Chẳng hạn thái độ an tâm của người muốn làm điều thiện. Nếu phê bình họ, họ chỉ nghĩ rằng họ làm điều thiện và có thể bị ghen tị, hiểu lầm, do đó họ vẫn tiếp tục làm những điều người khác chỉ trích và có thể còn làm hăng hơn, ngay cả giết họ, họ cũng không ngại và cho rằng mình chết cho lý tưởng làm điều thiện cho người khác. Do đó, chỉ có một cách làm cho họ bắt đầu nghi ngờ niềm tin thành thực của họ, là trình bày sự hình thành của an tâm, là bóc trần những nguyên nhân, động cơ thực sự của những thái độ sống dựa trên an tâm.

Chúng ta muốn nói với người an tâm: tôi có thể cho anh tất cả, cả đời này lẫn đời sau, lẽ phải, chân lý, lý tưởng, tất cả: nhưng không thể để cho anh lương tâm yên hàn. Sau đây là một vài thái độ an tâm tiêu biểu:

Thái độ tưởng mình là đạo đức

làluân lý, vì nếu luân lýmột đặc tính của con người, không có luân lý nữa. Luân lý đòi hỏi những nỗ lực để đạt tới. Do đó, nếu con người tính bản thiện, tính hiền, như hòn đá là rắn, chẳng có gì đáng khen. Con người có thể trở nên tốt nhưng cũng có thể trở nên tốt nhưng cũng có thể trở nên xấu, và chỉ cố gắng trở nên tốt mới có ý nghĩa và giá trị luân lý.

Cũng như nếu con người tính vốn ác chẳng có gì đáng trách. Vậy nỗ lực vươn tới đời sống đại đức đòi hỏi có điều kiện, hoàn cảnh thuận tiện.

Có những người ăn ngay ở lành được dễ dàng, vì được sống trong một hoàn cảnh may mắn (được ăn học, được giáo dục, bầu khí khu vực xã hội lành mạnh)…

Trái lại có những người sa đọa, phạm tội vì phải sống trong những điều kiện khó khăn, hoặc phải sống trong một hoàn cảnh tội lỗi, ngay từ khi sinh ra.

Một người say rượu vì chán đời, chán đời vì thất nghiệp, đói ăn, gia đình nheo nhóc, không còn hạnh phúc gia đình, cái thú sống, nên uống rượu rồi say và gây sự giết người. Giả sử người đó có việc làm, gia đình đủ ăn, hạnh phúc, có chán dời và trở thành sát nhân không? Vậy ai trách nhiệm thực sự tội sát nhân? Phạm nhân hay một hoàn cảnh xã hội?

Một người vợ góa, con đàn đống, không còn cách nào khác để sịnh nhai, phải đi làm gái điếm. Người đàn bà đó đã bị thúc đẩy đến chân tường, bế tắc và chỉ có một lối thoát đi làm điếm, không có tự do lựa chọn. Nhưng một khi đã không được tự do lựa chọn sống đời sống luân lý, một khi đã bị kết án sống trong một hoàn cảnh tội lỗi, làm sao không phạm tội, sa đọa?

Xã hội lên tiếng tố cáo, kết án những người bị bắt buộc phải sống trong một hoàn cảnh tội lỗi một cách vô tình, với thái độ an tâm như thể xã hội đã không trực tiếp hay gián tiếp gây ra hoàn cảnh tội lỗi, đã xô đẩy một số người vào hoàn cảnh đó. Cho nên, chính xã hội mới là thủ phạm, nguyên nhân gây ra tội ác, sa đọa. Những kẻ phạm tội, sát nhân, trộm cướp, du đãng, đĩ điếm, vì một hoàn cảnh sống lầm than là hình ảnh phản chiếu lầm than của hoàn cảnh sống đó. Vậy những người đại diện cho xã hội (nhà báo, quan tòa) kết án và xử phạm nhân không thể có thái độ an tâm được, vì phạm nhân trước mặt họ chỉ là nạn nhân đó phải lên tố giác buộc tội xã hội, vì tất cả chúng ta đều là sát nhân, tất cả xã hội đồng lõa liên đới trách nhiệm với tội ác, vì đã gây ra hoàn cảnh tội lỗi, vì đã không làm gì để xóa bỏ hoàn cảnh tội lỗi đó.

Sự giả hình của xã hội, nhất là của đàn ông, vô liêm sỉ một cách rõ rệt hơn cả trước vấn đề mãi dâm.

Nguyên nhân chính của nạn mãi dâm là sự thất nghiệp, những khó khăn sinh kế, hoặc tình cảnh chiến tranh có quân đội ngoại quốc chiếm đóng.

Nhưng giả sử tình cảnh thất nghiệp đó có thể giải quyết được thì nạn mãi dâm cũng có thể tồn tại, không gải như một tệ nạn trầm trọng và một cách công kha nhưng một cách lẻ tẻ lén lút vì nguyên nhân sinh lý mà thôi. Nhu cầu sinh lý thường vượt khỏi những thỏa mãn trong khuôn khổ hôn nhân, ở nơi những người có gia đình, còn ở nơi những người còn độc thân mà không giữ được, nhu cầu sinh lý đòi được thỏa mãn. “Đi chơi” là một giải pháp phải giải quyết nhu cầu chưa được thỏa mãn của người độc thân, hoặc nhu cầu đòi hỏi thêm của người có gia đình.

Người đàn bà điếm đảm nhận việc giải quyết trên. Nếu không có họ, những người đàn bà tử tế sẽ bị bắt coc, hiếp dâm ở trong nhà, ngoài phố. Hoặc cả trẻ con cũng có thể bị nữa, rồi dĩ nhiên sẽ có án mạng vì những hàng động bạn dâm điên khùng.

Nếu những người gái điếm có vai trò: giải tỏa cái quá đầy, cái thừa của dục tính là một mối đe dọa cho xã hội, tại sao không coi việc làm của họ là một nghề nnhw những nghề khác (Ý kiến của một người đàn bà về mãi dâm. Báo Aux Ecoutes số ra ngày 24-11-1966) nhất là tại sao khinh bỉ họ, kết án họ vì do người đàn ông, khi chính vì người đàn ông muốn, cần, mà có đĩ điếm?

Thái độ bàn tay sạch

Đời bẩn, làm chính trị để bẩn, nên không dây vào việc gì, không làm chính trị để có bàn tay sạch lương tâm trong sạch, không làm hại ai, không làm điều bất nhân, bất công. Có bàn tay sạch như thế thì quý báu gì, vì có làm gì đâu mà tay bẩn. Nếu còn lên mặt chửi người khác là bẩn tay với thái độ an tâm như thể hãnh diện vì mình là người trong sạch, thì đó là một thái độ tự lừa dối không thể chịu được. Người có bàn tay sạch vì đã không dám làm gì, nhân danh cái gì mà hãnh diện với người khác, mà phê phán người khác?

Có bàn tay sạch để làm gì và có ích gì cho xã hội nhơ nhớp, chính trị bẩn thỉu? Phải chẳng chỉ để tạo cho con người có bàn tay sạch một ảo tửng đạo đức, một thái độ an tâm? Một giáo sư chấm thi có thể tưởng mình được yên tâm khi đã chấm công bằng, ai đáng đỗ cho đỗ, ai đáng trượt cho trượt, không thiên vị, nể nang. Những sự công bằng trên có nghĩa lý gì và có ích lợi gì cho xã hội khi đứng trước một tình trạng thi trượt quá nhiều bắt nguồn từ tính cách không hợp lý của chính tổ chức học vụ, chế độ thi cử trừ tác dụng gây thái độ an tâm và ảo tưởng cho cá nhân giáo sư coi mình là người công bằng.

Trong một chế độ hối lộ, thối nát quá chừng, sự liêm khiết của một cá nhân công chức có ích lợi gì cho xã hội, nếu người đó không làm gì thiết thực để xóa bỏ hoặc giảm bớt tình trạng thối nát, và chỉ bằng lòng thái độ thụ động, tiêu cực, không ăn hối lộ, không thối nát để được an tâm và hãnh diện vì có bàn thay sạch. Ảo tưởng liêm khiết, nếu còn lên mặt tố cáo người khác, thì đó là giả đạo đức vô liêm sỉ. Bao lâu chính mình không dấn thân vào để làm việc tốt và chấm dứt cái xấu, tất cả những phẫn nộ đượm vẻ quảng đại, cao cả những lời tố cáo sặc mùi luân lý không thay đổi được gì hết và do đó chỉ bày tỏ sự hèn nhát, sự bất lực của chính những người đứng ngoài tố cáo với bàn tay sạch.

Họ có quyền gì mà tố người khác bẩn tay? Nếu họ không muốn thấy chính trị thối nát vì những người xôi thịt, làm bậy, tại sao họ không ra làm chính trị liêm khiết vì dân vì nước. Do đó, tại vì những người vì dân vì nước không có mặt ở đó, nên những chính khách xôi thịt mới có thể có mặt để làm bậy. Tại sao đòi những người xôi thịt không làm bậy khi họ đã là xôi thịt, và tại sao để cho họ ra làm chính trị xôi thịt? Tôi, người có bàn tay sạch, nghĩ rằng: “Trong hoàn cảnh chính trị hiện nay, tôi không muốn ở địa vị ông D, ông K”. Và đó có nghĩa là: Nếu tôi muốn có thể phê bình ông D, ông K, đã hẳn tôi phải không ở địa phương ông D., ông K. mà tôi chỉ trích, và họ sẽ nói: Nếu ông ở địa vị tôi, chưa chắc ông đã làm hơn tôi, thế nào cũng phải có người chịu ra nắm giữ địa vị đó, đảm nhận vai trò đó. Ông là người tài giỏi liêm khiết, tại sao ông không chịu ra đảm nhiệm? Hoặc nếu không ra đảm nhiệm, ông làm gì để cho tôi, hay bất cứ ai ở địa vị, ông làm gì để cho tôi, hay bất cứ ai ở địa vị đó, khỏi biến thành nhơ nhớp?

Do đó, tôi chỉ có thể phê bình nếu phê bình nhằm thay đổi thật sự những hoàn cảnh đã đẻ ra ông D., ông K. và tạo ra điều kiện để cho một chính phủ của ông D, ông K không thể có được.

Vậy nếu tôi đã không làm gì, và do đó đã để lại cho có chính phủ của ông D, ông K mà tôi chỉ trích là độc tài, cao bồi, thì tôi phải liên đới trách nhiệm những thối nát bê bối của những chế độ đó vì một dân tộc có chính phủ mà họ đáng có.

Thái độ bàn tay sạch thường thấy ở lớp người ăn học, giới trí thức. Thật ra còn một nguyên nhân khác, có vẻ chính đáng đưa người tri thức đến sự lựa chọn thái độ có bàn tay sạch. Ở đây không phải người trí thức không muốn hoạt động, dấn thân. Họ rất tha thiết với cách mạng, với chính trị lý tưởng, sẵn sàng hy sinh, hoạt động nhưng ngại dùng những phương tiện bẩn thỉu để đạt tới một lý tưởng cao cả. Vấn đề khó khăn đặt ra là vấn đề phương tiện và cứu cánh. Người trí thức ghét những phương tiện mờ ám, bất nhân và cho rằng không thể dùng những phương tiện đó để đạt tới mục tiêu hành động, do đó họ lưỡng lự mãi và rốt cục bị tê liệt, không còn dám hành động nữa.

Tuy nhiên, thái độ lý tưởng tuyệt đối đó đôi khi lại đưa đến những chủ trương trái ngược trong thực tế mà những người sợ những phương tiện bẩn thỉu trên nguyên tắc có thể mắc phải.

Chính những người rêu rao nhiều nhất không được dùng những phương tiện xấu để đạt đến một mục đích tốt, vì mục đích “không biện hộ mọi phương tiện” lại trân tráo dùng mọi phương tiện, kể cả hương tiện xấu trong thực tế hành động. Người ta thấy xảy ra luôn trường hợp những bậc tu hành rất đạo đức, có ý thức rõ rệt về luân lý cứu cánh không biện hộ cho mọi phương tiện, nhưng trong thực tế, chấp nhận mọi biện pháp, miễn là được việc thì thôi. Muốn có tiền để làm việc xã hội, từ thiện, họ dễ dàng xin tiền, nhận tiền của những người giàu mà họ biết rõ đã làm giàu một cách phi pháp, bất nhân miễn là họ cho và cho nhiều. Một nhà giàu vì bóc lột, trộm cướp đôi khi còn dựa vào thế lực của các vị tu hành để làm giàu bất hợp pháp, nhưng khôn khéo dâng cũng cho nhà chung, nhà chùa một ít tiền, để cây nhà thờ, cất chùa. Những bậ tu hành không ngần ngại nhận những số tiền đó để thực hiện mục đích tốt. Họ đã hành động chẳng khác gì những người mà họ thường kết án trong lúc giảng thuyết (Cộng sản) là dùng mọi phương tiện để đạt tới mục đích tốt.

Nhưng làm như thế, phải chăng họ đồng lõa, xúi giục, biện hộ cho sự hối lộ, ăn cắp, bóc lột. Thường thường họ cũng rất nghiêm khắc về vấn đề luân lý (công bằng) và nhất là về vấn đề dục tính. Tuy nhiên đối với người giàu có một cách bất công, tham tiền và hà tiện, nhưng lại biết quảng đại với nhà chùa, nhà chúa họ dễ dàng “cảm thông” cắt nghĩa lành cho những bọn đó, dù bọn đó ngoại tình, công khai có hai ba vợ…

Những người tu hành cũng thường vì Chúa, vì Đức Phật mà không ngần ngại thi hành những mánh khóe gian lận, những thủ đoạn tàn bạo (nói dối, lường gạt, chuyển ngân phi pháp), trốn thuế đoan, buôn lậu, chợ đen, buôn việc đạo của thánh (tổ chức hành hương Fatima), bất cứ phương tiện gì cũng được miễn là được việc cho giáo hội và do đó họ được an tâm, vì tưởng rằng mình không làm cho mình.

Thực ra những người tu hành trên đáng trách hơn cả Cộng sản, vì dù sao người Cộng sản cũng thẳng thắn hơn, khi họ chủ trương tất cả mọi phương tiện không phải đều tốt, nhưng tất cả mọi phương tiện đều tốt nếu hiệu nghiệm, do đó họ không tự lừa dối mình và lừa dối người khác khi nói một đàng làm một nẻo.

Vấn đề phương tiện và cứu cánh sở dĩ mâu thuẫn, bế tắc là vì đã được đặt trên bình diện lý thuyết trừu tượng, đòi hỏi tuyệt đối. Người ta muốn cái thật trong sạch và muốn phương tiện hoàn toàn trong sạch. Nhưng trong thực tế, không có lý tưởng nào tuyệt đối, cũng không có phương tiện nào thuần túy trong sạch. Hơn nữa, luôn luôn phải hoạt động trong một hoàn cảnh hàm hồ, tốt xấu lẫn lộn, ít nhiều bạo động, khả năng gây ngộ nhận. Do đó, nếu từ chối không dám dùng phương tiện ít nhiều bạo động thì không thể làm gì được và đành bó tay, bất lực, vì chúng ta chỉ có những phương tiện ít nhiều trong sạch, và không bao giờ có những phương tiện hoàn toàn trong sạch. Nhưng từ chối không làm gì vì không có phương tiện tuyệt đối không bạo động thì cũng chẳng khác gì chấp nhận tình trạng bạo động, và không muốn chống lại tình trạng bạo động.

Trong vở kịch “Bàn tay bẩn” (Les mains sales), Santre đã trình bày mâu thuẫn giữa một người tri thức (Hugo) gia nhập đảng Cộng sản với một người Cán bộ (Hoederer) xuất thân từ bình dân lao động, mâu thuẫn giữa một người dùng những phương tiện xấu (nói dối, bạo động, thỏa hiệp) để thực hiện lý tưởng cách mạng và một người thực tế chủ trương dùng mọi phương tiện, miễn là hiệu nghiệm, đạt tới lý tưởng cách mạng.

Hoederer phê phán thái độ bàn tay sạch, tiêu cực và vô ích của Hugo: “Anh tha thiết bám víu vào sự trong sạch của anh lắm hở? Được rồi, hãy cứ giữ cho sạch. Nhưng có ích lợi gì cho ai và tại sao anh đến với chúng tôi. Sự trong sạch đó là một lý tưởng của bọn thày tu. Còn các anh bọn tri thức, bọn trưởng giả phá rối, các anh mượn cớ trong sạch để khỏi phải làm gì bất động, khép cánh tay vào mình, mang găng tay. Còn tôi, tôi bẩn tay. Đến tận khủy tay. Tôi đã nhúng tay vào cứt đái máu me. Rồi gì nữa. Anh tưởng người ta có thể cai trị một cách ngây thơ ông cụ sao?

Sau đây là một đoạn tranh luận giữa hai người về chiến thuật tranh đấu. Theo Hoederer, khi Đảng còn yếu, không thể đối lập, mà phải thỏa hiệp với các Đảng khác chủ trương đoàn kết Quốc gia nắm chính quyền, và chỉ đối lập trong chính quyền chờ cơ hội cướp chính quyền sau này. Trái lại đối với Hugo, một tổ chức cách mạng chỉ có thể cướp chính quyền bằng bạo động không thể thỏa hiệp với kẻ thù và do đó phải lừa dối đảng viên và chính sách thỏa hiệp. Đó là một phương tiện xấu không thể chấp nhận được.

Hugo: “Đồng chí có vẻ nắm được chân lý vững chãi lắm. Nhưng không thể chấp nhận Đồng chí nói dối các đồng chí khác”.

Hoederer: “Tại sao? Chúng ta đang chiến trang và không phải là một thói quen thông báo cho người lính từng giờ những chi tiết cuộc hành quân”.

Hugo: “Hoederer… tôi hiểu rõ ràng hơn đồng chí thế nào là nói dối, ở nhà cha tôi, mọi người đều nói dối, ở nhà cha tôi, mọi người đều nói dối. Tôi chỉ thở được từ khi vào đảng. Lần đầu tiên, tôi thấy những con người không đánh lừa những con người khác. Mỗi người đều có thể tin cậy ở tất cả và tất cả ở mỗi người, người chiến sĩ cấp dưới nhất cũng có cảm tưởng những chỉ thị của lãnh đạo bày tỏ ý muốn xâu xa của mình, và nếu có một cú đau xẩy ra, người ta biết tại sao người ta vui lòng chết. Đồng chí không nên…”

Hoederer: “Nhưng đồng chí nói về gì đây?”

Hugo: “Về đảng ta”

Hoederer: “Về đảng ta sao? Nhưng ở trong đảng vẫn thường nói dối chút. Cũng như ở khắp nơi khác. Còn đồng chí, Hugo, đồng chí có chắc đồng chí không bao giờ tự dối mình không, không bao giờ nói dối không?”

Hugo: “Tôi không bao giờ nói dối các đồng chí. Tranh đấu giải phóng con người để làm gì, nếu khinh con người tới mức có thể nhồi sọ họ.”
Hoederer: “Tôi sẽ nói dối khi cần thiết và tôi chẳng khinh bỉ ai. Nói dối, không phải tôi tạo ra. Nó phát sinh từ một xã hội phân chia thành giai cấp và mỗi người trong chúng ta đều thừa hưởng nó khi sinh ra. Không phải từ chối nói dối mà xóa bỏ được sự nói dối, mà dùng mọi phương tiện để xóa bỏ giai cấp”.

Hugo: “Tất cả mọi phương tiện không phải đều tốt”.

Hoederer: “Mọi phương tiện đều tốt khi chúng hiệu nghiệm”.

Thái độ sáng suốt thận trọng

Người trí thức, người đàn anh từng trải thường coi mình là sáng suốt vì biết suy nghĩ, nhận xét, phân tách tinh tế, hoặc coi mình là không ngoan thận trọng vì họ biết đắn đo, dè dặt sau nhiều kinh nghiệm thất bại của tuổi trẻ bồng bột, nhẹ dạ, hăng say, liều lĩnh, mù quang. Nhưng đôi khi sự sáng suốt chỉ có nghĩa là bất lực và thận trọng là hèn nhát.

Trước một vấn đề cần được giải quyết, mà chỉ cần sáng suốt thấy rõ vấn đề, nhưng thật sự không giải quyết được, thì sáng suốt có ích gì?

Hoặc cứ nhân danh sự sáng suốt để khỏi phải dấn thân, hành động. Tình thế bao giờ cũng phức tạp, không thể biết chắc chắn mình nắm được tình thế, càng không thể chắc chắn mình sẽ tránh được mọi thất bại, tuy vẫn phải tin mình sẽ thành công để hành động. Người hành động lao mình vào cuộc phải tự nhận những may mắn cũng như rủi ro ngoài ý muốn dù đã suy nghĩ, đắn đo thật kỹ càng.

Nếu vì sáng suốt, cứ phải đắn đo, suy nghĩ cân nhắc hơn thiệt mãi, thì rốt cục thế nào cũng hoài nghi, và không dám lựa chọn, quyết định hành động nữa. Do đó, sự sáng suốt không phải để soi sáng hành động, chỉ đạo hành động mà chỉ để khỏi phải hành động.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Huyền thoại và triết học

    12/01/2009Nguyễn Văn TrungChưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.
  • Văn hóa, triết lý và triết học

    11/12/2008Lương Việt HảiBài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc...
  • Nhập môn lịch sử triết học

    04/12/2008V.V.XocolopTriết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học.
  • Triết học trong “thế giới phẳng”

    23/07/2007Hồ Sĩ QuýTác giảđã đưa ra những suy tư của mình về diện mạo của triết học trongkỷ nguyêntoàn cầu này.Đó là: Tại sao triếthọc, trong khi vẫncó đầyđủ uy tín của mình trên diễn đànquốc tế, lại kémđi vàocuộc sống đến thế. Một khi các nhà triết học không biết cách ngăn chặn cái ác, cái xấu thì khiđó, tiếngnói nhânđạo, những định hướng giá trị sángsuốt sẽ ra sao. Liệu triết học trongkỷ nguyên toàn cầucó đủ khôn khéo để nhắc nhởloài người tôn trọng những giá trị quýbáu của những bài họcđã từng phải trả giá cho quá khứ...
  • Triết học và văn hóa

    15/05/2007GS. Trần Quân TuyểnNghiên cứu vấn đề "Triết học và văn hoá" còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách ở TrungQuốc. Khoảng 2 thập kỷ lại đây, trong giới nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện khuynh hướng phủ nhận phong trào văn hoá "NgũTứ".
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

    27/10/2006Vũ Gia HiềnĐể tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì?
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • “Mềm hóa” triết học

    13/07/2006N.LCông ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam cùng Nxb Văn học vừa cho ra mắt bộ sách Danh tác triết học,gồm một số tác phẩm của Nietzsche, Schopenhaue... nhưng thay vì những tuyển tập dày cộp, lại là những cuốn mỏng, bìa mềm, dễ đọc, dễ biểu vớivăn phong lưu loát, chỉn chu. Thể thao & Văn hóatrao đổi với ông Nguyễn Nhật Anh (Giám đốc Công ty)...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết học học đường

    07/02/2006Đỗ Anh ThơĐề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • xem toàn bộ