Đâu là điểm dừng?

06:56 SA @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười Hai, 2010
Năm 2010 sắp qua. Khoan hãy nói tới những vụ “gây nhức đầu” kiểu Vinashin, bàn cãi nảy lửa quanh những vụ trọng đại khác như bôxit, cho thuê rừng hay đường sắt cao tốc, những vấn đề xã hội như tham nhũng, ách tắc giao thông hay biến đổi khí hậu.

Những vụ việc ấy quả là trọng đại, gây bàn cãi, tranh luận... nhưng dù sao người ta cũng còn nhìn thấy điểm cuối khi cơ quan quyền lực cao nhất quyết định có hay không.

Nhưng có những vấn đề tuy có vẻ nhỏ nhặt của đời sống hằng ngày lại gây ra cơn nhức đầu, bức bối dai dẳng cho toàn cộng đồng, không trừ một ai như đạo đức xã hội, giáo dục, y tế xuống cấp... Trong trăm mối tơ vò ấy, mỗi người dân không khỏi lo âu về một hiện tượng xảy ra âm thầm nhiều năm qua, được đưa ra ánh sáng ngày một nhặt hơn trong năm nay và hình như chưa thấy điểm dừng trong những năm tới.

“Chiếc xe đầy xăng mà không chạy được”

Đó là vấn đề bạo lực bỗng dưng bột phát mấy năm lại đây ngay tại những nơi tưởng như an lành nhất là gia đình và nhà trường. Nếu trước đây, thầy giáo cốc đầu một học sinh đã có thể gây ra phản ứng bất bình, nay có vẻ như đó chỉ là chuyện nhỏ. Thật khó tưởng tượng nổi một ông hiệu trưởng lại có thể là kẻ mua dâm, một ông thầy khác hành hạ học trò bằng hình phạt “thụt dầu” đến ngất xỉu và bạo lực trong học sinh “nâng cấp” thành những “học sinh chém gục thầy giáo tại trường” mà nhiều lần đưa ra tận cửa tòa và đầy trên mặt báo.

Ngay trong gia đình - cái nôi ấm cúng - cũng không còn bình yên như trước, những chuyện bạo hành, cư xử tệ bạc, thậm chí bất nhân giữa những người trong gia đình với nhau cũng không còn là chuyện hiếm.

Thống kê những tội ác kiểu đó trong nhà trường và gia đình không khó nhờ báo chí hay đơn giản hơn là nhờ Google. Tìm được nguyên nhân khó hơn. Trước đây ai cũng biết và nghĩ tất cả điều đáng buồn ấy xảy ra là do đói nghèo, thất học và trẻ con “mất dạy” từ trứng nước trong gia đình. Nhưng hiện nay người giàu cũng khóc, không ít gia đình giàu có xảy ra bại hoại đạo đức, không ít trí thức phạm trọng tội và cạn tàu ráo máng khi đối xử với cha mẹ, con cái.

Vì sao vậy? Phải chăng vì đạo hiếu truyền thống đang lâm nguy, vì chúng ta đang bấn loạn kỷ cương xã hội và gia đình, vì nền giáo dục tuy thường xuyên nâng cao khẩu hiệu “tiên học lễ”, nhưng có vẻ như chiếc xe đã đầy xăng mà không chạy được. Hình như không phải chỉ trong gia đình mà ngay trong nhà trường, những người có trách nhiệm chủ chốt cũng như các bậc cha mẹ đang loay hoay tự hỏi: dạy con trẻ như thế nào để chúng thành người tử tế đây?

Cơ quan quyền lực cao nhất có thể chặn con tàu cao tốc chưa thích hợp bằng một cuộc bỏ phiếu. Nhưng thật khó khăn khi ngăn xu hướng đi xuống của đạo đức xã hội. Đây là lĩnh vực khó gò vào dây cột của luật pháp. Cũng không phải một chuyến xe sắp rơi xuống vực mà có thể khựng lại khi nhấn phanh.

Đã có ba bộ dấn thân vào ngăn chặn bạo lực học đường. Không thiếu những cơ quan, hội đoàn chăm lo, bảo vệ trẻ em, trong đó có học sinh. Không thiếu những đợt “cấm phòng”, chỉnh huấn để rèn giũa, điều chỉnh đạo đức của người thầy giáo. Không thiếu những biện pháp chống bạo hành. Đó là những việc cần làm và đã được làm tích cực. Nhưng có vẻ như “mèo lại hoàn mèo” giống chuyện đuổi đi đuổi lại người lấn chiếm vỉa hè vậy.

Chặn điều xấu từ nơi chúng sinh ra

Khó khăn, nhưng không phải xã hội chúng ta đã chào thua, hoàn toàn bất lực trước một vấn nạn như thế. Những điều gây chứng nhức đầu và thật sự đáng lo ngại của bạo lực gia đình và học đường không từ trên trời rơi xuống. Nó xuất phát từ những hành vi xã hội của chính bản thân chúng ta. Nó bắt nguồn từ đâu thì cần chặn lại tại nơi đó.

Nếu nạn tham nhũng, tệ giả dối, nói mà không làm, người trên không gương mẫu cho kẻ dưới, nhân viên công quyền không thượng tôn pháp luật để làm gương, xã hội thiếu cái mới để sản sinh cảm hứng và sinh khí thì chắc sẽ có ngày không còn gì quý giá trên đời này kể cả danh dự, lương tâm và sự xấu hổ. Nếu bố mẹ vì tiếc của mà lấy gáo dừa làm bát đưa cơm cho ông bà thì thằng cháu sẽ dùng chính cái bát ấy nuôi người đẻ ra chúng. Cái “nhân” ấy đã trở thành cái “quả” này.

Nhưng làm thế nào để không còn hay chí ít hạn chế đáng kể tham nhũng, để mọi người, trước hết là nhân tố lãnh đạo xã hội không lời nói đi một đàng, việc làm đi một nẻo, người trên trở thành tấm gương cho kẻ dưới, người có học, người thầy, người sáng dẫn dắt người mù chứ không phải ngược lại, nghĩa là chặn những chuyện nhức đầu từ căn nguyên?

Hẳn không phải một kế hoạch “nhân trị, đức trị” dù rất tỉ mỉ chu đáo có thể dứt được những điều đáng buồn ấy.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Chiếc bè của chiến thuyền Méduse

    08/04/2020Phạm Việt HưngVụ đắm con tầu Méduse cách đây gần 2 thế kỷ là một sự kiện vô cùng thương tâm, bi thảm, khủng khiếp và rùng rợn, hoàn toàn do tội của con người gây ra. Tội lỗi ấy có thể đã được che đậy vĩnh viễn trong bóng tối nếu nó không bị phơi bầy ra giữa thanh thiên bạch nhật bởi tác phẩm hội hoạ “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”...
  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • “Con thú tật nguyền”

    15/08/2019Nguyễn Hữu VinhCó ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì?" Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì?
  • "Nữ sinh đánh bạn, tung clip": Khủng hoảng giá trị sống?

    30/08/2018Thông Chi"Trước mắt, chúng ta nên chấp nhận sống chung với nó như sống chung với bao điều rối ren, phi lý trong cuộc sống thường ngày", TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, trao đổi với Bee.net.vn...
  • Tính chừng mực

    23/04/2018Nguyễn Văn BìnhThời này là thời của những dấu ấn riêng, sống phải có cá tính, có phong cách và thẩm mỹ nhất định phải có “gu”. Nếu bạn sống không có dấu ấn riêng thì khó lòng thu hút được sự quan tâm của người khác. Mà nôm na thì dấu ấn riêng tức là phải khác người ta. Tất nhiên là cái gì cũng phải có chừng mực của nó...
  • Chuyện thằng ăn cắp

    15/03/2018Sưu tầmỞ một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Ngộ độc

    29/07/2016Đỗ ĐứcNói đến ngộ độc, người ta nghĩ ngay ăn phải cái gì độc hại gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nghĩ thế không sai, nhưng nghĩ thế thì đơn giản quá. Đâu chỉ có ăn mới ngộ độc. Sống ở trên đời có rất nhiều cái để người ta bị nhiễm độc dẫn đến ngộ độc làm mất mạng con người...
  • Một căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ

    16/01/2016“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó len lỏi gặm nhấm không ít tâm hồn những người trẻ.
  • Cần biết xấu hổ

    02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
  • Người sao Của vậy. Lối sống sao Đời sẽ vậy!

    05/11/2010Nguyễn Tất ThịnhBài này cũng một số bài khác tôi đã post lên thêm vào tính điển hình của Con Người Văn Hóa, Con Người Dân Tộc ( cho dù nhiều người không thấy mình trong đó, nhưng không hiếm gặp ), với mục đích phản tỉnh...

  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Đồ vật và đạo đức, luân lý

    12/08/2010Nguyễn Bỉnh QuânSự xuất hiện quá nhanh của các đồ vật mới kiến người ta phải rượt đuổi theo chúng. Các đồ vật trở thành “chủ thể” của sự giàu có và điều khiển người sở hữu! Mà đồ vật tự nó không biết tới đạo lý nên cũng vô tội khi đẩy các ông bà chủ của chúng tới chỗ vô đạo, vô luân, thành tội phạm hay vướng cảnh lao tù.
  • Người mù và người sáng

    22/07/2010Lê Dân Bạch ViệtLẽ nào phương pháp giáo dục “cổ điển” thầy nói trò nghe, thiếu thực tế, thiếu cơ hội thực tập, thiếu sự trao đổi, lắng nghe đã không chừa bất cứ ai, không có một ngoại lệ nào, kể cả những vấn đề rất đặc thù như sự di chuyển an toàn của người mù! Trong môi trường giáo dục, nếu không lấy học sinh làm trung tâm, không mang tính nhân bản ngay cả đối với học sinh mù, thì làm sao có thể giúp các em đủ bản lĩnh để ứng xử trong các tình huống cần thiết. Việc đổ lỗi cho học sinh khiếm thị hình như đơn giản, dễ làm hơn và không phải chịu trách nhiệm gì.
  • Phía sau mỗi con người ta

    25/06/2010Nguyễn Văn Bìnhsống là chuyển động và trong sự bươn chải ấy, chả tránh khỏi những sây xước do đồng loại gây ra. Vô tình làm tổn thương người khác có thể được bỏ qua, giống như kẻ không biết mà phạm thánh thì được tha. Cố tình làm nhục nhau lại là chuyện đáng nói...
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Nói rất khó, làm càng khó

    06/06/2010Trực ngônNói rất khó. Nhất là nói hay và nói đúng. Nhiều người viết rất hay. Nhưng nói thì không hay. Ấp a ấp úng. Nói đúng là đúng vấn đề. Đúng nơi, đúng chỗ. Không kể những người nói văng mạng...
  • xem toàn bộ