Tính chừng mực

07:37 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Tư, 2018

Thời này là thời của những dấu ấn riêng, sống phải có cá tính, có phong cách và thẩm mỹ nhất định phải có “gu”. Nếu bạn sống không có dấu ấn riêng thì khó lòng thu hút được sự quan tâm của người khác. Mà nôm na thì dấu ấn riêng tức là phải khác người ta.

Tất nhiên là cái gì cũng phải có chừng mực của nó, đừng có khác quá, đừng có đẹp quá, đừng có nổi bật quá. Bạn dừng ở chừng mực tức là bạn đã có dấu ấn riêng.

Thoạt nghe ra thì điều này có vẻ phi lý, mâu thuẫn nhưng ngẫm kỹ thì nó chẳng phi lý hay mâu thuẫn chút nào. Chừng mực mà có nghĩa rằng chừng mực mà có nghĩa rằng chừng mực để cho vẻ đẹp đạt đến độ cao nhất của nó. Không có chừng mực thì vẻ đẹp chẳng bao giờ xuất hiện, Có chị em phô ra vẻ đẹp của cái cổ cao ba ngấn, thế là đẹp rồi, nhưng nếu cổ áo lại cứ đào sâu xuống nữa thì lại thành đi quá chừng mực và vẻ đẹp gợi cảm biến mất thay vào đó là sự khiêu khích dẫn tới những ý nghĩ không lành mạnh cho người khác giới. Ngay cả cách ăn nói đùa vui cũng vậy, có chừng mực thì bao giờ cũng hơn. Bạn kể một câu chuyện tiếu lâm hơi tục một chút thì mọi người, cả nam lẫn nữ đều có thể cười, nếu câu chuyện tiếu lâm ấy lại tục quá thì người ta sẽ không cười nữa hoặc có cười thì chỉ nam hoặc nữ cười thôi chứ không thể cả hai giới cùng cười và như vậy là bạn bị thất bại. Vì sao ấy à? Vì rằng khi ta kể tiếu lâm mà có nhữngngười không cười thì chắc chắn những người không cười ấy sẽ chê bạn tục quá, vô duyên quá hay gì gì quá. Cái chừng mực nó thế, nó cho bạn tới đỉnh cao bạn muốn. Còn khi bạn không chừng mực được thì có nghĩa bạn đã bước vào lãnh địa của bản năng rồi.


Nhưng đừng tưởng biết chừng mực là dễ đâu, đừng tưởng ai cũng chừng mực được đâu. Để có dược sự chừng mực bạn cũng cần phải rèn luyện, nghĩa là phải thiết kế cho mình một cái phanh trong đầu, cái phanh ấy chính là vốn văn hóa. Văn hóa càng cao, càng dầy thì cái phanh của bạn càng ăn, càng chính xác, càng an toàn. Khi có cảm giác hơi quá đà là bạn phải dừng ngay lại, và dừng bất cứ lúc nào có thể dừng. Nhiều bạn cũng có phanh, cũng tỉnh táo biết mình quá đà nhưng vì có tính buông xuôi lại chắt lưỡi nghĩ đã quá rồi thì cho quá luôn cả thể, thế là sẽ dẫn tới những kết quả chẳng hay ho gì. Nếu như trong khi cười, bạn phát hiện ra mình cười to quá, hết cỡ quá thì bạn có thể phanh bớt lại mà chẳng làm mất đi tính tự nhiên của nụ cười, hơn thế bạn sẽ có một nụ cười đẹp với sự chừng mực, bí ẩn, quyến rũ. Hoặc khi bạn đã trót may một chiếc váy quá ngắn, mặc đi chơi và bạn bè nhìn bạn với vẻ gượng gạo thì bạn đừng tiếc gì cái váy ấy, hãy tạm cất nó đi vài ba ngày để suy nghĩ xem nó có quả thực là ngắn quá không, sau đó mới quyết định mặc lại hoặc cất nó vĩnh viễn.

Khi ta biết chừng mực thì ta luôn luôn trở thành đẹp và được kính trọng. Con người sống ở đời chẳng ai thoát khỏi ái, ố, hỉ, nộ, sân, si. Nhưng nếu biết dùng cái phanh chừng mực thì những điều ấy thực ra cũng sẽ trở thành đáng yêu. Bạn yêu hết mình, nhưng hết mình ở mức cho phép chứ bạn lại vượt qua cái ngưỡng cho phép thì tình yêu biến thành tai họa và mật ngọt biến thành mật đắng ngay lập tức. Khi cáu giận cũng vậy, bạn có quyền cáu giận, nhưng hãy nhớ rằng dừng có cáu theo cách nắm tay lại thành vũ khí hoặc mở cửa cho những từ ngữ “chợ búa” bay ra thì cơn giận của bạn chấp nhận được. Một người có văn hóa, có tri thức mà để cơn cáu giận dẫn dắt tới chỗ bản năng thì hiển nhiên người ấy sẽ bị chuyển sang tầng lớp khác với phẩm hàm đạo đức khác. Ngay cả thiên tài, nếu không biết chừng mực, lúc nào cũng ở trạng thái và cách ứng xử thiên tài cả thì lại thành ra “thiên tai” mất.

Xét cho cùng thì ở đời này, duy trì được thường xuyên tính chừng mực là khó nhất nhưng cũng cần thiết nhất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu

    16/07/2014Thượng TùngKhông có nhà trường nào dạy học trò hư hỏng. Tuy nhiên, thực trạng này cũng có một phần trách nhiệm của nhà trường. Các môn học, trước hết là môn văn kích thích chưa hết phần nhạy cảm và tốt đẹp trong tâm hồn các em. Cũng như âm nhạc, hội hoạ,… văn học tác động rất mạnh vào phần hồn của học trò. Những em biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu...
  • Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp

    10/07/2009Văn NgọcCó một hiện tượng tưởng như chẳng có một ý nghĩa gì quan trọng lắm mà ta thường chứng kiến trong đời thường, và khiến cho ta phải ngạc nhiên, đó là hiện tượng một đứa bé mới chỉ ở tuổi vừa biết nói thôi, nhưng đã biết thích thú khi nhìn thấy một bông hoa, hay một vật thể có màu sắc, mà chắc hẳn người lớn đã bảo cho nó là “đẹp”. Đứa bé đã biết lồng cái cảm giác mà nó có được trước hiện tượng nó nhìn thấy với lời khen “đẹp” mà nó nghe được từ người lớn, cũng như khi nó ngắt được một bông hoa dại, nhặt được một hòn cuội, một vỏ sò, vỏ hến, hay khi nó được phép dùng bút chì màu để vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy.
  • Đẹp là gì?

    24/06/2009Phạm QuỳnhTa thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”.
  • Trí tưởng tượng mang đôi cánh ướt

    11/10/2008Đỗ Minh TuấnVăn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
  • Những "cô nàng ảo tưởng"

    25/04/2008Ca VỹVăn chương, nhất là văn chương mạng, tạo cho con người ta thật nhiều ảo tưởng. Sống đối diện với màn hình máy tính lâu ngày nhiều khi con người ta đánh mất nhu cầu được sống thật, thích bay theo những trò phù phiếm thông qua những phím gõ máy tính...
  • Sôi nổi, ồn ào và... thiếu đẹp

    31/12/2005Nguyễn TrầnNhìn lại năm 2005 về lực lượng sáng tác văn học trẻ, người ta chợt giật mình với những câu chuyện từ nó. Có sôi nổi, ồn ào không? Có! Nhưng, cái thiếu ở đây là những ứng xử đẹp giữa các người trẻ với nhau, giữa người không trẻ với người trẻ và vì thế, qua đi một năm 2005, người đọc chỉ còn thấy... nỗi buồn văn chương...
  • xem toàn bộ