Ngộ độc

08:13 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Bảy, 2016

Nói đến ngộ độc, người ta nghĩ ngay ăn phải cái gì độc hại gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nghĩ thế không sai, nhưng nghĩ thế thì đơn giản quá. Đâu chỉ có ăn mới ngộ độc. Sống ở trên đời có rất nhiều cái để người ta bị nhiễm độc dẫn đến ngộ độc làm mất mạng con người.

Rượu bia là sản phẩm thông minh của nhân loại. Nếu dùng đúng mức thì có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu dùng bừa bãi thì sẽ dẫn đến đủ thứ bệnh, mà trong đó gan là nơi đầu tiên bị tấn công. Rất nhiều người vong thân với đủ cách chết có nguồn gốc từ rượu bia.

Trong cuộc sống ai chẳng có ước vọng thành đạt. Do có ước vọng mà người ta cố gắng trau dồi kiến thức cho bản thân để vươn lên. Cho nên để ghi nhận năng lực làm việc thì bằng cấp là cái bằng cớ quan trọng. Khi biết thế, kẻ không có khả năng học hành mà lại có nhiều tham vọng đã biến thành dục vọng thì chúng sẽ tìm ra đủ mánh lới để chiếm đoạt lấy thứ mình không có bằng các thủ đoạn, kể cả thấp hèn, để đạt lấy mục đích như: mua bằng cấp để tiến thân, đi đường ngắn để kiếm lợi cho nhanh.

Ngộ độc về tham vọng là như thế... Thói nịnh hót, gian lận và dối trá từ đấy trở nên tràn lan. Ngộ độc ấy sớm muộn rồi cũng dẫn đến cái chết dù không giống cái chết vì rượu bia, mà là chết về nhân cách khi đang còn sống. Lâu nay hai từ cống hiến để vinh danh những người có hy sinh đóng góp cho đất nước, tưởng chỉ có ý nghĩa tích cực, nào ngờ sự lạm dụng hai từ đó cũng dẫn tới ngộ độc.
.


Làm cán bộ, làm quan chức, xét cho cùng đều là đi làm công ăn lương cả, xét cho cùng cũng giống bác nông dân, chị quét rác, đều là làm việc lấy lương, nông dân cày cấy để lấy thóc gạo, ông sửa xe đạp lấy tiền công... Thế nhưng, nhiều người khi làm việc cho Nhà nước đã lắm bổng lộc hơn hẳn những người làm công ăn lương bình thường, thế mà có khi lại còn lấy mấy chục năm công tác ra để ăn vạ xã hội, đòi nọ đòi kia. Tệ nhất là khi phạm tội có vị lại mặc cả với pháp luật rằng có mấy chục năm cống hiến, nhân thân tốt để hòng trốn tội. Vì ngộ độc là mình cống hiến, ngộ độc về quyền lực đẻ ra thói công thần, thu vén không biết bao nhiêu cho đủ, đòi hết ưu tiên này chiếu cố nọ, dù trong thời tại vị có thể cũng phạm bao nhiêu thiếu sót lỗi lầm.

Cho nên đưa ra nhiều danh hiệu khen thưởng có khi cũng dễ thành sự cổ vũ thêm cho sự ngộ nhận, sinh ra thói háo danh khá tai hại. Cải cách hành chính là cần nhận thức lại rất nhiều cái lạm dụng dẫn đến ngộ độc cho xã hội, tạo cho cái hư thêm tuổi thọ mà chẳng ích gì cho xã hội.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Văn hóa đối thoại

    12/03/2019Lê ĐạtVới đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Phong cách sống của người đời

    09/07/2017Nhà báo Trường GiangCon người phải biết nói những điều cần nói, nói đúng lúc, đúng chỗ những điều thích hợp, nói theo lẽ phải, hợp với đạo lý, lương tri con người, hợp với xu thế thời đại. Con người phải biết hành động đúng, giúp cho sự bảo vệ chân lý, phải biết hành động có hiệu quả công việc được phân công, nghề nghiệp mình đang theo đuổi để giúp cho sự phát triển của xã hội...
  • An hưởng cuộc đời

    09/07/2017Linh GiangNgày xưa, có vị Hoàng Đế nọ muốn ban trọng ân cho một người cận thần. Nhà vua phán: "Ngươi có công lao rất lớn với ta. Kể từ cổng thành trở đi, ngươi phóng ngựa đi tới nơi nào ngươi dừng lại thì khoảng đất đó ta sẽ ban cho ngươi"...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Khi ta so sánh chuyện đời...

    25/09/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)(SVVN) Ở đời, khi ta làm những phép toán so sánh, cuộc đời sẽ có những đáp án khác nhau, có thể dẫn đến việc thấy mình "thiếu thốn" và "ganh tỵ" với người khác. Theo PGS.TS Trần Nam Bình, giảng viên Khoa Luật, Trường Thuế vụ Australia (Đại học New South Wales) thì "thiếu thốn tương đối" và "ganh tỵ" cũng là hai biểu hiện, hai trạng thái của một nền kinh tế. Nếu đẩy hai trạng thái này đến cực điểm sẽ gây ra tình trạng chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng và vô số những bất ổn.
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • xem toàn bộ