Nói rất khó, làm càng khó

10:06 SA @ Chủ Nhật - 06 Tháng Sáu, 2010

Xem thêm:

Nói rất khó. Nhất là nói hay và nói đúng. Nhiều người viết rất hay. Nhưng nói thì không hay. Ấp a ấp úng.

Nói đúng là đúng vấn đề. Đúng nơi, đúng chỗ. Không kể những người nói văng mạng. Nói như biểu diễn với người nghe. Nói để khoe kiến thức, khoe sự hiểu biết. Mặc dù sự biểu diễn, khoe mẽ đó chẳng mang lại ích lợi gì. Thậm chí còn gây thiệt hại cho cộng đồng, cho đất nước.

Nói đúng, nói hay là khó như vậy. Làm càng khó. Làm thì phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Làm đụng chạm đủ bề. Chạm khó khăn. Chạm vướng mắc. Chứ không chỉ chạm... nọc như nói. Không kể những người nói vuốt đuôi. Nói "đạo lý" chung chung. Phải thế này. Nên thế kia. Nhưng chẳng đưa ra cách thức gì cụ thể.

Nói đi đôi với làm. Nếu nói mà không phải làm thì nói, cũng nên nói một cách xây dựng

Cho nên các cụ dạy: Nói đi đôi với làm. Nếu nói mà không phải làm thì nói, cũng nên nói một cách xây dựng. Nói để động viên, cổ vũ người làm. Góp ý, phê bình chân thành và thẳng thắn. Không nên nói lấy được. Người ta không giả lời, chưa chắc mình đã nói đúng, nói hay.

Lời ra khỏi miệng
(Nguyễn Văn Bình, Huyền thoại và dông dài)

Phát ngôn là quan trọng, vô cùng quan trọng. Bạn có thể làm tan nát cả thế giới chỉ vì những phát ngôn bừa bãi. Con người càng có học thì phát ngôn càng thận trọng vì họ hiểu sức mạnh của lời nói đến đâu.

Thiên hạ tổng kết rằng có văn hóa cao thì mức độ nhát cũng cao lên. Nhưng phải hiểu nhát ở trong ngoặc kép, nghĩa là kiềm chế, tế nhị và biết nhịn. Biết nhịn không có nghĩa là sợ mà bởi vì mấy thứ vớ vẩn, máy lời buột miệng được. Bạn không thể nghĩ sao nói vậy, càng không thể dùng những lời lẽ độc địa để diễn đạt điều bạn cần. Bởi như thế nghĩa là bạn vô cùng bản năng.

Con người ta sống là kiềm chế, càng văn minh tiến bộ càng kiềm chế. Tôi đánh cuộc rằng thế giới chỉ xảy ra hai cuộc đại chiến thứ nhất và thứ hai mà không xảy ra nhiều cuộc đại chiến thứ ba, thứ tư, thứ năm nguyên do vì các bậc nguyên thủ và các nhà ngoại giao biết kiềm chế trong phát ngôn. Những người có quyền trong tay mà phát ngôn bản năng thì dân tộc của họ “toi” luôn. Thế cho nên ta cứ học theo cách của các nhà ngoại giao và các nguyên thủ, học theo ở khía cạnh bình tĩnh, thận trọng trong phát ngôn, học cả ở thái độ kiềm chế của họ nữa. Nhưng nếu có kiềm chế mãi thì thành bệnh trong người. Chả sao. Các nhà tâm lý học đã từng khuyên những người có khúc mắc ở trong lòng mà không thể dốc ra được hãy đến chỗ vắng, đào một cái lỗ, trình bày tất tật ra rồi lấp lỗ lại, lòng sẽ thanh thản. Cái ý đó quả là hay. Vì có những điều bạn nói ra ngay lập tức họa sẽ kéo đến, không họa kéo đến thì bạn cũng bị hiểu lệch sang loại người khác hạ cấp hơn. Đôi khi chỉ vì không kiềm chế được một lời dẫn tới xảy ra va chạmđáng tiếc, mát đi một ông bạn, bị trù dập hoặc nặng hơn thì xảy ra án mạng. Lời không kiềm chế thì dễ trở thành buông tuồng, làm sây xước người khác, sây xước cả chính bản thân mình. Bạn có thể “đọc vị” một người nhưng khi nói ra điều ấy thì không nhất thiết phải đọc nó chính xác như bạn nghĩ, nhất là ở chỗ đông người, và nhất là cái vị ấy cần được tế nhị hóa. Ví dụ: Bạn thấy rõ tướng mạo của ai đó đa tình, chỗ đông người bạn không thể nói toạc móng heo điều ấy ra. Bạn có nói thì tế nhị hơn, rằng đó là người nhiều duyên nợ. Bạn nói vậy thì người được xem tướng số sẽ thầm cảm ơn bạn. Nếu bạn nói thẳng ra thì người ta bị sốc. Đại khái tùy theo từng trường hợp mà bạn lựa lời, phải hạ gam hoặc tăng gam lên. Đừng cho đó là giả dối, đó chính là sự tế nhị cần thiết. Lời ăn tiếng nói nó quan trọng hơn thế. Hãy giữ gìn nó, cầm cương nó khi phát ngôn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ

    15/09/2018Vương Trí NhànChỗ tôi đang sống là một cửa ngõ để ra vào Hà Nội, một thứ "đầu ô" hiện đại. Sáng sớm, cùng với tiếng gà gáy, tôi nghe râm ran tiếng người đi chợ trên đê. Mỗi người mỗi xe đạp, sau xe là cái giá gỗ buộc tạm, trên đặt cây cảnh. Đây là thứ hàng mà họ sẽ phải lang thang suốt ngày ở Hà Nội để bán bằng hết...
  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Phiếm luận văn hóa giao tiếp online…

    03/05/2017Trịnh Tuấn“Nếu bạn có một cái bánh mì, tôi có một cái bánh mì, ta đổi cho nhau, thì mỗi người vẫn chỉ có một cái. Nhưng nếu bạn có một luồng tư tưởng, tôi cũng có một luồng tư tưởng, ta đổi cho nhau thì mỗi người có đến hai luồng tư tưởng”...
  • Một số hội chứng tâm lí trong giao tiếp ứng xử

    28/02/2016Nguyễn Tất ThịnhDưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số hội chứng điển hình trong giao tiếp ứng xử có tác dụng dương tính hay âm tính đến sự thành công trong giao tiếp với các đối tác của bạn trong cuộc sống...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả

    24/09/2015Vương Trí NhànNgười nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi...
  • Hai cách giao tiếp khi học

    20/09/2014Nguyễn Ngọc BíchKhi một người thầy dạy dỗ học trò thì có ba quá trình diễn ra: (1) thầy giảng cho trò hiểu những kiến thức nào đó; (2) học sinh hiểu và biết áp dụng để sau này đỗ đạt và khấm khá; (3) khi thành đạt, trò sẽ nhớ ơn thầy và đền đáp bằng một cách nào đó. Đó là cách giao tiếp trong giáo dục và ta có thể diễn tả ba quá trình kia bằng một hình một tam giác...
  • Đàn ông và "tám", cafe, xe, đàn bà

    01/04/2009Phan AnĐàn ông có hay đi café không? Một phần đời của nhiều đàn ông trôi trong những quán café. Có nhiều đàn ông, trước khi lên giường phải café như một phần tất yếu của cuộc sống… lên giường rồi, lúc thức dậy lại café. Đàn ông chat với người đẹp, biết nick này đang ở cùng thành phố với mình thường buông lời: “Café nhá”...
  • Bàn về cách xử thế và phép lịch sự trong quan hệ giao tiếp của người Việt Nam hiện nay

    31/03/2007Lê ThiChúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân. Họ muốn sống một cách "tự nhiên", riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không?
  • Nghệ thuật giao tiếp

    22/08/2006Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực giao tiếp là điều hiển nhiên. Họ nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không có khiếu đó. Thực ra giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. Thực hành sẽ cải thiện nó...
  • Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm

    12/04/2006Nguyễn Vĩnh GiangNhững hiểu biết về kỹ năng phối hợp các cá nhân trong nhóm có rất nhiều, đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo được quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng khuyến khích người khác nỗ lực làm việc, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác...
  • 5 Kỹ năng giao tiếp thiết yếu đối với các chủ doanh nghiệp

    28/03/2006Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Bản chất quá trình giao tiếp

    07/07/2005Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá trình này. Điều này tạo nên những rối loạn không cần thiết và giảm hiệu quả. Thực tế thì một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người gửi và người nhận điều lĩnh hội nó theo cùng một cách.
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp

    28/01/2004Một nghiên cứu mới được tiến hành ở Mỹ đối với 20.000 người phỏng vấn cho thấy: lý do số 1 làm cho người ta rời bỏ công việc chính là "cách đối xử không tốt của ông chủ". Nói cách khác, đó là vì họ đã gặp phải những ông chủ tồi...
  • Giao tiếp - phẩm chất của người kinh doanh

    11/11/2003Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này.
  • xem toàn bộ