"Nữ sinh đánh bạn, tung clip": Khủng hoảng giá trị sống?

01:50 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Tám, 2018

Xem thêm:


"Trước mắt, chúng ta nên chấp nhận sống chung với nó như sống chung với bao điều rối ren, phi lý trong cuộc sống thường ngày", TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, trao đổi với Bee.net.vn.

- Ông nhận xét thế nào những clip nữ sinh đánh nhau tung lên mạng trong thời gian gần đây?

Nữ sinh đánh nhau xưa nay hiếm hơn nam sinh đánh nhau nhưng nó vẫn là chuyện biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn.

Tuy nhiên phải nhìn nhận thực tế rằng xu hướng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng. Và ngành Giáo dục đã phải làm hẳn một khảo sát toàn quốc về xu hướng bạo lực học đường và Game online để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này.

- Tuy vậy trong thời gian ngắn, mật độ clip phản cảm của nữ sinh được đưa lên mạng ngày một nhiều hơn?


Những clip của những nữ sinh này cho thấy một vài cá nhân, nhất lànhững người trẻ đang phản ứng lại với những giá trị của xã hội.

Những clip của những nữ sinh này cho thấy một vài cá nhân, nhất là những người trẻ đang phản ứng lại với những giá trị của xã hội.

Học sinh đánh nhau là chuyện muôn đời xưa cũ, nhưng nhờ sự can thiệp của công nghệ nó được phổ biến rộng rãi hơn. Đa số các nữ sinh tự quay clip này là ở các thành phố lớn, nơi mà điều kiện khoa học công nghệ phát triển hơn các vùng miền khác.

Đi sâu vào những clip này, những hành động của nữ sinh ngày càng táo tợn và phản cảm hơn. Điều đó cũng ghi nhận hành vi lệch chuẩn trong ứng xử của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng nhiều hơn.

Những clip gây sốc này đang phản ánh một xu hướng đang hiện diện trong thực tế là một bộ phận trong giới trẻ đang lệch lạc trong định hướng giá trị sống. Nó gây lo ngại thực sự trong cộng đồng.

- Nhưng nếu mổ xẻ sâu hơn về vấn đề này, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, thưa ông?

Những clip này của những nữ sinh này cho ta thấy một vài cá nhân, nhất là những người trẻ đang phản ứng lại với những giá trị của xã hội.

Họ không hài lòng với những giá trị đang hiện diện trong cuộc sống mà muốn thay đổi nó. Và họ đã phản ứng bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có những clip phản cảm được đưa lên mạng.

- Ai đứng ra nhận lỗi?

Lâu nay, học sinh đều được định hướng trong sinh hoạt của các tổ chức: Đoàn, Đội... Vậy vai trò của những tổ chức này phải chăng đang không hiệu quả để dẫn tới những biến đổi không thể kiểm soát được của những cá nhân trong tổ chức mình?

Chúng ta phải thừa nhận thẳng thắn với nhau rằng hiện nay tổ chức sinh hoạt Đoàn, Đội trong nhà trường đang bị xơ cứng. Nó bây giờ là cái bóng mờ trong đời sống học đường. Khác hẳn với thời bao cấp.

Trước đây, thời bao cấp tuy cuộc sống khó khăn nhưng những tổ chức Đoàn, Đội đã làm công tác định hưởng rất tốt. Rất nhiều phong trào xã hội lành mạnh được các tổ chức này phát động và gây hiệu ứng rộng rãi trong giới học sinh, sinh viên. Tiếc là ngày nay không được như vậy nữa.

- Tuy vậy phải có ai đứng ra nhận lỗi về mình chứ?

Nhà trường. Không thể khác được.

Lâu nay trong xã hội chúng ta xuất hiện một xu hướng rất đáng lo ngại. Đó là khi có những thành tích tốt thì các tổ chức đua nhau nhận về mình. Và khi xảy ra chuyện xấu thì hoàn toàn ngược lại.

Trong trường hợp này, không thể đổ lỗi cho gia đình và xã hội chung chung được. Nhà trường trước tiên hãy nhận trách nhiệm về mình.

- Nhiều người khi xem những clip xuất hiện ở các tờ báo mạng đã cho rằng, truyền thông cũng đưa tin về những hiện tượng này hơi thái quá. Ý kiến của ông về nhận xét này?

Hành vi của giới truyền thông khi đưa cái xấu lên để phê phán nhằm mục đích giáo dục, định hướng xã hội thì hoàn toàn tốt và rất đáng hoan nghênh.

Tuy vậy, phải khẳng định rằng không phải tờ báo nào cũng xuất phát từ mục đích tốt đẹp như vậy. Nhiều tờ báo đang giật lên những hàng tít thu hút thị hiếu tầm thường khi đưa những clip này lên báo mình.

Hành vi đó cũng phản ánh một thứ vị kỷ nghề nghiệp đang hình thành và ngày một lớn hơn trong công việc của báo chí. Tôi nghĩ, muốn cải thiện vấn đề này báo chí phải vượt qua ham muốn tầm thường của cá nhân và hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn cho toàn xã hội.

- Thưa ông, nếu sáng ngày mai thức dậy đọc báo mạng lại xuất hiện một clip nữ sinh hành xử phản cảm hơn nữa, ông có bất ngờ không?

Không. Tôi hoàn toàn không bất ngờ. Việc định hướng những giá trị, những hành vi lệch chuẩn cần có thời gian. Và trước mắt, chúng ta nên chấp nhận sống chung với nó như sống chung với bao điều rối ren, phi lý trong cuộc sống thường ngày.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Bàn về "những giá trị sống"

    13/07/2014Nguyễn Trần Bạt... rất mong ông trò chuyện giúp người trẻ suy nghĩ, nhìn nhận lại, đặt lại vấn đề về các giá trị nền tảng nhất cho cuộc sống. Mong ông cùng chia sẻ với độc giả về những điều họ cũng đang nghĩ, đang đi tìm và có thể chưa tìm ra hoặc tìm sai cho mình...
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt

    16/05/2014Clip nữ sinh bạo lực khuấy động dư luận. Nhiều người sửng sốt vì tình trạng bạo lực học đường. Nhiều người khác giật mình chất vấn giáo dục, xã hội. Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt mà ta không tự thấy.
  • Đi giữa các ‘Cặp Giá trị sống’

    01/05/2010Nguyễn Tất ThịnhCác quan hệ giữa con người rất phức tạp nên đường chuẩn mực đó vốn là phi tuyến, đã thế trong từng hoàn cảnh bi du di, xê dịch, xô đẩy thậm chí bị dẫm xéo lên mà uốn lượn, đứt đoạn… đến mức người ta chỉ cố tự thu xếp bản thân được trong một đoạn rất ngắn, rồi sau thế nào tính tiếp, giải quyết tiếp… Cứ thế nhưng vấn đề bất cập, không ưng ý, sự vô lí cứ thế mà tích lũy trong đời sống và các quan hệ khiến tất cả cảm thấy rối loạn và bất an...
  • Góp ý bài phỏng vấn "bàn về giá trị sống"

    28/12/2009Lâm Kim ThànhTrong bài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07/06 /2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác...
  • Bàn về "những giá trị sống"

    29/11/2009Nguyễn Trần Bạt...một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư duy của con người chính là lợi ích. Người không làm chủ các tư duy lợi ích, không thiết kế được công nghệ tư duy lợi ích và không biến tư duy lợi ích thành một nghệ thuật sống là người không có bản lĩnh trên thực tế...
  • Bàn về "những giá trị sống"

    25/11/2009Nguyễn Trần BạtTrong quyển "Cội nguồn cảm hứng" tôi có nói rằng Tự do sinh ra con người, không có tự do thì không có con người và tôi đưa ra cả khái niệm tiền con người. Tôi thảo luận với rất nhiều GS trên thế giới về khái niệm tiền con người và rất nhiều ông tá hỏa lên hỏi tôi rằng "Liệu ông có xúc phạm đến một số quá đông không? Bởi vì theo tiêu chuẩn của ông thì thế giới này chưa được 1/3 loài người là con người?"...
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • xem toàn bộ