Người mù và người sáng

Thạc sĩ ngành Định hướng và Di chuyển (dành cho người khiếm thị), IFP Alumna
10:43 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Bảy, 2010

Năm 1997, khi kết thúc chuyến thăm viếng những người khiếm thị là nạn nhân của một trận động đất lớn ở Kyoto, chúng tôi được một giáo sư người Nhật tiễn ra phi trường trở về Việt Nam. Hôm ấy, ông có dẫn theo một bé gái 5 tuổi. Khi ăn xong mấy cái kẹo do chúng tôi tặng, em bé này chạy tìm cho được thùng rác để bỏ giấy kẹo vào.

Một câu chuyện khác: ông Sasaki là một người mù và điếc hẳn một tai phải. Ông đến TPHCM với tư cách tình nguyện viên dạy nghề massage cho các em khiếm thị. Sau khi dự tiệc ăn mừng kết thúc khóa học, ông lên taxi trở về. Nhưng mười phút sau, chúng tôi đột nhiên thấy chiếc taxi đưa ông quay lại. Mọi người đều nghĩ ông bỏ quên vật gì đó rất quan trọng, và đó chính là hai bó hoa do học viên đã tặng thầy.

Điều này làm nhiều người bất ngờ. Chúng ta quen nghĩ “người mù không thấy được, sao có thể thưởng thức hoa?”. Nhưng không chỉ yêu hoa, ông đã bày tỏ sự trân trọng đối với những tình cảm tốt đẹp.

Tôi đã nghĩ về người Nhật như thế này: cả trẻ em lẫn người lớn đều rất ý thức trân trọng môi trường và con người xung quanh mình.

Là một giáo viên môn Định hướng và Di chuyển, công việc của tôi là dạy cho các em khiếm thị biết cách tận dụng các giác quan để hỗ trợ việc di chuyển sao cho an toàn. Nhiều lần thầy trò chúng tôi đi trên lề đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn từ Ngã Sáu đến cổng trường Nguyễn Đình Chiểu. Dưới lòng đường xe dừng vì đèn đỏ, nhưng cũng có những người lái xe leo lên lề, chạy ngược hướng với chúng tôi và còn va quẹt vào gậy của các em.

Những người đi xe (sáng mắt) này tranh thủ từng giây, tranh đoạt từng cen ti mét lề đường với các em khiếm thị trong khi lề đường dành cho người đi bộ, bất chấp các em có cầm gậy là dấu hiệu của người mù được ưu tiên và đi hoàn toàn đúng luật.

Bản thân tôi cũng là người khiếm thị nên chọn phương tiện di chuyển chủ yếu là xe buýt. Mặc dù theo quy định thì người khuyết tật được miễn vé nhưng tôi vẫn thường mua vé vì muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của hệ thống xe buýt. Thế nhưng nhiều lần tôi phải hoảng hồn vì những người lái xe có thói quen cho xe chạy tà tà những khi đón hoặc trả khách chứ không chịu dừng hẳn. Có lần tôi xuống xe, chân chưa kịp tiếp đất thì xe buýt đã chạy tiếp khiến tôi té lăn, đau đớn cả tuần, và còn cả nỗi sợ hãi vì rất có thể bị xe cán qua. Là giáo viên định hướng di chuyển nhưng tôi cũng bất lực, không thể dạy các em khiếm thị những bài học đu xe, nhảy xe buýt kiểu như vậy!

Đầu tháng Tư vừa rồi, trong một hội thảo về định hướng di chuyển, khi bàn về những khó khăn trên thực tế của phần lớn các em khiếm thị khi di chuyển trên đường phố và trong giao tiếp xã hội, nhiều giáo viên sáng mắt cho rằng các em gặp khó khăn là do không thực hiện đúng những điều đã được dạy. Trước những khó khăn của số đông (chứ không phải một vài) em khiếm thị, rõ ràng nguyên nhân không từ đặc điểm cá nhân mà là phương pháp và nội dung giảng dạy cần phải xem lại.

Lẽ nào phương pháp giáo dục “cổ điển” thầy nói trò nghe, thiếu thực tế, thiếu cơ hội thực tập, thiếu sự trao đổi, lắng nghe đã không chừa bất cứ ai, không có một ngoại lệ nào, kể cả những vấn đề rất đặc thù như sự di chuyển an toàn của người mù! Trong môi trường giáo dục, nếu không lấy học sinh làm trung tâm, không mang tính nhân bản ngay cả đối với học sinh mù, thì làm sao có thể giúp các em đủ bản lĩnh để ứng xử trong các tình huống cần thiết. Việc đổ lỗi cho học sinh khiếm thị hình như đơn giản, dễ làm hơn và không phải chịu trách nhiệm gì.

Nghĩ thật buồn!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Xin lỗi thôi đã thành người tử tế!

    10/05/2016Phạm Sông HồngĐể nói được câu “Xin lỗi”, tập mãi cũng thành quen. Nhưng để trở thành người tử tế thì câu xin lỗi ấy vẫn chưa đủ. “Còn cần gì nữa?” Hoá ra, “Xin lỗi, cảm ơn” chưa đủ sức mạnh để “lăng xê” một con người lên hào quang văn hóa.
  • Chuyện hài hước từ những cái cây ở ban công

    30/03/2016Nguyễn Quang ThiềuTrong khi chúng ta chăm sóc có phần hơi thái quá những chậu cây trên ban công nhà mình, thì chúng ta lại lạnh lùng tàn phá những cái cây trên phố, trong công viên, các khu rừng...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Bình thường và... "bình thường"

    25/09/2009Từ SơnTôi hy vọng sự bất bình thường (mà người ta đã quá quen đến mức coi là bình thường), vô cảm trong cung cách phục vụ con người của chúng ta hiện nay ở không ít nhân viên công vụ thuộc không ít lĩnh vực sẽ liên tục bị xã hội lên án mạnh mẽ và xoá bỏ để có được thật nhiều những “nô bộc” của nhân dân như Bác Hồ hằng mong muốn. Liệu những người đang được dân đóng thuế để nuôi họ làm việc cho dân, có nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm của mình và biến nhận thức ấy thành tình cảm tự nhiên của tình người bằng sự ân cần, chu đáo khi thực thi nhiệm vụ bình thường của mình mà nhân dân đã giao phó cho họ hay không?
  • Truyện ăn mày

    16/07/2009Nguyễn Văn VĩnhPhải làm thế nào cho kẻ nghèo đói khỏi phải đi lũ lượt từng nhà, nằn nì phơi bộ xương còm áo rách ra, để cho những người có lòng tâm đức trông mãi cái cực khổ, rồi hóa quen mắt đi, không biết cái gì là cái thương nữa...
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Không vô cảm

    03/12/2008Đỗ Chí NghĩaMột lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại nóng lên trên các trang báo. Một câu chuyện có vẻ lặt vặt, chỉ là những xử sự của con người cụ thể với nhau, mà nhuốm nỗi buồn. Một bên là "người đương thời" Đỗ Việt Khoa, với lời tố cáo bị đe dọa hành hung bị cướp máy tính chỉ vì - như mọi lần- đã dám lên tiếng về những khoản thu không đúng quy định ở một trường THPT...
  • Người "mù" chơi chứng khoán

    06/03/2007Phóng sự của Thiếu GiaKhi mà ranh giới giữa đầu tư - đầu cơ còn hết sức mơ hồ, với không ít người, việc bỏ tiền chơi chứng khoán cũng giống như một người... mù, lộc cộc chống gậy dò đường, ai dắt đi đâu thì đi đó. Thắng thì mong có tiền chợ. Thua thì tặc lưỡi coi như mua kinh nghiệm. Kỳ lạ là hầu hết đều... chưa thua...
  • Chuyện dài về khuyết tật trong tính cách Việt

    15/02/2007TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnViệc "một bộ phận" người Việt gặp khó khăn trong việc tra cứu bản đồ hoặc định vị đồ vật là điều có thật và suy cho cùng, chỉ là hai trong nhiều khuyết tật có chung một nguyên nhân sâu xa, liên quan đến phẩm chất, tính cách con người...
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.
  • xem toàn bộ