Chuyện lạ tại Làng Chùa

12:19 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Giêng, 2011

Ngày 22/1/2011, tôi tham gia một nhóm nhà thơ, nhà văn cùng dự Lễ ăn Tết sớm tại Làng Chùa, Vân Đình, Ứng Hòa - quê của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Thiều và cũng là quê ngoại của tôi. Lễ ăn Tết sớm này đã có truyền thống hàng chục năm nay, nhưng tôi mới tham dự lần đầu.

Trong tiết trời ngày Tết nơi thôn quê, trong không khí ẩm thực lễ Tết, lúc trà dư tửu hậu, các nhà thơ trao nhau những ý thơ, chủ nhà Nguyễn Quang Thiều thân tặng tôi cuốn tuyển thơ "Châu Thổ" (NXB Hội nhà văn, năm 2011) của mình và đọc vài chùm thơ "Hồi tưởng" ... Một không khí thơ ngày xuân tràn ngập khung vườn quê rộng rãi.

Dạo quanh làng quê, tôi bắt gặp nét đẹp văn hóa, điều mới lạ tại làng quê Việt Nam ta, có lẽ điều tôi quan sát thấy chỉ có ở làng quê của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Sau khi nghiên cứu thư viện dòng họ của làng, tìm hiểu cách đọc sách của trẻ con trong làng, tôi được nhìn thấy những tấm biển Lời làng Chùa treo ngoài đường làng. Nội dung của những tấm biển, việc treo nó rất đáng để mọi người suy ngẫm:

Thuộc một câu thơ hay
Thì quên đi một câu chửi độc


Một chữ có ÂN thì nở hoa
Vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ.

Một số Lời người làng Chùa khác

- Tay ta gieo hạt miệng ta gieo lời

- Thơ ca không làm ra lúa vàng gạo trắng
Nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng.

- Nơi đông người thì cày cấy
Chốn một mình thì làm thơ.

- Người yêu thơ, ta yêu người
Nhưng người không yêu thơ, ta phải yêu người hơn.

- Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người.

- Trước mặt làng Chùa là cánh đồng
Rộng hơn cánh đồng là chân trời
Nhưng rộng hơn chân trời là lòng người.


Đây là một nét lạ tôi nhận ra và ấn tượng trong thời gian ngắn ngủi ghé chơi Làng Chùa.

Làng Chùa không lạm dụng băng rôn, biểu ngữ đỏ chói như báo cháy khắp nơi, với những câu khẩu hiệu choang choang, mang ý chí đổi thay của 5 năm, 10 năm, đời người... hay những cảm xúc không biết của ai... đã quá quen thuộc chốn đường phố. Quanh làng vẫn màu xanh nâu bình dị với những mái nhà, những hàng cây già đang thay lá. Như vậy, dân làng Chùa đã sống có văn hóa theo nề nếp và cách thức của mình. Và có lẽ những câu tục ngữ Làng Chùa đã giúp tôi hiểu được người dân làng Chùa đang sống hạnh phúc như thế nào bởi từ người già đến người trẻ đều sớm biết phân biệt đúng sai và tâm biết hướng đến cái cao đẹp!

Tôi chỉ mong mỗi ngôi làng Việt Nam cũng có một nhà thơ như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều... để có thêm nhiều nét lạ nhưng chuyện những tấm biển đã được treo.


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc thơ...


Hai bài thơ Hồi tưởng giàu hình ảnh đã được đọc...

Hồi tưởng tháng Bảy

Chúng ta nằm bên nhau, cắt chéo chiếc giường
Những cái cây bị quật đổ sau bão
Trong giấc mơ anh thấy những gã thợ xẻ đeo mặt nạ
Đang bật những dây mực dọc thân thể chúng ta

Trong im lặng tuyệt đỉnh, những gã thợ
Xẻ chúng ta thành những tấm thẫm đỏ
Lưỡi cưa chạy qua chúng ta sáng lên ánh chớp
Mùn cưa phun lên từng chùm pháo hoa

Chiếc giường biến thành xưởng gỗ, những mảnh đời sống chúng ta la liệt
Rồi biến thành giường, tủ, bàn ăn và những cỗ áo quan
Chúng ta hiển thị mọi nơi, những cái cây không nhận ra chúng ta
Và bản thân chúng ta lúc đó chỉ còn là một ký ức câm điếc.

Những gã thợ xẻ không bao giờ nghĩ
Chúng ta có thể sống lại trong mùn cưa, phoi bào và những đoạn gỗ thừa
Và thế chúng ta được ném vào lửa, chúng ta bốc cháy
Trong cuộc hỏa hoạn này đời sống chúng ta phô bày

Rồi trong chiếc quan tài, gã thợ xẻ được đưa đi khỏi xưởng gỗ
Dọc con đường dựng lên lên bởi những hàng cây
Chấp nhận lời cầu xin của gã trong bản di chúc
Chúng ta không tháo chiếc mặt nạ ra.


Hồi tưởng tháng Chín

Chúng ta không thể tìm được dấu vết quen thuộc
Của thành phố trong buổi sáng mù sương
Những hàng cây biến mất, những ngôi nhà biến mất
Biến mất những con đường cùng với biển chỉ đường

Trong nỗi sợ hãi đánh mất những thói quen
Tất cả quờ tay lần tìm một bức tường
Trước mặt là người quen mà chúng ta không biết
Thời tiết thay đổi đột ngột xóa mất đôi mắt chúng ta

Trong sương mù cất lên một giọng nói
Một giọng nói khác và một giọng khác nữa
Hoảng hốt hỏi nhau về con đường vẫn thường đi
Nhưng chúng ta đều là những người mù trong buổi sáng ấy

Có một người mù ngày ngày vẫn đi qua thành phố
Dừng lại nói cho chúng ta nghe về con đường
Nhưng chúng ta không sao hình dung được
Con đường trong ngôn ngữ của trí tưởng tượng giữa bóng tối

Trong lúc chúng ta loay hoay và nguyền rủa thời tiết
Người đàn ông mù thong thả bước đi giữa hai hàng cây
Chúng ta cố ngước mắt kiếm tìm dấu vết
Và lạc ngay trước cửa ngõ nhà mình

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sức sống Việt

    28/01/2015Nguyễn Bỉnh QuânTa có năm đặc điểm văn hóa Việt để đi sâu nghiên cứu có thể thấy những nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó chính là sức sống Việt, sức sống của dân tộc, quốc gia. Bản sắc ấy, sức sống ấy sẽ chuyển hóa như thế nào, đưa chúng ta tới đâu, giúp chúng ta tới đâu trong cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong tình cảnh toàn cầu hóa... câu trả lời sẽ trở thành sức sống Việt thời mới.
  • Con người là trung tâm: sự khác biệt giữa hai quan điểm tiêu biểu

    26/10/2019PGS.TS. Hồ Sĩ QuýQuan niệm coi con người là trung tâm đã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội...
  • Tắt lửa tối đèn có ai?

    30/03/2018Nguyễn Chí ThànhNhiều người bảo, Tết bây giờ nhạt hơn trước. Dẫu ăn ngon, mặc đẹp hơn. Cái sự háo hức, vui như Tết cũng nhạt hẳn. Có thật mọi thứ đều nhạt đi? Tình người là “muối đời” mặn nhất. Muối mà còn nhạt thì biết lấy gì bỏ vào cho mặn? Hay là đã qua thời, thiếu đủ mọi thứ, người ta phải tựa vào nhau, xích lại gần nhau?
  • Không gian tinh thần

    15/08/2017Nguyễn Trần BạtNgày nay chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con người không có các quyền tự do xã hội.
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Về số phận của Nho giáo

    02/09/2016Hồ Sĩ QuýCũng như những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai trò và vị thế của mình một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy trì lặng lẽ trong đời sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng theo quy luật tất nhiên của đời sống. Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống xã hội quy định./.
  • Mình nói gì khi mình nói?

    09/04/2016Nguyễn Vĩnh NguyênIm lặng là thứ rất thiếu. Quen sống với sự thiếu thốn im lặng, riết rồi cái giá trị của im lặng cũng bị bỏ qua. Bạn đến đây và có nhu cầu chia sẻ với tôi về điều đó.
  • Những dâng hiến lặng lẽ…

    07/04/2016Trần Hữu DũngAnh hùng trong đời thường không nhất thiết chỉ là những người mà ai cũng phải biết đến. Họ cũng có thể là những người lặng lẽ cống hiến sức mình để làm đẹp cho đời...
  • Không có sự phát triển nào đi trước tự do

    16/10/2015Nguyễn Trần BạtChúng ta vẫn hay nói nhiều về sự phát triển mà chưa hiểu hết bản chất của nó. Nếu không hiểu bản chất của sự phát triển, chúng ta không thể hiểu được giá trị của tự do và công nghệ sử dụng tự do. Tại sao chúng ta lại cần tự do? Và tự do có phải là một thứ xa xỉ không?
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã

    23/05/2015Lê Mỹ ÝNhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ.
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Di chúc

    02/09/2014Lăng Đỉnh QuânChỉ vài chục dòng ngắn ngủi trong gia phả 3 đời gia đình họ Phương mà như lược lại lịch sử xã hội Trung Quốc suốt một thế kỷ, quả là bút pháp tài tình. Từ chỗ coi đạo làm trọng, rồi cuốn theo một lý tưởng cách mạng, cuối cùng là giật mình khi cơn lốc thời mở cửa hội nhập...
  • Ngẫm nghĩ Xưa và Nay

    11/11/2013Cấn Thị Phương (Khánh Hòa)Xưa: Cái nết đánh chết cái đẹp.
    Nay: Cái đẹp đánh bẹp cái nết...
  • Cộng hòa và cái đình làng!

    28/06/2010Danh ĐứcViệc Quốc hội bàn bạc và biểu quyết các vấn đề của xã hội như vừa chứng kiến, đã được dư luận vốn “bá tánh, bá ngôn” luận bình nhiều cách. Có người xem đó là sự thắng/thua. Lịch sự văn hóa mà nói, đó là một việc vừa mang tính Việt Nam, tính cộng hòa và tính xã hội chủ nghĩa...
  • Đừng để mất dần văn hóa làng

    20/04/2009GS. Tương LaiTrong sâu thẳm tâm thức người Việt, hình ảnh mái đình, cây đa luôn ở vào cung bậc nhạy cảm nhất và có sức gợi nhớ mãnh liệt. Bất cứ người Việt nào cũng có và cần một vùng quê để yêu thương, để nhớ. Thật bất hạnh cho ai đó không có được một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ.
  • Sống văn minh

    15/06/2008Chiêu QuânLàng B từ lâu đã bị chê cười là làng thiếu văn hóa nhất trong cả xã, nhất trong cả huyện và thậm chí là nhất cả tỉnh nữa. Trong làng, từ người lớn đến trẻ con, mà ngay cả người già đụng đâu là xả rác, phóng uế ra đấy, ra đường thì hở một chút là chửi thề văng tục, đụng một chút là thượng cẳng chân hạ cẳng tay...
  • Lắng nghe người dân: dễ hay khó?

    01/01/1900Lê Đại TríChúng ta tự hào là đa số cán bộ có chức quyền đang lắng nghe người dân theo lời dạy của HồChí Tịch. Nhưng lắng nghe như thế nào cho có hiệu quả là điều không dễ. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe và dĩ nhiên là ảnh hưởng luôn đến việc ra các quyết định. Đó là chọn người dân để lắng nghe và kỹ năng lắng nghe
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Lẳng lặng mà nghe

    08/10/2005Đoàn Ngọc NghĩaLẳng lặng mà nghe họ bảo nhau
    Xăng dầu trong nước còn tăng cao
    Phen này ông quyết đi xe buýt
    Đỡ phải mua xăng, lại mát đầu
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • xem toàn bộ