Di chúc

10:01 CH @ Thứ Ba - 02 Tháng Chín, 2014

Chỉ vài chục dòng ngắn ngủi trong gia phả 3 đời gia đình họ Phương mà như lược lại lịch sử xã hội Trung Quốc suốt một thế kỷ, quả là bút pháp tài tình. Từ chỗ coi đạo làm trọng, rồi cuốn theo một lý tưởng cách mạng, cuối cùng là giật mình khi cơn lốc thời mở cửa hội nhập, cả 3 đời dòng họ Phương đều tựa như được sắp xếp bởi những ước vọng lỡ dở… Câu chuyện khiến người đọc cứ muốn viết tiếp trong trí tưởng tượng của mình để trả lời câu hỏi: Liệu bản di chúc của đời tiếp theo, họ sẽ viết gì nhỉ?

Mấy hôm vừa rồi gặp anh bạn học cũ đã xa nhau nhiều năm. Anh đề nghị tôi viết về dòng họ Phương của anh. Anh bảo, pho lịch sử dòng họ ở Lâu Thành là tài liệu của một thiên chuyện dài tuyệt vời. Anh còn hứa sẽ cung cấp tài liệu.

Quả nhiên sau đó, anh đưa tới một bọc tài liệu, gồm nhiều thư, nhật ký, thơ từ, thư tố giác, bản thảo phê đấu, đơn xin vào Đảng và di chúc… Tôi thích thú nhất là ba bản di chúc của cụ, ông và bố anh. Thậm chí tôi cảm thấy sắp xếp ba bản di chúc lại với nhau đã là một truyện ngắn rất hay. Nguyên văn khá dài, tôi chỉ xin trích một phần cốt lõi nhất giới thiệu cùng bạn đọc.

Bản thứ nhất của cụ anh viết bằng bút lông:

… Mọi cái đều thứ phẩm, chỉ có học là cao sang. Gia đình họ Phương mình là “danh môn họ tộc” ở Lâu Thành đời nọ nối đời kia theo đuổi việc học hành. Mong con cháu dùi mài đèn sách ddể có tài năng thực sự đứng vững giữa cuộc đời. Ta tuy không để lại vàng bạc, nhà cửa, ruộng đất, song một kho đồ cổ, tranh vẽ cùng mười vạn cuốn sách là tâm huyết cả một đời ta, chớ để lọt vào tay kẻ khác, phải ghi lòng tạc dạ điều này… Bậc tiên hiền đã nói: Không phải dòng họ của ta thì phải thải loại. Con cái có ý muốn du học nhất thiết phải hủy bỏ. Bố mẹ còn sống, con cái nhất thiết không được đi xa, phải ở nhà phụng dưỡng bố mẹ già. Có 3 điều bất hiếu, thì không có con trai là điều bất hiếu lớn nhất. Mong con trai nhỏ sớm gây dựng gia đình để kế tục hương hỏa họ Phương.

(Tra kỹ ngày viết là tháng 5 âm lịch năm 1933)

Bản thứ hai là di chúc của ông anh viết bút bi:

Bố tự biết ngày đi gặp cụ Các Mác chẳng còn bao lâu. Điều đáng tiếc duy nhất là 20 năm qua, nhiều lần viết đơn xin vào Đảng mà chưa được mãn nguyện. Người ta không thể chọn thành phần xuất thân cho mình, song có thể chọn con đường mình đi. Vệ Đông và Nhất Bình ơi, việc quan trọng cấp bách nhất của hai con là nhận rõ phương hướng giữ vững lập trường. Bố không để lại vàng bạc, bố để lại mấy câu thơ các con phải nhớ kỹ.

Vĩnh viễn trung thành với Mao Chủ tịch
Gặp công việc gì cũng phải nghĩ nhiều đến những lời người dạy
Cuộc đời giao cả cho Đảng sắp xếp
Đảng bảo làm sao phải làm như vậy…

Kính chúc lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương
Cầu mong phó thống soái Lâm Bưu vĩnh viễn khỏe mạnh.

(Ngày 31 tháng 8 năm 1971)

Bản di chúc thứ ba là của bố anh, in bằng máy tính, có chữ ký và con dấu của phòng công chứng:

… Thời đại đã thay đổi, quan niệm giá trị đã thay đổi. Bố sinh ra không gặp thời, cuộc đời coi như đã xong. Các con phải thích ứng với tình thế, nắm chắc thời cơ lớn cải cách mở cửa, gióng dựng sự nghiệp, chấn hưng gia đình họ Phương mình.

Sau khi bố qua đời, phải sử dụng có hiệu quả ngôi nhà này. Nhà mặt phố có thể cho thuê, tiền cho thuê hai anh em chia đều.

Đời cháu trai, cháu gái phải cho học tới đại học, đứa nào có thể ra nước ngoài du học thì cố gắng cho đi.
Sau này kinh tế giàu có, phải tìm cách làm tiếp gia phả.
Phải tìm cách liên lạc với chú ba của các con đang cư trú ở Mỹ.
Việc tang làm đơn giản, song đất xây mộ phải mua chỗ đất tốt.

(Ngày 18 tháng 9 năm 1995)

Tôi nghĩ, sau này nếu có người tiếp tục viết di chúc, có lẽ đọc lên càng thú vị hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trường Đời

    10/05/2016Hùng LânTrong lý lịch trích ngang của tôi khi tạo blog trên Yahoo có ghi nơi đã theo học là Trường Đời. Trường này chắc hẳn rất nhiều người biết, nhưng cũng nên giới thiệu một tí về nó để mọi người biết thêm những ưu khuyết của trường hầu đánh giá được trình độ của những ai tốt nghiệp trường này...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Nhớ về Bác, giữa bộn bề cuộc sống hôm nay

    19/05/2015Trần Đăng TuấnNgày 01/02/1961, tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội, Bác Hồ nhắc nhở về chuyện không được quan liêu, mệnh lệnh với nhân dân. Bác nghiêm khắc cấm chuyện: “Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như bán bánh ngọt không cho người mua mang bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ)"...
  • "Chung rượu đào" của Bác Hồ

    30/04/2008GS. Tương LaiKể từ lúc khúc hùng ca "như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" cất lên trong ngày vui hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho đến nay cũng đã 33 năm, một phần ba thế kỷ...
  • Thư gửi bí thư đảng ủy

    14/03/2006Nguyễn Văn MinhSau các hoạt động, khi đoàn viên... về hết rồi thì chỉ còn mình tôi với... một đống sổ sách. Hoạt động hằng tháng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà có tới hơn một chục cuốn sổ công tác. Mỗi tháng một lần ngồi viết nghị quyết trên bốn mặt công tác, dù có cô đọng lắm thì cũng “đi đứt” gần 10 trang A4 cho một nghị quyết...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • xem toàn bộ