theo lời dạy của HồChí Tịch. Nhưng lắng nghe như thế nào cho có hiệu quả là điều không dễ. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe và dĩ nhiên là ảnh hưởng luôn đến việc ra các quyết định. Đó là chọn người dân để lắng nghe và kỹ năng lắng nghe"/>theo lời dạy của HồChí Tịch. Nhưng lắng nghe như thế nào cho có hiệu quả là điều không dễ. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe và dĩ nhiên là ảnh hưởng luôn đến việc ra các quyết định. Đó là chọn người dân để lắng nghe và kỹ năng lắng nghe"/>

Lắng nghe người dân: dễ hay khó?

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Lấy một cái hộp giấy bỏ vào đó một xâu chìa khóa, một ít nút chai bằng nhựa, một nhúm giấy cắt nhỏ và ít bông gòn. Đậy nắp lại rồi lắc cái hộp. Bạn sẽ nghe được gì? Tiếngkim loại vang lên lấn át tất cả. Cùng lắm là nghe được tiếng nắp chai…

Tôi đã lập lại “thí nghiệm” này không dưới vài mười lần trong những buổi đi dạy về phát triển cộng đồng. Chưa có lần nào có ai đó nhận ra tiếng kêu của giấy. Những người cộng sự của tôi cũng làm cùng một cách để đánh thức những học viên là cán bộ tỉnh, huyện kể cả tuyến xã về lắng nghe người dân. Lần nào cũng vậy, sau trò chơi học viên trở nên nhũn nhặn hơn hay ít ra cũng công nhận rằng để nghe được tiếng nói của người dân quả thật không dễ. Trước đó họ cứ tin rằng lâu nay mình đã nghe dân nói.

Chúng ta tự hào là đa số cán bộ có chức quyền đang lắng nghe người dân theo lời dạy của HồChủ Tịch. Nhưng lắng nghe như thế nào cho có hiệu quả là điều không dễ. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe và dĩ nhiên là ảnh hưởng luôn đến việc ra các quyết định. Đó là chọn người dân để lắng nghe và kỹ năng lắng nghe.

Lắng nghe tiếng nói của ai?

Trước hết là lắng nghe ai, còn gọi là cách "chọn mẫu” để lắng nghe. Đây là vấn đề mà trong bất kỳ loại hình nghiên cứu nào cũng được đặt ra hết sức nghiêm nhặt để tìm ra tiếng nói đại diện cho cả cộng đồng. Còn nhớ trên một chương trình thời sự, một cử tri đã phát biểu đại ý là các đại biểu quốc hội chỉ mới tiếp xúc với "người dân cán bộ thôi, còn người dân thì chưa". Quả thật là trong xã hội có nhiều tầng lớp nhân dân. Ngay cả ở một xã nhỏ nông thôn thì cũng có nhóm cán bộ, nhóm chủ nhà máy, máy cày, chủ đại lý phân bón, thức ăn gia súc, nhóm nông dân có từ 3 - 5 mẫu ruộng, nhóm có 1-2 công đất và nhóm chỉ có hai bàn tay đi làm thuê, làm mướn quanh năm. Có những người quanh năm không có chuyện gì để đến ủy ban xã, bệnh thì lây lất chữa trịít biết đến trạm y tế. Họ cũng thường vắng mặt trong các buổi họp dân, nếu có thì cũng đến dự nghe hơn là để nói. Ngoài ra họ cũng mặc cảm về tình trạng thiếu thông tin và vị trí xã hội của mình nên không tụ tin rằng tiếng nói của họ sẽ được người khác để ý nghe.

Hãy nghĩ đến một buổi tiếp xúc cử tri tại xã. Các cán bộ địa phương sẽ mời thành phần cử tri nào đến dự. Điều này sẽ dẫn tới các đại biểu quốc hội hoặc HĐND lắng nghe được tiếng kêu nào vang lên từ trong cái hộp.Hãy hình dung một cuộc họp dân do cán bộ xã chủ trì để bàn về một công trình tại ấp. Những ai sẽ được mời và ai sẽ đưa tay phát biểu trong cuộc họp. Chúng ta sẽ dễ dàng thấy những người nghèo, ít ruộng, thiếu thông tin sẽ dễ rụt rè và chọn thái độ “dựa cột mà nghe" nhiều hơn.

Chúng ta tin rằng đại đa số cán bộ đều đang lắng nghe nhân dân.Nhưng lắng nghe nhóm dân nào mới là điều quan trọng vì quyền lợi của các nhóm dân này có thể sẽ rất khác nhau nên tiếng nói của họ cũng khác nhau. Xây một cái chợ, đắp một con đường, nhìn chung là đem lại lợi ích cho cả cộng đồng nhưng các chủ đại lý và chủ nhà máy sẽ dễ dàng phất lên còn thu nhập của người nghèo, người làm thuê thì chẳng thay đổi mấy. Chủ trương miễn giảm thuế nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn nhưng nếu chịu khó lắng nghe chúng ta sẽ thấy người nghèo có ít đất hoặc không đất, đa phần là đất xấu nên mức độ thụ hương rất khác so với người có vài ba mẫu ruộng.

Lại còn sự khác nhau về tiếng nói giữa nhóm nam và nhóm nữ. Dầu cho xã hội chúng ta ngày nay đã đạt được những bình đẳng nhất định thì sự khác biệt về giới vẫn còn. Người phụ nữ, với nhận thúc về bản thân ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của xã hội, sẽ có những cảm nhận về các chủ trương chính sách khác với nam giới. Với vai trò là người nội trợ trong gia đình và quán xuyến việc chăm sóc chồng con, họ đáp ứng với các chủ trương chính sách cũng khác với nam giới. Các nghiên cứu về xã hội học đều đồng ý nên lắng nghe tiếng nói riêng của từng nhóm.

Kỹ năng lắng nghe

Điều thứ hai ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe là kỹ năng lắng nghe của cán bộ. Nghe khác với lắng nghe. Trong các trường đào tạo cán bộ phát triển nông thôn ở Philippines, chỉ riêng kỹ năng lắng nghe thôi học viên cũng phái mất từ 6 - 8 buổi để học và thực hành. Có gì mà "quan trọng hóa vấn đề" đến mức như thế?

Tôi có vài lần dự các buổi phản hồi kết quả nghiên cứu về tình trạng nghèo khổ ở một số tỉnh ĐBSCL cho cán bộ chính quyền địa phương nghe. Khi các nghiên cứu viên trình bày những kết quả phát hiện ngoài mong muốn của chính quyền mà người dân đã trao đổi, một số cán bộ có phản ứng với những mức độ khác nhau. Nhẹ nhất là coi những người dân này thuộc thành phần lạc hậu, chưa thông suất chủ trương chính sách nên phát biểu linh tinh. Căng thẳng hơn thì cho đây là những phát biểu tiêu cực. Trong lắng nghe, cái làm hạn chế kết quả lắng nghe nhiều nhất chính là thái độ của chúng ta khi lắng nghe. Nếu chúng ta cho rằng cái đang lắng nghe là không quan trọng, là của những người lạc hậu, kém hiểu biết thì chính là chúng ta đang nghe chớ không phải lắng nghe. Tệ hại hơn là thái độ xem thường ý kiến của những ngườinghèo khổ ít học dẫn tới tự triệt tiêu khả năng lắng nghe của những cán bộ này. Vậy muốn lắng nghe tốt thì phải kiểm soát được thái độ của mình.

Thầy thuốc muốn lắng nghe bệnh nhân đòi hỏi phải đồng cảm với cái lo sợ của những người chưa được đọc sách y khoa. Chủ tịch xã muốn lắng nghe người dân nghèo, ít học, ở xa trung tâm xã hội càng phải đạt trạng thái thấu cảm để tiếp nhận những câu chữ từ góc độ của họ (chứ không phải góc độ của ông Chủ tịch xã).Một lần nghiên cứu ở một xã nghèo ven biển của tỉnh T tôi phát hiện nhiều phụ nữ nghèo vay nóng của tư nhân để trả nợ nhà nước rồi vay vốn Nhà nước với mức cao hơn để trả nợ tư nhân. Vậy mà báo cáo phát vốn và thu hồi vốn cứ tốt lên trong khi người nghèo thì không thế thoát nghèo, nợ cứ chồng nợ. Thế nhưng phát hiện này không được chính quyền địa phương công nhận vì theo họ thì chương trình tín dụng đang góp phần xóa đói giảm nghèo. Ở một số xã, để có được thành tích giảm 2% hộ nghèo/năm, các trưởng ấp đã thú nhận rằng họ phải thu hồi số hộ nghèo và báo về trên là các hộ này đã thoát nghèo.Phát hiện hiện này được báo cáo trong cuộc họp tỉnh huyện nhưng không có ai nhìn nhận đó là sự thực. Nghe mà như không nghe.

Muốn lắng nghe tất còn phải có thái độ trung thực. Bệnh thành tích làm cho người cán bộ mất khả năng lắng nghe. Một lần thực hiện 75 cuộc phỏng vấn sâu ở một huyện vùng Đồng Tháp Mười, chúng tôi phát hiện có 34 trẻ bỏ học, ước khoảng 27%. Phát hiện này bị gạt đi vì theo báo cáo thì tỉ lệ trẻ bỏ học của huyện chỉ là 0, 840/0 mà thôi. Nghe mà không nghe là như vậy.

Kỹ năng lắng nghe còn đòi hỏi phải có khoảng cách phù hợp với người đối thoại, phải giữ giao lưu bằng ánh mắt, phải gật đầu và "à, ừ" đúng lúc để khuyến khích người ta nói. Ngoài ra, phải giấu phản ứng của mình đế người ta dám nói thật, phải tránh dùng câu hỏi mớm ý...

Trong xã hội ta hình như đang có sự hiểu lầm về lắng nghe người dân. Sau những buổi thảo luận với các nhóm hộ nghèo, đa số người dân thường nói thẳng là trước nay ít có ai hoặc chưa có ai hỏi đến họ hoặc lắng nghe họ nói. Trong khi đó, cán bộ thì cứ tin rằng mình đã thu thập ý kiến người dân.

Sinh viên học về phát triển nông thôn ở Philipines không những được học về cách chọn đối tượng mà còn phải thực hành kỹ năng. Phải tập luyện, phải ghi chép, phải đối chiếu với kết quả lắng nghe của người khác để điều chỉnh thì mới lắng nghe tất được. Học lý thuyết trong trường 3 - 4 ngày cũng chưa chắc đã đủ hình thành kỹ năng nếu không có thái độ lắng nghe tốt. Cán bộ nhà nước dù ở cấp cơ sở hay cấp cao hơn, nếu tự mãn là mình đang lắng nghe người dân thì sẽ nguy hại cho xã hội không nhỏ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: