Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học
Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
Theo Root-Berstein, “con đường đi tới tính khác quan trong khoa học được trải bằng tính chủ quan”. Ông dẫn Einstein, rằng trong khoa học sáng tạo, “trí tưởng tượng quan trọng hơnhiểu biết”; và “khoa học như cái đích theo đuổi cuối cùng mang tính chủ quan và phụ thuộc tâm lý như bất cứ lĩnh vực văn hóa nào của loài người”. Ông nhấn mạnh, mục đích các thí nghiệm, chứng minh và phân tích là xoá bỏ tính chủ quan này trong những kết quả luận cuối cùng của thực tiễn khoa học; nhưng nều bỏ qua nó, thậm chí các cội nguồn tư chất của trí tưởng tượng trong khoa học sẽ làm giảm khả năng của chủ thể. Để minh hoạ, ông dẫn trường hợp Desmond Morris, người nổi danh không chỉ như một nhà sinh học hành vi mà còn như một hoạ sĩ và nhà sản xuất phim theo trường phái siêu thực.
Ngay từ năm 21 tuổi, Morris đã tham gia triển lãm tranh chung với Joan Miró, một trong những hoạ sĩ siêu thực lừng danh nhất. Ông theo đuổi nghệ thuật trước khi nghiên cứu khoa học và quả thật một trong những động cơ nghiên cứu hành vi động vật là ông muốn cải thiện kỹ năng quan sát và vẽ tranh của mình. Như một hệ quả, phong cách khoa học của Morris cũng xuất phát chủ yếu từ chủ nghĩa siêu thực. Nghệ thuật và khoa học của Morris có chung một cơ sở phương pháp luận. Như mọi nhà siêu hình thực, ông dùng giấc mơ để vẽ tranh từ những cảm xúc vô thức. Hơn là điều khiển các hình ảnh, người nghệ sĩ trở thành phương tiện để các bức tranh biểu đạt. Morres cũng dùng phương cách đó trong khoa học. Trong mơ ông trở thành động vật để chiêm nghiệm cái bản ngã của chúng: “Tôi gắng đặt bản thân vào vị trí con vật để những vấn đề của nó trở thành của tôi; và tôi không theem một chút gì xa lạ vào cách hành xử của nó. Chỉ giấc mơ là lên tiếng”.
Xem những bức tranh in trong bài cùng lời bình của Root-Berstein, ta sẽ hiểu vì sao Morris được xem như một nhà tiên phong chủ nghĩa của nghệ thuật ngoại nhân hay nghệ thuật động vật, với mục đích thu thập và phân tích những cái gì là tranh hay bức vẽ của khỉ và vượn. Giống như một số nhà khoa học kiêm người nghệ sĩ khác, Morris cho rằng nghệ thuật đã hướng dẫn con mắt khoa học của ông cách thức “quan sát” chứ không chỉ “nhìn”. Dướng như nghệ thuật cũng giúp Morris phát triển cái mà nhà dân tộc học Konrad Lorenz gọi là “bí mật của cái nhìn”: “Để thực sự hiểu động vật và hành vi của chúng, bạn cần có mỹ cảm về cái đẹp của chúng”. Thiếu niềm vui trong cái nhìn đó, ngay cả một nhà yoga cũng không tìm được sự kiên nhẫn. Nhiều nhà dân tộc học khác cũng nhấn mạnh, chính những xúc cảm thẩm mỹ là chìa khoá thành công của họ.
Tuy nhiên bạn không cần phải là nhà dân tộc học mới nhấn mạnh vai trò thẩm mỹ. Thomas Eisner, nhà sinh thái học Urugoay nghiên cứu các hệ thống thông tin và bảo vệ hoá học của côn trùng, cũng có các giấc mộng như Morris. Ông kể rằng ông từng nói chuyện với côn trùng bằng tiếng Tây Ban Nha: “Một lần tôi mơ thấy mình là một côn trùng và nói với các côn trùng khác rằng, tôi mơ thầy mình biến thành người”. Con Barbara McClintock, người nhận giải Nobel cho những nghiên cứu về di truyền, cũng thường thấy mình hành xử như những nhiễm sắc thể: “Tôi thấy càng làm việc nhiều với chúng, chúng ta càng trở nên to lớn hơn; và khi tôi thật sự làm việc, tôi thấy mình không ở ngoài mà ngay bên trong. Tôi là một phần của hệ thống khảo cứu... Khi bạn ngắm nhìn chúng, chúng trở thành một phần của bạn. Và bạn phải quên bản thân đi. Vấn đề là bạn phải quên bản thân bạn đi”.
Khả năng đồng nhất với đối tượng nghiên cứu cũng phổ biến trong số các nhà khoa học nghiên cứu thế giới động vật. Nhà sinh học Joshua Lederberg và nhà vật lý Jocob Shalam cùng viết là, nhà khoa học cần có khả năng trở thành diễn viên trên sân khấu, đóng thật đạt những vai diễn khác nhau. Các gien hành xử như thế nào? Cái gì là ý nghĩa – thậm chí cảm xúc – vật lý của một hệ phương trình? Jonas Salk thấy mình biến thành virus và tưởng tượng cách đáp ứng của hệ miễn dịch. Nobel gia Jacques Monod đồng nhất mình với “phân tử protein”, hai nhà hoá học Peter Debye và Robert. Woodward vận dụng phương thức tương tự để xem các nguyên tử carbon “muốn” làm gì.
Theo các nhà khoa học trên, sự thấu hiểu từ bên trong đó phát lộ không từ các phương trình hay từ ngữ, mà từ những cảm xúc thấu hiểu đối tượng nghiên cứu toàn thiện đến mức, họ đồng cảm với đối tượng, trở thành một thể thống nhất với nó. Như Eintein có lần viết: “Các thực thể tâm kinh dường như đóng vai trò những cấu tửtrong tưởng tượng, trong trường hợp của tôi, thường có bản chất thị giác...Từ ngữ mô tả truyền thống hay các ký hiệu (toán học) khác chỉ xuất hiện ở giai đoạn tiếp sau”. Tương tự là ý kiến nhà luyện kim C.S.Smith: “Giai đoạn khám phá thuần tuý là cảm xúc và toán học chỉ cần thiết để có thể trao đổi với người khác”.
Tóm lại, Morris và những người cùng quan điểm cho rằng, để đạt được một khoa học tốt, có những điều nằm ngoài các giáo trình vẫn thường giảng dạy. Theo họ, logic có thể chúng minh nhưng không thể phát minh. Sự thấu hiểu và cảm hứng khoa học bắt nguồn từ những thấu cảm, cảm xúc, giấc mơ, những cảnh mộng, hay đơn giản hơn theo lời Max Planck (cha để môn cơ học lượng tử và là một nghệ sĩ piano) là sức tưởng tượng sáng tạo mang tính nghệ sĩ.
Morris đang có kế hoạch hướng dẫn mọi người cách kết hợp “trí tưởng tượng và khả năng phân tích – nghệ sĩ và nhà khoa học- làm một”. Theo Root – Berstein, chỉ với cách này các giáo điều hiện hành mới có thể bị thách thức, các khả năng tưởng tượng và các vương quốc của những điều có thể mới được khám phá một cách hữu hiệu.
Việc phân chia trí tuệ con người một cách nhị nguyên như thế co thể thấy ở nhiều nơi. Chẳng hạn đầu những năm 80 tại Trung Quốc từng nổ ra một cuộc tranh luận về chủ đề, giữa nhà khoa học và người nghệ sĩ, ai có tâm hồn phong phú hơn.Các văn nghệ sĩ đã khẳng định tính ưu việt bản thân cho đến khi một nhà khoa học đoạt giải Nobel lên tiếng phản bác. Những ý kiến để cao vô thức, đề cao trực giác, linh hứng, giấc mơ, lên đồng...trong văn học nghệ thuật, trong sáng tạo văn hoá như trên có thể tìm thấy ở mọi thời đại ở khắp nơi trên thế giới. Người ta tin rằng, Mendeleev từng phát hiện Bảng hệ thống tuần hoàn trong một giấc mơ; còn phương trìnhtrường của Einstein, phương trình sóng Schrobinger trong cơ học lượng tử cũng được viết như một sự kết hợp linh diệu giữa logic khoa học và trực giác nghệ sĩ.
Vậy vô thức có vai trò như thế nào trong hoạt động sáng tạo? Đó là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Trong khi các nhà khoa học, nhất là trong lĩnh vực tự nhiên, nhấn mạnh chủ yếu tới ý thức, thì các văn nghệ sĩ đang có khuynh hướng đề cao vô thức. Tại nước ta, sau mấy chục năm độc tôn vô thức, việc đề cao đó cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên nếu đề cao một chiều thì lại rơi vào cực đoan, bởi lẽ hoạt động tinh thần là một thể thống nhất mang tính toàn thể, trong đó các quá trình vô thức dưới vỏ và ý thức mức vỏ não luôn hoà quyện với nhau như hình với bóng. Suy cho cùng trí tưởng tượng và khả năng phân tích, tư duy hình tượng và tư duy logic chỉ là hai mặt của một đồng xu, nhấn mạnh quá mức bất cứ mặt nào cũng là phiến diện.
Vậy đâu là vai trò của trực giác, linh cảm, chiêm bao, lên đồng....? Quả thật đó là tiếng nói vô thức, nhưng nếu không có vai trò của ý thức, thì chúng chỉ là những trò chơi tự phát của hệ Neuron dưới vỏ não mà ý nghĩa của chúng thì chính vô thức cũng không hiểu! Theo quan điểm của môn tâm – sinh lý học thần kinh, ý thức liên quan với trí nhớ ngắn hạn, còn vô thức thì với trí nhớ dài hạn. Quá trình nhận thức bắt đầu bằng việc tạo một khuôn mẫu trong trí nhớ ngắn hạn và được tiếp nối bằng sự truy xét cái đồng dạng trong trí nhớ dài hạn. Khi muôn mẫu và cái đồng dạng đủ đồng nhất, hai mạng neuron sẽ cộng hưởng, dẫn tời sự nhận biết có ý thức. Như vậy theo khoa học nhận thức học, sáng tạo là quá trình giao thoa của ý thức, tiếm thức và vô thức, dưới sự chỉ đạo của ý thức.
Phải chăng vô thức của một nhà siêu thực không quan hệ mật thiết với ý thức? Phải chăng một giấc mơ không gắn bó với hiện thực? Phải chăng cánh diều vô thức bay lượn tự do trên bầu trời siêu thực, không chịu bất cứ sự chi phối nào của mặt đất hiện thực? Câu trả lời thật ra không quá khó khăn. Cánh diều chỉ có thể tự do bay lượn nhờ những làn gió siêu thực khi và chỉ khi nó được cột chặt với mặt đất hiện thực bằng sợi dây ý thức. Chính sợi dây ý thức đó quy định cái khoảng không vùng vẫy, cái chiều kích cao rộng của cánh diều. Không có sợi dây ý thức. Chính sợi dây ý thức đó quy định cái khoảng không vùng vẫy, cái chiều kích thích cao rộng của cánh diều. Không có sơi dây ý thức, không thể có trò chơi siêu thực của cánh diều. Không có sợi dây ý thức, không thể có trò chơi siêu thực của cánh diều vô thức. Vì lẽ đó chỉ Medeleev mới mơ thấy Bảng tuần hoàn, chỉ Eistein mới trực giác ra Tương đối luận. Chúng ta phân biệt nhà sáng tạo – cho dù là nhà thơ, nghệ sĩ hay nhà khoa học – với kẻ tâm thần chính ở chỗ có hay không có sợi dây ràng buộc và định hướngvô hình đó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900