Câu thơ Tản Đà như sấm*)

06:46 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Bảy, 2015

Chẳng ai hiểu dân tộc mình bằng các nhà văn nhà thơ, bởi lẽ họ là người chép sử của dân tộc, họ nói lên tiếng nói của dân tộc.

Nhà văn Phùng Tuyết Phong hồi thập niên 30 đến thăm Mao Trạch Đông ở chiến khu Thụy Kim có kể cho Mao nghe: “Một người Nhật nói, cả Trung Quốc chỉ có 2 người rưỡi hiểu được người Trung Quốc. Một là văn hào Lỗ Tấn, hai là Tưởng Giới Thạch, nửa người kia là Mao Trạch Đông”. Nghe xong, Mao cười ngất: Hảo, cái tay Nhật Bản ấy nói đúng lắm!

Hai thập niên sau, Chủ tịch Mao nói: Lỗ Tấn mới là đệ nhất thánh nhân của Trung Quốc, còn tôi (Mao) chỉ là “hiền nhân”.

Ở ta cũng có nhà thơ Tản Đà chỉ dùng hai câu thơ là đủ nói lên tính cách dân tộc mình:

Dân hai nhăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Thằng trẻ ranh này xin múa rìu qua mắt thợ để lạm bàn về tính trẻ con của người Việt ta.

Trẻ con ai chẳng hồn nhiên? Vì thế nếu có lỗi lầm gì thì thiên hạ cũng bỏ qua. Còn nhớ năm xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức đến thăm Trung Quốc. Sau khi Bác Hồ làm cụ Mao đớ người ra vì cái ôm hôn nồng thắm chưa từng có trong lịch sử ngoại giao thế giới, toàn bộ lưu học sinh Việt Nam có mặt ùa tới ôm lấy Bác, có anh sờ cả râu Bác. Cụ Mao đứng như trời trồng; mấy cán bộ bảo vệ Trung Quốc cuống lên không biết làm thế nào để bảo vệ hai lãnh tụ. Nghe nói sau đấy họ bị kiểm điểm gay gắt lắm, còn học sinh ta thì chẳng sao.


Trẻ con thích gì?

Thích hình thức. (Già được bát canh, trẻ được manh áo mới). Bệnh hình thức của ta có lẽ nặng nhất thế giới. Cứ xem đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội thì đủ rõ. Chẳng thấy thủ đô sạch hoặc văn minh thêm, mà có lẽ ngược lại, trong khi tiền tỷ tiêu cả trăm, nghìn.

Thích được khen, ghét bị chê. Gặp người nước ngoài bao giờ cũng hỏi họ thấy Việt Nam thế nào. Vì phép lịch sự, ai lại chê chủ nhà bao giờ. Nhà đài ta phỏng vấn chính khách, nguyên thủ nước ngoài không bao giờ thiếu câu hỏi ấy (xem phỏng vấn Ban Ki-mun ... mới đây). Được khen thì hý hửng lắm. Sao không hỏi có thấy chúng tôi có khiếm khuyết gì? Một tiến sĩ tâm lý viết sách nói về tính cách người Việt, sách in xong bị thu hồi ngay khi chưa kịp bán.

Thích khoe khoang.Vì còn bé nên chỉ có thể khoe bố mẹ, ông bà, chứ bản thân có gì để khoe. Bệnh ca ngợi, khoe khoang tổ tiên rất thịnh hành (“Ăn mày dĩ vãng”). Thời cách mạng, kháng chiến, cha ông ta vô cùng giỏi. Nhưng chúng ta bây giờ giỏi cái gì? Tham nhũng, lãng phí, giả dối, đạo văn, đạo công trạng người khác thành của mình, chạy chức ... Chẳng hiểu có cái gì xấu của xã hội tư bản mà ta còn thiếu?

Trẻ con làm gì cũng khác người lớn.

Ta có lắm cái khác thiên hạ đến kỳ cục. Một ông Giám đốc Sở tỉnh Hà Tây cũ lái ô tô cán phải hai bố con đi xe máy, không đỗ xe đưa người ta đi cấp cứu (nếu cấp cứu kịp có thể sống) mà vô lương tâm lái xe vù mất. Hai mạng người chết, ông này lĩnh cái án treo! Kỳ cục là Tòa Tối cao cũng bỏ qua. Chuyện này đáng ghi vào Sách Ghi-nét về xử án công bằng.

Bài Tiến hay lùi đúng lúc cũng là yêu nước trên VietnamNet vạch ra: “Từ tháng sáu (2010) đến nay có quá nhiều điều phải bàn, (đó là) những câu chuyện ... an nguy của xã tắc” :

- Cho nước ngoài thuê khoảng 340.000 hec ta đất rừng với giá 1 hec ta bằng 10 bát phở; - Dự án đường sắt cao tốc với dự kiến 56 tỷ USD bị Quốc hội bác;

- Quy hoạch chung Hà Nội với sáng kiến dời đô và tiêu hủy đất nông nghiệp kỷ lục; - Dự án Bô xít ở Tây Nguyên, quả bom nổ chậm bùn đỏ lơ lửng treo trên đầu dân tộc; - (Con tàu) Vinashin với khoảng 86.000-120.000 tỷ đồng tiền ngân sách (thuế dân) đang chìm theo làn nước lạnh.

Tác giả bài báo đưa ra một từ rất hay Tư duy bỗng dưng: - Bỗng dưng phải làm đường sắt cao tốc; - Bỗng dưng phải dời đô lên Ba Vì; - Bỗng dưng phải khai thác bô xít ... Khó mà kể hết những cái bỗng dưng ấy. May mà dân chúng, các nhà trí thức mạnh dạn góp ý (tuy rất dè dặt), nếu không thì còn phí vài trăm tỷ đô vì cái tư duy bỗng dưng cả thế giới không có.

Đúng là tư duy trẻ con. Bỗng dưng nghĩ ra và “quyết” làm ngay, chẳng hề cân nhắc tính toán. Lại thích làm chuyện lớn trong khi chưa biết nó ra sao. Tiền của bố mẹ (tức của dân) cho nên không xót, chậc lưỡi một cái là xong. Bố mẹ xót ruột nhưng thương con nên bỏ qua.

Trẻ con dễ tính và dễ quên. Tính cách này vừa hay vừa dở. Hay ở chỗ không thù dai, sẵn sàng bắt tay kẻ thù cũ khi họ chơi đẹp. Dở ở chỗ hay quên chuyện lớn. Chuyện to đùng là mỗi con dân tự dưng è cổ gánh món nợ cả triệu bạc thì không dành phiên họp riêng để bàn, trong khi chuyện 20 năm nữa may ra mới làm (đường sắt cao tốc) thì bàn tới bàn lui, lại còn bỏ phiếu thông qua nữa, chưa kể trước đó một số vị còn đi nước ngoài tham quan bằng tiền dân!

Báo chí khoe GDP tăng trưởng mấy phần trăm, nhưng ít nói tới giá cả tăng chóng mặt.

Trẻ con hay chối lỗi. Một vị hoa tay tươi cười nói như ra lệnh trong kỳ họp Quốc hội trước: Ta nhất định phải làm đường sắt cao tốc. Kỳ họp này chẳng thấy vị nào ra phân trần về vụ Vinashin. Rồi xem, có ai từ chức vì chuyện “bỗng dưng” mất 4-5 tỷ đô-la này.

... Trẻ con thì lắm chuyện lôi thôi, rông dài kể mãi sao hết. Mong bạn đọc bàn thêm.

Dân tộc Việt Nam không thể mãi mãi trẻ con, mà phải trưởng thành, tiến vào hàng ngũ những dân tộc tiên tiến. Nếu đất nước có bé về diện tích thì cũng là bé hạt tiêu – như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, chẳng sợ gì nước lớn. Huống chi ta đứng thứ 13 thế giới về số dân.

Muốn vậy phải dựa vào dân, phải cho dân được thật sự tự do nói, sao cho “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chớ có vì lợi ích của một số người hoặc nhóm. Phải khai thác tối đa trí tuệ của dân. Người Việt không thua kém mặt bằng chung tri thức của nhân loại. Ngô Bảo Châu đã cho thấy Việt Nam là dân tộc thứ hai ở châu Á giành được giải Nobel Toán cao quý.

Dẫu có thế nào thì trẻ con cuối cùng vẫn thành người lớn, vì có sự dạy dỗ của cha mẹ, của xã hội. Nhưng một dân tộc thì ai dạy dỗ? Nếu không phải là chính chúng ta, những người chủ của đất nước này. Cả tôi lẫn bạn hãy suy ngẫm, hãy kiểm điểm thật kỹ bản thân, vì tư duy của chúng ta hãy còn trẻ con lắm, dù đã 4000 năm tuổi.

Lạy cụ Tản Đà, mong cụ linh thiêng chỉ bảo chúng con vài lời.


*)tên bài do Trần Nhương đặt lại. Tên của tác giả là "Nước 4000 năm vẫn trẻ con"

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây nhà trên cát

    12/12/2019Nguyễn Đăng TiếnChúng ta có bài học nhãn tiền, một số nước phát triển quá “nóng”, không hài hòa với xã hội, với thiên nhiên đã phải trả giá đắt, chứ không phải bây giờ. Tôi chỉ mong con, cháu chúng ta sau này không ca thán, oán trách rằng các đời trước đã xây cho nó cái nhà trên cát mà thôi.
  • Đôi chút tự trào

    03/12/2019Cao Xuân HạoNgười có cơ tiến xa là người biết nghe người khác chế giễu mình mà không giận, và nhất là biết tự mình chế giễu mình, vì khi đã tự thấy thình lố lăng thì khó lòng có thể tiếp tục lố lăng mãi.
  • Thể diện quốc gia

    28/11/2019Trần Thị Thanh HươngCó khá nhiều câu chuyện cho thấy chúng ta khi ra nước ngoài hay tiếp xúc với những cơ quan, cá nhân hay đoàn thể nước ngoài, trong các dịp nghiêm túc hẳn hoi lại bộc lộ những yếu kém và sơ suất trong ứng xử ngoại giao, tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười, và xấu hổ cho những ai còn có thể diện dân tộc.
  • Biết mình để tránh bệnh tự mê hoặc

    20/12/2018Vương Trí NhànPhần lớn truyện cười ở ta dành để chế nhạo thói xấu lặt vặt của con người, những anh chàng nói phét gặp thời, những thầy đồ ăn vụng... Khi tiếng cười cất lên quá dễ dãi cũng là lúc ta nhận ra đời sống tinh thần con người vừa cười đó nhiều phần nông nổi, tẻ nhạt.
  • Bốn thói xấu của người Việt đương đại

    19/07/2017Nói “của rất nhiều người Việt ” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là Một số thói xấu của người Việt thời nay bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.
  • Tìm thủ phạm “ám sát” văn hiến

    18/10/2016Nhà văn Võ Thị HảoNhân đại lễ ngàn năm Thăng Long, Hà Nội được ngắm nghía đặc biệt kỹ.
    Chăm sóc nhiều. Khen chê cũng lắm. Nhiều người không khỏi hoang mang tự hỏi: Văn hiến Thăng Long, còn hay mất?
    Nếu mất, ai đã cầm nó trên tay và đánh mất? Bọn Người nhập cư đã đánh mất lối thanh lịch Tràng An? Hay kẻ nào? Cần phải tìm địa chỉ để “bắt đền” chứ?!
  • Hãy tự xét mình

    01/02/2010Hoàng Đạo CungNăm 1943, nhà giáo dục Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách “Trai nước Nam làm gì?" để kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam rèn luyện chở ngày giúp nước...
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • Những nỗi đau của thời nay

    19/06/2016Vương Trí NhànNghề nghiệp buộc tôi luôn luôn phải trở lại với văn chương quá khứ. Qua các trang sách đã đọc, tôi hiểu con người thời nào cũng có những nỗi đau khổ lớn lao. Song, nếu được so sánh, tôi vẫn cảm thấy so với họ, con người thời nay đau đớn gấp bội.
  • Một xứ sở lạ lùng!

    08/04/2016Hilda ArnholdNăm 1944, Hilda Arnhold, một tác giả nữ người Pháp, làm việc ở Hà Nội có viết một cuốn ký sự nhan đề "Bắc Kỳ- phong cảnh và ấn tượng". Sách ghi chép mọi mặt sinh hoạt, cảnh quan phong tục tập quán của vùng Bắc kỳ mà tâm điểm là Hà Nội, với đủ thứ chuyện...
  • Chuyện hài hước từ những cái cây ở ban công

    30/03/2016Nguyễn Quang ThiềuTrong khi chúng ta chăm sóc có phần hơi thái quá những chậu cây trên ban công nhà mình, thì chúng ta lại lạnh lùng tàn phá những cái cây trên phố, trong công viên, các khu rừng...
  • Chẩn bệnh ảo tưởng

    05/10/2015Thạc sĩ Nguyền Hoàng Khắc HiếuNói về ảo tưởng như một “căn bệnh thời đại” thì không ai có thể “bắt mạch” chuẩn hơn các chuyên viên tâm lý. Và để có một cái nhìn thực tế sâu sát nhất với căn nguyên của vấn đề, trong chuyên đề này, mời bạn cùng tham khảo ý kiến của một chuyên viên tâm lý.
  • Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã

    23/05/2015Lê Mỹ ÝNhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ.
  • À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…

    08/01/2015Thảo HảoCó một anh phóng viên(*) gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng. Anh phóng viên so sánh kiểu “chạm tự ái”: nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Ðợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.
  • Lãng phí

    09/10/2010Hà Văn ThịnhĐể sống và tồn tại, không một dân tộc nào có quyền lãng phí thời gian và vận mệnh của mình. Nghe ra thì đúng thế, nhưng sự thật, không hẳn là như thế. Chắc chắn một điều: Chưa bao giờ chúng ta lãng phí như lúc này...
  • Ai là người sống kiểu mẫu?

    22/07/2010Nguyễn Trương QuýTừ nhà ra đường, từ việc đi lại đến ăn uống, xem ra dân viên chức là mẫu mực và có những nguyên tắc (lại nguyên tắc!) để anh ta theo nhằm đảm bảo cho xã hội đô thị vận hành êm thấm. Nhưng hãy xem anh viên chức đã sống thế nào với chúng...
  • Ngàn năm sẽ là vô nghĩa

    28/06/2010Nguyễn Trương QuýHà Nội. Khi viết hai từ đó ra, chúng ta ít nhiều có những chủ kiến: trái tim cả nước, nghìn năm văn hiến, tinh hoa văn hóa. Trừ những yếu tố kiểu “lịch sử để lại”, thì văn hóa là thứ phổ quát mọi đô thị đều cần chứ không riêng Hà Nội...
  • Hà Nội, ngộ quá ta!

    01/07/2010Hồ Huy Sơn“Ngộ quá ta”- Drew Taylor đã thốt lên như thế khi khám phá ra những điều khác nhau thú vị giữa Hà Nội và TP.HCM. 36 tuổi, đến Việt Nam từ năm 2004, hiện Drew là giám đốc Trung tâm Anh ngữ ELS Language Centers tại TP.HCM
  • Cao trào đến nơi rồi!

    26/05/2010Hân HươngĐến cuối tháng 4-2010 tạm sơ kết về “Các công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long” thấy: 34 loại công trình phải hoàn thành thì chỉ đường Nguyễn Phong Sắc sẽ không xong do vướng giải phóng mặt bằng, 6 loại công trình khuyến khích hoàn thành cũng chỉ chậm một. 5 loại khởi công trong dịp đại lễ cũng một chưa khởi công thật...
  • Biết mình muốn gì

    18/12/2009Nguyên NgọcTrong một chuyến đi ra nước ngoài vừa rồi, tôi có gặp một câu chuyện ngồ ngộ, như sau: một cặp vợ chồng trẻ người Việt, do những hoàn cảnh nhất định, nay đang sống ở một nước châu Âu. Họ có một cậu con trai, sinh ở nước ngoài, hiện mới lên năm. Năm ngoái, ông ngoại cháu từ trong nước ra thăm, sống với con cháu được mấy tháng.
  • Nhận diện lại tính cách người Việt

    07/07/2009Giáo sư Hoàng Tụy cho biết từ lâu, qua kinh nghiệm giảng dạy, ông đã nhận thấy một số đặc điểm có tính hạn chế chung của nhiều thế hệ học trò: thiếu một khả năng đào sâu trong tư duy, thiếu đầu óc tưởng tượng, thiếu khả năng kiên trì, đi đến cùng trong những tham vọng đạt đến bằng được những thành tựu đỉnh cao. Kinh nghiệm đó buộc ông phải suy nghĩ đến những hạn chế trong tính cách của người Việt nói chung.
  • xem toàn bộ