Hãy tự xét mình
Năm 1943, nhà giáo dục Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách “Trai nước Nam làm gì?” để kêu gọi thanh thiếu niên rèn luyện chờ ngày giúp nước. Mặc dù bị kiểm duyệt của Pháp gạch đi tới 1/3 rồi mới cho in, cuốn sách nhanh chóng nổi tiếng, in không kịp bán, ở Hà Nội giá có 5 hào, vào tới Sài Gòn người ta bán tới 50 đồng một cuốn.
Chính quyền Pháp lo sợ ảnh hưởng của cuốn sách, mỗi lần tái bản lại kiểm duyệt, lại cắt thêm. Chúng lại định làm mất tác dụng của cuốn sách và ảnh hưởng của tác giả bằng cách đề nghị trao giải thưởng Alexandre de Rhodes, nhưng tác giả từ chối. Đến năm 1975, nhiều gia đình ở miền Nam, ở Huế, ở Sài Gòn vẫn còn giữ cuốn sách đó như cẩm nang giáo dục trong gia đình.
Năm 1995, sau khi cụ Thúy mất, Nhà xuất bản Lao Động tái bản cuốn sách này, sách bán hết ngay trong vài ngày, vì giá trị giáo dục, và vì cả tính thời sự của nó nữa. Trong một bài báo, dịch giả Trịnh Lữ viết tâm sự của một ngườiViệt ở Mỹ lâu năm về nước: Đọc “Trai nước Nam làm gì?” của ông Hoàng Đạo Thúy viết 60 năm trước mà thấy như vừa mới viết đây.
Trong tác phẩm này, sau khi nhắc đến những tấm gương sáng của Tổ tiên, Hoàng Đạo Thúy viết:
“Xem qua từ nay về trước ta có thể tự hào là người Nam, nhưng tình huống lúc này ta nên tự ngẫm nghĩ mà tự sỉ. Biết xấu hổ đã là gần bậc mạnh”. Ta hãy xét mình ta. Biết mình, biết người mới làm được việc.
Mình có cái hay gì?
- Trí tuệ thì sáng nhanh.
- Học tài lắm, sáng dạ, ham học, trọng học thức.
- Khéo tay chân.
- Bắt trước khéo.
- Nhớ lâu.
- Lễ phép.
- Trọng đạo đức.
- Giữ được liêm sỉ (ở khu vực mình)
- Khí dân mạnh.
- Yêu gia đình.
- Quấn quýt làng mạc
- Dám làm.
- Hay nhớ ơn.
- Biết thương người.
- Ưa hoà bình.
- Trên chiến trường có can đảm, kỷ luật
- Cả nòi giống một tiếng nói.
- Đàn bà đảm đang, tiết nghĩa, cần kiệm
- Bền chí
Nhưng cũng nhiều thói xấu lắm:
- Trốn trách nhiệm.
- Hay quên nước.(Quên việc chung)
- Ra ngoài khu vực mình thì hay quên liêm sỉ.
- Khoe khoang.
- Dối trá quỷ quyệt
- Cờ bạc
- Không đúng giờ, đúng phân tấc
- Không rõ ràng
- Đến đâu hay đến đó, xong thì thôi
- Làm việc thì ham mê, ít vì chí muốn
- Bướng mà không cả quyết.
- Không lương tâm.
- Hay ghen ghét, không đồng lòng.
- Rượu.
- Thuốc phiện.
- Không giữ mình.
- Bài bác chế nhạo.
- Xa hoa.
- Thanh sắc
- Tham.
Phần hỏng cơ hồ lấn phần được. Xem kỹ, hai tấm sổ trên này thì đức công có nhiều, đức-tư có ít. Khi thường thì tình thường thắng, khi biến thì những tính mạnh mẽ di truyền vẫn phát ra được. Những cái cốt vẫn có, nếu chịu chữa chạy bỏ được những cái ham muốn một lúc (nhất thời) thì có thể mong mỏi được."
Hoàng Tám - 2004
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên Ngọc