Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

12:18 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Chín, 2016

Xung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá. Thực chất, chúng ta vẫn đang trên hành trình tìm kiếm biểu tượng văn hoá VN, hành trình ấy, thiết nghĩ, vẫn còn nhiều lắm những băn khoăn, nghĩ ngợi và lựa chọn.



Đâu là biểu tượng văn hóa Việt?

Biểu tượng cho một nền văn hóa bao hàm đặc trưng văn hóa dân tộc. Nếu như Úc chọn con kangaroo (chuột túi), Singapore chọn con sư tử, Nhật Bản chọn hoa anh đào, Hồng Kông chọn hoa tử kinh, Thái Lan chọn phong lan tím, Lào chọn voi thì cho đến nay Việt Nam (VN) vẫn chưa thống nhất được biểu tượng chung của văn hoá. Có rất nhiều người ca tụng hoa sen như là quốc hoa Việt, lại có ý kiến cho rằng chính tà áo dài mới xứng đáng trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam. Cây tre một thời cũng được xưng tụng là biểu tượng quốc thực. Tiếc thay, những ý kiến đó dường như đã rơi vào quên lãng. Khi ngày Đại lễ nghìn năm tuổi của thủ đô tới gần, chúng ta mới giật mình tự hỏi đâu là biểu tượng thống nhất của văn hoá Việt?

Biểu tượng trâu vàng Seagame 22


Tại Sea games 22 năm 2003 được tổ chức tại Việt Nam, trâu vàng đã được chọn làm linh vật cho sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Giải thích về hình tượng này, Ban tổ chức Sea games cho rằng, với bản chất hiền lành, hoà đồng và chăm chỉ, hình ảnh con trâu gần gũi, thân mật với người dân trong nền văn minh lúa nước của VN và các nước Đông Nam Á. Trâu Vàng tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc, sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt. Đó cũng là một cách giải thích xứng đáng cho một trong những biểu tượng gợi nhớ đến VN được khá nhiều người Đông Nam Á ghi nhớ được. Nhưng bên cạnh đó lại đặt ra nhiều câu hỏi tại sao VN được biết đến qua hình ảnh con trâu mà không phải là một hình tượng văn học tiêu biểu, tại sao không phải là Thánh Gióng, là Thạch Sanh, là cô Tấm hay nàng Thuý Kiều?

Có biểu tượng văn hoá, ắt có tượng

Văn hoá tạc tượng biểu tượng văn hoá trên thế giới đang được coi là một trào lưu có tính đột phá. Ở Đan Mạch, "Nàng tiên cá" được coi là bức tượng điêu khắc nổi tiếng nhất, một công trình mỹ thuật tuyệt đẹp và được coi là biểu tượng văn hoá của đất nước lành mạnh và dễ chịu này. Đông ki sốt - nhân vật trong tác phẩm kinh điển được yêu thích nhất cùng với bò tót, điệu vũ flamenco được coi là biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha và nổi tiếng khắp thế giới đến mức hễ nhắc tới các biểu tượng đó chúng ta nhớ ngay tới một Tây Ban Nha nồng nhiệt, một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới, mặc dù chưa được tạc tượng nhiều. Tuy nhiên, các biểu tượng đó đã tạc vào lòng người dân thế giới một bức tượng vô hình lớn lao và đáng nhớ hơn hẳn tượng thật.

Tượng gốm Chí Phèo - Thị Nở khiến nhiều người lầm tưởng là biểu tượng văn hóa.


Một điều dễ nhận thấy là ở VN, mặc dù chưa định hình một biểu tượng văn hoá thống nhất nhưng thời gian gần đây lại có xu hướng tạc tượng hai nhân vật mà đi đến nhiều nơi chúng ta cũng có thể vô tình bắt gặp, từ làng nghề gốm sứ Bát Tràng đến bảo tàng mỹ thuật, các khu nghỉ mát, resort, khách sạn, quán cà phê, thậm chí... vườn nhà. Đó là tượng Chí Phèo - Thị Nở. Hiện tượng này đã mang lại một hệ lụy rất phiền, ấy là nhiều người ngoại quốc nhầm tưởng đó là biểu tượng văn hoá VN, kể cả một số người VN cũng đồ rằng Chí Phèo - Thị Nở biết đâu đã được công nhận là biểu tượng văn hoá Việt Nam. Điều này đã gây ra tâm lý "công nhận ảo", hời hợt ngay với cả vấn đề rất lớn của cả dân tộc là chọn cho được một biểu tượng xứng đáng đại diện cho bản sắc, tinh hoa văn hoá Việt. Đành rằng Chí Phèo - Thị Nở là một hình tượng văn học có hồn, phập phồng hơi thở của đời sống nhưng nếu chọn làm biểu tượng văn hoá Việt thì tại sao lại không thể chọn Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Tấm - Cám...

Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang tới gần. Việc ngồi lại, ngẫm nghĩ để chọn được một biểu tượng của nền văn hoá VN thiết nghĩ cũng chẳng còn được coi là sớm. Việc giới thiệu, ca ngợi cũng như quảng bá biểu tượng văn hoá VN được coi là hành động gián tiếp khẳng định sự trưởng thành cũng như khởi sắc của nền kinh tế, văn hoá Việt. Phát biểu của một nhà nghiên cứu văn học và văn hoá Việt "Phải chọn được một biểu tượng văn hoá vừa ra Việt Nam, vừa ra cổ tích" phải chăng cũng là một gợi ý đáng để chúng ta ngẫm ngợi trên con đường đi tìm biểu tượng văn hoá VN?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo

    11/05/2019Bàng ẨnHoa sen đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là khái lược...
  • Người trí thức - Võ Nguyên Giáp

    05/10/2013Lê Tùng - Phương NguyễnVà trong những năm tháng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn như ngọn hải đăng của những người trí thức trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Ông đã sống trọn cuộc đời bằng nhân cách của một người trí thức biết gánh vác vận mệnh của đất nước trong cả thời chiến lẫn thời bình.
  • Áo dài Việt Nam qua các thời kì

    20/10/2009Huyền Trang (tổng hợp)Bà James Sterson, một sứ giả Mỹ đã nói rằng: Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áo dài Việt Nam. Thật đúng như thế, thật khó mà dịch từ “áodài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam.
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Đừng để mất dần văn hóa làng

    20/04/2009GS. Tương LaiTrong sâu thẳm tâm thức người Việt, hình ảnh mái đình, cây đa luôn ở vào cung bậc nhạy cảm nhất và có sức gợi nhớ mãnh liệt. Bất cứ người Việt nào cũng có và cần một vùng quê để yêu thương, để nhớ. Thật bất hạnh cho ai đó không có được một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI

    21/12/2006Kim Jae YoulSự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lạibắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI.
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • xem toàn bộ