Nam thế kỷ XIX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những nhân tố nào quyết định sự xuất hiện các đề nghị cải cách đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của các đề nghị này..."/>Nam thế kỷ XIX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những nhân tố nào quyết định sự xuất hiện các đề nghị cải cách đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của các đề nghị này..."/>

Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX

09:28 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Sáu, 2006

Khuynh hướng cải cách xuất hiện ở Việt Nam thế kỷ XIX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những nhân tố nào quyết định sự xuất hiện các đề nghị cải cách đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của các đề nghị này mà còn là chiếc chìa khoá để tìm ra nguyên nhân vì sao chúng không được thực hiện hay chỉ được thực hiện nửa vời ở nửa cuối thế kỷ XIX. Đã có một số nhà nghiên cứu đề cập tới vấn đề này.

Các tác giả đều cho rằng chính điều kiện lịch sử đặc biệt nửa cuối thế kỷ XIX đã làm xuất hiện một xu hướng đổi mới ở nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi không có ý định đi sâu vào các vấn đề lịch sử, mà chỉ lý giải cụ thể hơn về tính tất yếu của sự ra đời các tư tưởng đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt đó.

Nghiên cứu thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược, chúng tôi thấy rằng cho đến thời điểm đó xã hội Việt Nam chưa xuất hiện nhu cầu phải cải cách. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng khẳng định:"Biết rằng thủa ấy xã hội Việt Nam chưa cấp bách đòi hỏi phải phát triển TBCNnhưng công cuộc chống ngoại xâm lại cấp bách đòi hỏi phải duy tân, tự cường, bằng không, bằng trễ thì mất nước”. Đến triều Nguyễn, sở hữu tư nhân về ruộng đất đã phát triển hơn các triều đại trước rất nhiều nhưng vẫn chưa chiếm ưu thế so với sở hữu Nhà nước và trên danh nghĩa, nhà vua là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nước. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn cho phép ruộng tư phát triển nhưng vẫn duy trì chế độ ruộng công nên quá trình tư hữu hoá ruộng đất bị kìm hãm. Triều Nguyễn triệt để thi hành chính sách trọng nông ức thương nên đã phục hồi được nền nông nghiệp vốn bị sa sút nghiêm trọng, triền miên do các cuộc nội chiến. Song chính sách này đã kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế khác như thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Cả nội thương và ngoại thương đều kém phát triển. Các ngành này chỉ được duy trì ở mức độ thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của nhân dân và phục vụ cho hoàng gia cũng như triều đình.

Những quy định khắt khe mang tính đẳng cấp về tiêu dùng mà triều Nguyễn đặt ra càng làm hạn chế sức sản xuất trong nhân dân. Chế độ quản lý ruộng đất như đã nói cùng với chính sách trọng nông ức thương là hai yếu tố cơ bản khiến cho nền kinh tế dưới triều Nguyễn vẫn mang đặc trưng chủ yếu là nền kình tế tiểu nông lạc hậu. Sở hữu tư nhân tồn tại từ trước đó và tiếp tục được duy trì dưới triều Nguyễn nhưng không được khuyến khích phát triển, vì vậy, ở thời kỳ này, các nhân tố tư bản chủ nghĩa chưa nảy sinh, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Một xã hội với nền kinh tế thuần nông, tự cấp tự túc, khép kín như thế cộng với chế độ chính trị phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế thì tự nó không thể nảy sinh nhu cầu cải cách. Như vậy, xét các nhân tố khách quan nội tạicủa xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, chúng ta thấy các tư tưởng cải cách chưa thể xuất hiện vào thời gian này do nhu cầu cải cách chưa xuất hiện. Do đó, mặc dù Minh Mệnh - một vị vua được coi là sáng suốt và cứng rắn nhất triều Nguyễn đã nhận thức được tính bất cập của nền giáo dục và đào tạo nhân sự đối vớiquản lý, điều hành đất nước nhưng cũng chưa đưa được ra được một biện pháp nào nhằm khắc phục mặt yếu kém đó của nền học thuật nước nhà. Nhận định nêu trên của Giáo sư Trần Văn Giàu cho chúng ta thấy rằng chỉ khi Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, khi nguy cơ mất nước xuất hiện thì nhu cầu đổi mới, nhu cầu tự cường mới trở nên cấp bách. Vậy đáp ứng nhu cầu đó ra sao?

Năm 1847, Pháp nổ súng lần đầu tiên ở cửa biển Đà Nẵng, đánh chìm 5 chiếc tàu của Việt Nam rồi bỏ đi, mở đầu một đường lối ngoại giao pháo kích. Âm mưu Pháp can thiệp vào Việt Nam đã rõ ràng, nhưng do nhiều nguyên nhân nên mãi đến năm 1858 Pháp mới chính thức tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam. Từ năm 1847 đến năm 1858 là khoảng thời gian không ngắn mà triều Nguyễn vẫn chưa có những chuẩn bị tích cực cũng như những đối sách có hiệu quả nhằm chống lại âm mưu đó. Đến khi Pháp chiếm đứt ba tỉnh miền đông Nam Kỳ là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường rồi dần dần mở rộng vùng chiếm đóng ra các phần lãnh thổ Việt Nam mà Tự Đúc và triều thần vẫn không xác định được đường lối giữ nước, không biết là nên chiến hay nên hoà (thực chất là hàng). Sự chậm trễ và sai lầm trong nhận thức và đánh giá kẻ thù, sự bế tắc trong việc hoạch định chiến lược giữ nước đã chứng tỏ năng lực hạn chế của nhà vua và đa số triều thần lúc bấy giờ. So sánh Việt Nam với một số nước trong khu vực cùng thời kỳ, chúng ta sẽ thấy vai trò quyết định của nhân tố chủ quan, của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước. Năm 1853, mười chiến hạm đen của Mỹ do đô đốc Mathew C.Perry đến cảng Uraga trong vịnh Tokyo đe doạ trực tiếp nền độc lập của Nhật Bản. Sự kiện đó thức tỉnh tinh thần quốc gia của người Nhật Bản và được coi là điểm mốc lịch sử đánh dấu sự chấm dứt chính sách đóng cửa, mở đầu cho tiến trình cải cách của Nhật Bản. Kể từ năm 1853 -1868, Nhật Bản đã tiến hành những bước vững chắc, chuẩn bị các tiền đề cơ bản cho công cuộc cải cách Minh Trị, để rồi chỉ hơn ba chục năm sau đó đã trở thành một cường quốc ở Đông Á. Còn ở Việt Nam, phải mất hơn mười lăm năm sau khi xuất hiện nguy cơ thực dân Pháp xâm lược mới ra đời những đề nghị cải cách đầutiên. Như vậy, chỉ sau khi nguy cơ mất nước đã hiển hiện rõ ràng do sự chiếm cứ ba tỉnh miền đông Nam Kỳ của Pháp mới có sự lên tiếng của các chí sĩ tiên tiến - khi họ nhận thức được yêu cầu cấp bách phải đổi mới, phải tự cường đất nước.

Sự trì trệ của trí tuệ Việt Nam thế kỷ XIX có nhiều nguyên nhân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là sự độc tôn Nho giáo của các vua Nguyễn. Quan điểm Nho giáo cho rằng lịch sử xã hội phát triển theo vòng tuần hoàn, thời trị và thời loạn kế tiếp nhau, đắp đổi nhau theo vận hội, thời đại bình trị lý tưởng của loài người là các vua Nghiêu Thuấn nên các triều đại sau phải tuân thủ nguyên tắc "pháp tiên vương". Quan điểm đó đã tạo ra sự thụ động và trì trệ trong nhận thức thời cuộc của người Việt Nam. Đồng thời, sự ảnh hưởng của tư tưởng "nội hạ ngoại di" của Trung Hoa phong kiến đã tạo ra rào cản ngăn trở tầng lớp trí thức Nho giáo và vua quan triều Nguyễn mở cửa đối với văn minh phương Tây. Chúng ta cô thể.phân tích sâu hơn tình trạng nói trên bằng việc lý giải hiện tượng các vua Nguyễn độc tôn Nho giáo. Nhận thức được công cụ thống trị về tu tưởng của Nho giáo, đặc biệt trong việc củng cố vương quyền, Gia Long đã đưa Nho giáo lên địa vị quốc giáo. Điều này không khác so với triều Lê, song, với việc nhà vua đã biết đến các thành quả của nền văn minh Tây phương thì đây là một bước lùi về mặt tư tưởng. Chính sách đối ngoại sai lầm của các vua Nguyễn, bắt đầu từ Gia Long, được hoàn thiện và củng cố bới Minh Mệnh, được duy trì bởi Thiệu Trị và Tự Đức là một nguyên nhân quan trọng làm cho Việt Nam trở nên lạc hậu so với nhiều nước đương thời. Nói các khác, chính sách đóng cửa, bế quan toả cảng, tự cố thủ trong nền văn hoá Nho giáo đã đưa Việt Nam tới tình trạng trì trệ về mọi mặt. Mặc dù các vua Nguyễn luôn cử tàu thuyền đi thám sát tin tức các nước xung quanh, mặc dù Minh Mệnh đã tiếp xúc vớibáo tiếng Anh ởHương Cảng, mặc dù các vua và triềuđình luôn sử dụng hàng hoá mua của phương Tây và các nước lân cận, nhưng tinh thần tự tôn dân tộc, tư tưởng nội hạ ngoại di đã khiến họ cự tuyệt việc tiếp thu, học tập, phổ biến các tri thức văn hoá phương Tây ngay từ đầu. Tư tưởng phòng thủ thụ động, tiêu cực đối với sự xâm nhập của văn hoá, văn minh phương Tây nhằm phòng tránh nguy cơ xâm lược từ hướngnày đã chứng tỏ sự bất cập của giai cấp lãnh đạo nhà Nguyễn trong chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhìn sang Thái Lan cùng thời kỳ đó,chúng ta thấy một thực tiên khác hẳn. Đầu thế kỷ XIX, Thái Lan - lúc đó là Xiêm có nhiều đặc điểm kinh tế tương tự Việt Nam. Ở Xiêm lúc này cung là xã hội có nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc. Yếu tố kinh tếhàng hoá đã có nhưng chưa phát triển và hoàn toàn do người Hoa đảm nhiệm. Nội, ngoại thương đều do người Hoa quản lý.Tuy nhiên, ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX, trong nền kinh tế - văn hoá Xiêm đã xuất hiện một số dấu hiệu đầy triển vọng: "... việc buôn bán của Xiêm với các nước phương Tây còn rất hạn chế. Tuy vậy, ảnh hưởng của phương Tây đối với một số lĩnh vực văn được duy trì... Phương pháp chữa bệnh của phương Tây được áp dụng như tiêm chủng, giải phẫu... Năm 1837 nhà máy in được xây dựng, tờ báo bằng tiếng Anh đầu tiên được xuất bản, tờ Bangkok Recorder". Nhưng thập kỷ đầu thế kỷ này khi Anh, Mỹ yêu cầu vua Xiêm cho đặt quan hệ buôn bán thì đều đạt được những Hiệp ước thương mại có lợi nhất định. Chấpnhận hy sinh một số chủ quyền, mở rộng cửa với các nước tư bản, thi hành chínhsách ôn hoà với các tôn giáo khác ngoài Phật giáo, tận dụng thời gian gấp rút thực hiện chương chương trình âu hoá đất nước, vua Xiêm quyết tâm đưa nước mình nhanh chóng tiến kịp các nước phương Tây. Thực tế lịch sử cho chúng ta thấy, Việt Nam và Xiêm có cùng một xuất phát điểm về kinh tế vào nhưng thập kỷ đầu thế kỷ XIX, nhưng với hai đường lối, hai quan niệm đối lập về ngoại giao của các nhà cai trị đất nước đã tạo ra hai hướng lịch sử khác hẳn nhau. Thái Lan bắt đầu chấp nhận một số Hiệp ước bất bình đẳng nặng nề để tranh thủ thời gian bước vào quá trình canh tân, phát triển đất nước, tránh khỏi hoạ xâm lăng, rồi sau đó dần dần giành lại từng bước những chủ quyền đã mất, và trở thành một nước phát triển ở Đông Nam Á. Trong khi đó, các vua Nguyễn ở Việt Nam tiếp tục thi hành chính sách đóng cửa, thụ động trước tiến trình xâm lược của thực dân pháp, để rồi lần lượt để mất từng phần và cuối cùng là toàn bộ lãnh thổ vào tay quân xâm lược.

Như chúng ta đã biết, các yếu tố văn háo, văn minh phương Tây đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trước khi quân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Do thái độ và những đường lối sai lầm của vua chúa nhà Nguyễn nên các yếu tố này không có điều kiện phát huy ảnh hưởng trong đời sống xã hội. Chỉ đến khi Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của khu vực thuộc địa này nhằm làm bàn đạp cho tiến trình xâm lược toàn bộ đất nước Việt Nam thì các yếu tố văn hoá; văn minh đó mới có điều kiện ảnh hưởng mạnh hơn tới xã hộiViệt Nam. Năm 1868, Pháp khánh thành Sở Bưu điện Sài Gòn. Trường học tiếng Pháp và đào tạo thông ngôn được thành lập năm 1864. Cũng trong năm đó, thực dân Pháp phát hành cả báo tiếng Pháp và báo tiếng Việt. Các thiết chế mới của xã hội thực dân lần lượt được thiết lập ở ba tỉnh bị chiếm đóng này và dần dần lan toả theo bước chân xâm lược của Pháp. Cũng trong thời gian này, Tự Đức thực hiện lại việc cử người tới các nước lân cận khảo sát tình hình và cử các phái đoàn đi thương thuyết với Pháp nhằm chuộc lại ba tỉnh đã mất. Điều này đã tạo điều kiện cho một số quan chức của ta được tiếp xúc với văn hoá, văn minh Tây phương. Chính nhờ các cuộc khảo sát và thương thuyết này mà một số quan lại của triều đình mới nhận thức được tình thế hiểm nghèo như ngàn cân treo sợi tóc của vận mệnh dân tộc, nhận thức được con đường tất yếu phải canh tân, tự cường đất nước để mong thoát khỏi họa vong quốc. Các đề nghị cải cách ở Việt Nam thời kỳ này đã ra đời trong bối cảnh như vậy. Nghiên cứu sự xuất hiện các tư tưởng canh tân thời kỳ này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bản điều trần đều do các chí sĩ đã được tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với văn minh, văn hoá phương Tây đề xướng. Như vậy, một trong những nhân tố khách quan mang tính quyết định đối với sự xuất hiện các tư tưởng canh tân thế kỷ XIX là ảnh hưởng của văn hoá, văn minh phương Tây. Ảnh hưởng này sẽ ngày một mạnh mẽ, ngày một sâu rộng trong xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, góp phần làm dấy lên phong trào duy tân sôi nổi trên khắp cả nước.

Như trên chúng tôi đã để cập, hai nhân tố khách quan dẫn tới sự xuất hiện các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là sự xâm lược của thực dân Pháp và sựtiếp xúc với văn minh phương Tây. Nhưng đó mới chỉ là các nhân tố khách quan. Để có được các tư tưởng canh tân đất nước thì không thể thiếu nhân tố chủ quan, cụ thể là năng lực tư duy của những người đề xướng. Lịch sử bi thương và hào hùng nửa sau thế kỷ XIX cấp thêm một minh chứng hùng hồn cho lời tổng kết về đất nước và con người Việt Nam của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trong "Đại cáo Bình Ngô":

"Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có..."

Trước hoạ ngoại xâm, sức mạnh của dân tộc được huy động theo nhiều hướng. Một mặt, các cuộc kháng chiến của nhân dân bùng lên mãnh liệt chẳng lại sự xâm lược của thực dân Pháp, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình.

Mặt khác, trí tuệ Việt Nam được huy động để sản sinh ra những chí sĩ có tư tưởng đổi mới, nỗ lực tìm hướng tự cường dân tộc, tìm hướng đưa dân tộc thoát khỏi hoạ mất nước. Mặc dù ở thời điểm này Việt Nam đã không có một phong trào mà chỉ có sự khởi đầu của một xu hướng canh tân trong một số rất ít trí thức và quan chức, nhưng những gương mặt tư tưởng đổi mới này đã đóng vai trò "người trồng mầm khai hoá đầu tiên ở Việt Nam”.Những gương mặt tiêu biểu của xu hướng cải cách thời kỳ này có thể kể đến Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ , Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch... Các nhân vật này đều được tôi luyện và trưởng thành trong môi trường Nho giáo. Bản thân Nguyễn Trường Tộ, mặc dù đã theo đuổi nơi cửa Khổng sân Trình gần hai chục năm trời nhưng về sau cũng đả phá kịch liệt lối học vô dụng của nhà Nho.

Như vậy, trong hàng ngàn quan lại, nho sĩ cùng chịu nền giáo dục khoa cử đã xuất hiện một số người nhận thức được thực trạng yếu kém và tình thế hiểm nghèo của dân tộc, đưa ra được nhiều đề nghị đổimới giáo dục, cải cách kinh tế, tăng cường quốc phòng... nhằm cứu vãn đất nước khỏi hoạ ngoại xâm. Chỉ có thể lý giải được điều này khi căn cứ vào năng lực tư duy của cá nhân các nhà cải cách. Bởi vì, trong số những người được tiếp xúc với phương Tây, chỉ một số rất ít người: nhạy bén với thời cuộc, có tu duy mới mẻ, có tầm nhìn cởi mở mới tiếp cận được nhu cầu cấp bách phải canh tân, tự cường đất nước.

Tóm lại, sự kết hợp giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan như đã phân tích ở trên đã dẫn tới sự ra đời các tư tưởng cải cách ở nước ta thời kỳ này. Thiếu một trong những nhân tố quyết định kể trên thì không thể, có tư tưởng cải cách trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam lúc đó.

Dù tư tưởng cải cách đó không được thực hiện hay chỉ được thực hiện nửa vời trong thực tế lúc đó, nhưng nó có một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và ý nghĩa của nó đến nay vẫn còn toả sáng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế nào là đổi mới?

    19/05/2018Trường GiangĐổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Thậm chí có nhà văn đã phát biểu: "Trong thời đại này, không đổi mới tư duy coi như mù chữ”.
  • Kinh nghiệm - thực chất và ý nghĩa

    29/06/2016Vũ Anh TuấnKinh nghiệm là một khái niệm quan trọng trong triết học, nó thực sự có tác dụng không chỉ trong hoạt động nhận thức mà cả trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Song xung quanh khái niệm này hiện đang có nhiều cách hiểu và cách đánh giá khác nhau. Bài viết này xin góp phần làm rõ một số nội dung về thực chất và ý nghĩa của nó...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Không thể ngủ quên trên kho báu

    15/12/2010Trần Bạch ĐằngDân Việt Nam nói chung chưa giàu, còn những tiêu chuẩn công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc thì đang trong quá trình xác lập có khi còn rất dài lâu. Với thể chế của Việt Nam, khả năng giữa nước mạnh với dân giàu không đối chọi. Không đối chọi với điều kiện đất nước đang được quản lý đúng theo những gì mà tổ chức lãnh đạo kỳ vọng...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Đồng bộ

    17/01/2006Hà Văn ThịnhChuyện ở nước Thụy Điển xa xôi - nơi người dân có mức sống cao vào loại nhất nhì thế giới: Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và kẹt xe, chính phủ cho thu "thí điểm" thuế qua cầu vào thành phố những giờ cao điểm. Hiệu quả đạt được trên cả bất ngờ: Giảm 15% lượng xe lưu thông trên đường phố. Hai bài học đáng nghĩ: Đồng bộ và thí điểm.
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • xem toàn bộ