Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

08:08 SA @ Thứ Tư - 12 Tháng Mười, 2005

Tập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?

Khó có gì ở ta được quan tâm bằng cải cách hành chính. Cải cách thủ tục, khoán lương, tổ chức các trung tâm dịch vụ, hành chính, thực hiện chính sách một cửa… và là hàng loạt cố gắng không kể hết trong lĩnh vực này. Thế nhưng cho dù những cố gắng là không kể hết, thì những chuyển biến thật sự vẫn rất khó kể ra. Vì sao mọi chuyện lại nan giải đến như vậy? Phải chăng còn có nhưng vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?

Trước hết, nếu một ngôi nhà được thiết kế bất hợp lý, thì sự sắp xếp ở bên trong ngôi nhà đó rất khó cải thiện. Vấn đề cơ bản nhất của mọi ngôi nhà là việc bố trí không gian. Đối với ngôi nhà hành chính, đâu là không gian của nhà nước, đâu là không gian của người dân và xã hội dân sự là thiết kế cơ bản nhất. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền từ một chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp. Về mặt tuyên ngôn, từ lâu chúng ta đã từ bỏ chế độ nói trên, nhưng về mặt tổ chức và kỹ thuật, thì sự từ bỏ chỉ xảy ra khi chúng ta tái cấu trúc được "ngôi nhà hành chính".

Trong chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp Nhà nước làm hết mọi việc. Điều này cũng hợp lý vì toàn bộ tài sản của đất nước và toàn bộ nền kinh tế tập trung trong tay Nhà nước. Thế nhưng, trong nền kinh tế thị trường, tài sản, cũng như tiềm lực kinh tế nằm trong tay các thành phần kinh tế và các lực lượng xã hội khác nhau. Quan hệ xã hội cơ bản của kinh tế thị trường là quan hệ dân sự. Nghĩa là, người dân có quyền tự do "mưu cầu hạnh phúc" trên cơ sở tự nguyện, tự thoả thuận với nhau. Như vậy, hầu hết mọi việc của đời sống dân sự đều do người dân tự quyết định lấy. Người ta nói đến "một nhà nước nhỏ, một xã hội lớn" là vì lý do này.

Tập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách khống chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Ngày xưa, Đức Chúa trời còn không răn dạy được A đam và Ê va phải tránh làm điều tội lỗi thì ngày nay, không biết chúng ta có thể răn dạy được cả bộ máy hành chính không được lạm quyền không? Phải nhớ rằng A đam và Ê va chỉ có hai bàn tay trắng, còn bộ máy hành chính thì có đầy đủ mọi thứ từ nhà tù, đến xe tăng, đại bác... Thực tế cho thấy ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bộ máy này. Nếu một vị bộ trưởng, một ông Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội còn không tránh khỏi sự sách nhiễu thì những người dân sẽ tránh làm sao?! Bộ máy đẻ ra bộ máy, quyền lực đẻ ra quyền lực. Khống chế bộ máy hành chính bằng cách răn dạy, phê bình là rất khó khăn. Như vậy điều quan trọng là phải tránh hành chính hoá các quan hệ dân sự và phải dành khoảng không gian rộng lớn hơn cho quyền tự quyết của những người dân.

Ngoài ra, nguyên tắc pháp quyền - người dân được làm mọi điều mà pháp luật không cấm, còn các quan chức chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép, có vẻ thiên vị cho những người dân. Thế nhưng, không biết những điều mà những người dân bị cấm có nhiều hay không, còn những điều mà các quan chức được phép thì có vẻ nhiều vô kể. Vấn để là quyền tự quyết của người dân và những điều mà các quan chức được phép luôn luôn tồn tại trong mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Mỗi khi những điều mà các quan chức được phép nhiều lên, thì những điều mà những người dân được quyền tự quyết bắt buộc phải ít đi. Thực ra, mỗi khi người dân bị cấm thì bắt buộc các quan chức phải có quyền áp đặt sự tuân thủ và áp đặt chế tài. Bằng không sự cấm đoán sẽ không có nghĩa. Như vậy, cấm đoán càng nhiều thì bộ máy hành chính lại càng phình to ra. Và nguy cơ bộ máy vượt ra khỏi tầm kiểm soát là luôn luôn tồn tại.

Cuối cùng, trao quyền cho bộ máy hành chính như thế nào là vấn đề gốc rễ của cải cách hành chính. Trong bối cảnh hiện nay, cải cách hành chính là công việc khó khăn. Bộ máy đã được sinh ra thì thường có tính độc lập của nó, và có cả những lợi ích của nó. Nếu cải cách không mang lại được những lợi ích lớn hơn, thì bộ máy sẽ khó lòng chịu chuyển động. Vậy thì, chúng ta phải khuyến khích vật chất để cải cách, đồng thời phải cố gắng tránh hành chính hóa các mảng đời sống dân sự còn lại của xã hội.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác