Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc

10:29 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Bảy, 2021

Thử nhìn nhận tình hình phê bình tranh luận hiện thời

Một thời đại trong văn chương chỉ được đánh dấu đầy đủ thông qua những cuộc tranh luận.Tuỳ chất lượng những cuộc tranh luận ấy người ta có thể đánh giá văn chương tiến hoá đến đâu. 

Tranh luận để mở đường, tranh luận để cùng nhau làm mới những việc đã cũ. Có lẽ vì nghĩ thế mà chúng thường được các nhà văn học sử chăm chú ghi nhận. Vũ Đức Phúc ở Hà Nội (1971) và Thanh Lãng ở Sài Gòn (1973 )… từng viết nhiều về cái mà họ gọi là những cuộc đấu tranh tư tưởng hoặc đơn giản là những vụ án trong quá khứ. Gần đây, nhóm Nguyễn Ngọc Thiện cũng sưu tầm tới trên hai ngàn trang tài liệu, làm nên bộ sách mang tên Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX ( sách ra ớ NXB Lao Động, 2002 )

Những cuộc tranh luận hôm nay thì sao? Một người nước ngoài sau khi dự những cuộc hội thảo về phố cổ Hà Nội phải kêu lên : Sao mà các chuyên gia lắm ý kiến thế ! Mỗi người một ý, chẳng ai giống ai, do vậy cũng chẳng ai nghe ai. Vào cuộc hội thảo, mỗi người đọc xong bài phát biểu của mình thì chuồn, và người chủ trì hội thảo — vốn thiếu chủ kiến rõ ràng –cũng chẳng đưa ra nổi một kết luận cho ra kết luận. Thành thử vẫn có hội thảo đấy mà lại như là chưa có.

Trên văn đàn dăm bảy năm gần đây, cũng có tình trạng tương tự. Vào thời điểm sự sáng tạo đang chuyển đổi, có bao nhiêu việc phải cùng bàn bạc lại. Trong khi đánh giá một vài hiện tượng văn chương mới nảy sinh, bàn thêm về một vài khái niệm mới được du nhập, nhất là khảo sát tình hình chung và bàn về cái hướng mà văn chương phải đi tới…các đầu óc nhạy cảm đã chạm tới đủ mọi vấn đề quan trọng. Lại nữa ở đó luôn luôn có những ý kiến khác nhau, nó là mầm mống cần thiết cho một cuộc tranh luận.

Thế nhưng có cái lạ là nhìn lại chả cuộc trao đổi nào ra đầu ra đũa. Toàn những tràng pháo xịt hoặc pháo tép mà không có lấy một tiếng pháo đùng chắc chắn sẽ vang vọng vào lịch sử. Nghĩa là chúng không đủ sức tác động vào đời sống, đến mức mà sau này các nhà văn học sử phải tính tới, khi viết về giai đoạn chúng ta đang sống.

Khi lý giải tình trạng bế tắc này, nhiều người đã nói tới cái khó của tranh luận thời nay: Không có đất, không có tờ báo nào chịu trận,tức dám theo đuổi một cuộc tranh luận đến cùng.

Hoặc tranh cãi một hồi chẳng biết ai sai ai đúng và cũng chẳng có ai đủ sức đứng ra làm trọng tài phân giải. Nhiều người cũng đã than thở cho cái gọi là tình trạng thiếu văn hoá tranh luận vốn đã quá rõ ràng. Một ý kiến nêu ra, được người khác phản bác, thế là biến thành lời qua tiếng lại. Không thảo luận mà cãi vã. Xen vào nhiều động cơ cá nhân. Đầy ác ý khi bắt bẻ những sơ hở tầm thường. Lấy việc hạ nhục đối thủ làm sung sướng v.v… 

Những nhận xét đó đều đúng. Nhưng theo ý tôi sở dĩ một thời gian dài chúng ta không có được những cuộc tranh luận có chất lượng trước tiên vì các ý kiến ( kể cả người xướng lên ban đầu lẫn người phản bác lại ) bản thân nó không mấy khi tránh khỏi tình trạng hời hợt, người viết thường không đặt được vấn đề đúng với tầm vóc nó có thể có, lại càng không tìm được cách lý giải có sức thuyết phục. Chất lượng các ý kiến nêu ra càng thấp thì người ta càng dễ sa đà vào những cuộc cãi lộn vụn vặt và các báo càng thấy cần phải cho các cuộc đấu khẩu ấy kết thúc sớm. Thạch Lam từng viết từ hơn nửa thế kỷ trước, trong tập Theo dòng: “… ở nước ta, bất cứ phong trào gì đều có một tính chung là nông nổi, chỉ hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt“. Ở lĩnh vực nào không biết, chứ riêng đối với những cuộc tranh luận hôm nay thì nhận xét đó giống như một sự tiên tri, không ai cãi lại nổi.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt thích công kích cá nhân khi tranh luận?

    09/07/2021Công kích cá nhânlà một dạng nguỵ biện phổ biến trong tranh luận đặc biệt là trong những cuộc tranh luận giữa người Việt với nhau ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Đối với những người tôn trọng lý lẽ khi tranh luận, công kích cá nhân là loại nguỵ biện bị khinh rẻ nhất vì nó hoàn toàn không dựa trên lý lẽ, biến vấn đề cần tranh luận thành mâu thuẫn cá nhân và gây tổn thương sâu sắc cho đối phương...
  • Người Việt hời hợt (phần 7)

    26/11/2019Barry Huỳnh Chí ViễnTôi muốn phân tích sơ lược những yếu tố này để xem chúng đã ảnh hưởng tới tính cách của người Việt Nam ta như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử...
  • Người Việt hời hợt (phần 11)

    18/04/2020Trong chiến tranh, trí thông minh và sức mạnh tiềm ẩn của người Việt có đất để phát huy tối đa nhưng khi ở thời bình, người Việt lại trở về an phận thủ thường với con trâu cái cày hoặc cảm thấy tự mãn với quan chức bổng lộc...
  • Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận

    22/02/2021An TịnhTranh luận có mặt tốt, vì nó giúp mình làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Nhưng phải thừa nhận, mặt xấu nhiều hơn, dễ gây rạn nứt tình cảm, anh em đôi khi còn chẳng nhìn mặt nhau nữa...
  • Dẫn nhập về Người Hời Hợt

    08/02/2021Barry Huỳnh Chí ViễnHãy đọc kỹ bài viết dưới đây để xem mình có những đặc điểm của một người hời hợt hay không nhé?
  • Người Việt hời hợt (phần 3, 4, 5, 6)

    12/03/2020Barry Huỳnh Chí ViễnKhi tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính chất giao tiếp quốc tế và người Việt Nam trên lý thuyết bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để học tiếng Anh cả trong chương trình chính quy và ngoại khóa mà kết quả vẫn rất tệ, đó là một sự lãng phí rất lớn...
  • Người Việt hời hợt (phần 1, 2)

    26/12/2019Barry Huỳnh Chí ViễnNếu bạn đã từng tiếp xúc với nhiều người đến từ các nền văn hóa hoặc quốc tịch khác nhau, bạn sẽ thấy được rằng đa phần người Việt Nam có lối tư duy khá hời hợt, thiếu chiều sâu...
  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Người Việt và văn hóa tranh luận

    15/05/2018Sưu tầmCó những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận...
  • Không thể hiện đại hóa tâm trạng

    30/10/2017Phan Thắng thực hiệnBản sắc dân tộc là những mã số văn hoá ẩn tàng bền vững trong chiều sâu tâm thức một cộng đồng, chi phối tâm trạng con người trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Mất bản sắc con người trở nên khắc khoải, bơ vơ về mặt tinh thần, suy giảm năng lượng sống. Do đó, vấn đề phát triển luôn luôn phải gắn liền với vấn đề bản sắc như hình với bóng. Vì người ta có thể hiện đại hoá xã hội, hiện đại hoá hành vi và công cụ, nhưng không thể hiện đại hoá tâm trạng con người...
  • 'Ơ hay, sao mình hời hợt quá'

    08/05/2017Nhật HạHằng ngày, một bộ phận bạn trẻ thường thốt lên: “Chán thiệt, sao mình hời hợt quá”...
  • Tản mạn về tranh luận

    24/04/2017Nguyễn Thị HậuTự do bày tỏ chính kiến còn là nhân cách người trí thức. Khi quan điểm, cách nhìn khác nhau thì tôn trọng sự khác biệt, tranh luận vì mục đích tìm chân lý chứ không hơn thua “lấy ngôn đè người”, không bao giờ cố có tiếng nói cuối để làm “người thắng cuộc” trong sự hãnh tiến. Không nấp vào số đông để đàn áp ý kiến thiểu số...
  • Cách tranh luận online

    09/06/2016Lê Ngọc SơnTranh luận tốt sẽ làm nảy nở và bồi đắp tri thức và chân lý cho một cộng đồng/dân tộc. Tranh luận dở, sẽ dẫn đến các bế tắc, tạo ra các ẩn ức và tàn phá các mối quan hệ trong cuộc sống, thêm nữa nó là lực cản của sự phát triển xã hội...
  • 'Thưa sinh viên - những người sống hời hợt và vô bổ'!

    21/07/2015Đ.Q tổng hợp"Thưa các anh chị sinh viên - trí thức cao - mong các anh chị sống bớt hời hợt và vô bổ cho xã hội nhờ!"
  • Kỹ năng tranh luận - Đánh giá từ các huấn luyện viên của Hồng Kông

    24/10/2014Ariel ConantMặc dù như thư ký Carrie Lam ChengYuet-ngor bình luận rõ ràng rằng “nó không phải là 1 cuộc tranh luận”, Young Post đã thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trọng tài để nghe các ý kiến của họ xem ai là người chiến thắng nếu buổi nói chuyện là cuộc tranh luận thông thường...
  • Chúng ta buộc phải sắc sảo

    12/10/2014Khánh DũngÔng Nguyễn Trần Bạt là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Investconsult Group - Công ty Tư vấn hàng đầu Việt Nam. Ông là một người nghiên cứu sâu sắc và rộng khắp các lĩnh vực về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. PV Nguyệt san Doanh nghiệp đã trao đổi với ông về nghề tư vấn tại Việt Nam....
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”

    16/03/2014Tô Phương Thủy thực hiệnNếu đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Xã hội nào cũng có có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Chẳng hạn, ở phương Tây, “chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, thì không ai quan tâm bạn sống hay chết”...
  • xem toàn bộ