Tản mạn về tranh luận

10:39 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Tư, 2017
Vài năm gần đây nhiều công trình của các học giả nổi tiếng như Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh… đã được xuất bản trở lại sau thời gian dài không được phổ biến, kể cả trong môi trường học thuật. Những tác phẩm báo chí, khảo cứu văn hóa, tùy bút ghi chép của các nhà văn hóa này đã mang lại cho người đọc nhiều hiểu biết mới về xã hội Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ XX đến 1945, khoảng thời gian mà trước đây chúng ta chỉ thường được biết một phần nhỏ từ dòng văn học “hiện thực phê phán” được “chọn lọc” giảng dạy trong nhà trường (ở miền Bắc).
.
Xã hội Việt Nam trước 1945 qua những gì được học và đọc qua văn học, hiện ra khung cảnh nông thôn thì nghèo đói bần cùng tăm tối những chị Dậu, anh Pha, lão Hạc, Chí Phèo…; thành thị thì đầy rẫy lưu manh đĩ điếm, thị dân tiểu tư sản những Xuân tóc đỏ, Năm Sài Gòn, cụ Cố Hồng, bà Phán, cô Kếu tân thời… Đâu đó thấp thoáng bóng dáng thầy giáo nghèo, dân buôn gánh bán bưng, mấy cô tiểu thư lãng mạn, vài thanh niên sống với “lý tưởng” xa vời nào đó. Kiến thức môn lịch sử cho biết thêm về phong trào dân chủ 1936 – 1939 với tên một số tờ báo, vài nhà báo… nhưng cũng chỉ vậy. Hầu như các tác phẩm báo chí hay những cuộc tranh luận mà tác giả không phải là người hoạt động trong phong trào cách mạng… thì không có trong chương trình giảng dạy. Vì vậy đã có những thế hệ học sinh, sinh viên không hề biết đến những học giả trên, hoặc chỉ biết về họ dưới một cái lý lịch “phản động”.
.
Nay qua các tác phẩm của những học giả, những nhà văn hóa nổi tiếng trước 1945 hiện lên hoạt động tinh thần của tầng lớp trí thức và thị dân ở đô thị khá đa dạng. Ở đó, như trường hợp sưu tập tác phẩm của Phan Khôi do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và chỉnh lý, ta thấy rõ một điều, thực sự đó là những tác giả và tác phẩm chống lại chế độ áp bức con người, đấu tranh cho tự do và nhân quyền.

Khi lý giải vì sao ông Phan Khôi có thể viết những bài báo phản biện, đấu tranh thậm chí chống đối nhà cầm quyết Pháp một cách mạnh mẽ, có thể lên tiếng về những vấn đề xã hội trên nhiều lĩnh vực như thế… nhiều người đã nêu ra những lý do như, mặc dù là thời thuộc Pháp nhưng chính quyền thực dân Pháp vẫn thực hiện tự do báo chí, dân chủ ở mức độ nhất định, do bản lĩnh, sự dũng cảm “dám nói” của Phan Khôi, kiến thức uyên bác và tri thức vững chắc của ông trên nhiều lĩnh vực…

Nhưng đồng thời không thể không nhận thấy không khí tranh luận trao đổi của ông và các bậc thức giả thời đó rất lành mạnh, nội dung có khi rất gay cấn, có thể đối lập, lời lẽ tranh biện rất sắc sảo nhưng giọng điệu ôn tồn, đúng mực, không gay gắt không ám chỉ hay phê phán cá nhân, không xúc phạm đời tư của nhau, không miệt thị kiểu như “ông biết gì về lĩnh vực này mà nói”, không đả kích kiểu “cái ông này chỗ nào cũng xía vô”… Những vấn đề từ văn hóa đến chính trị, từ kinh tế đến xã hội… các học giả trong vai trò người trí thức đã lên tiếng trước thời cuộc, với trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Qua những cuộc tranh luận hay trao đổi, không chỉ tầng lớp trí thức hiểu nhau hơn, có thể đi đến đồng thuận với nhau, mà quan trọng hơn xã hội được thêm những tri thức từ họ, dân trí được nâng cao cũng từ đó chứ không chỉ từ giáo dục trong trường học. Sự dân chủ được họ “thực hành” với đúng tinh thần dân chủ, đó là đối thoại trong tinh thần tôn trọng con người.
Tự do bày tỏ chính kiến còn là nhân cách người trí thức. Khi quan điểm, cách nhìn khác nhau thì tôn trọng sự khác biệt, tranh luận vì mục đích tìm chân lý chứ không hơn thua “lấy ngôn đè người”, không bao giờ cố có tiếng nói cuối để làm “người thắng cuộc” trong sự hãnh tiến. Không nấp vào số đông để đàn áp ý kiến thiểu số theo kiểu “ném đá”, cũng không dựa vào địa vị để “độc quyền chân lý”.
.
Trong cuộc sống cũng như trong học thuật, tranh luận, phản biện, đối thoại là chuyện cần làm và phải được coi là bình thường. Mỗi người có quyền tự do bày tỏ chủ kiến của mình và để người khác tự do “mở miệng”. Ai cũng vậy, có nói ra mới biết mình đúng sai thế nào. Có một môi trường “văn hoá tranh luận” có sự tôn trọng thì người ta có thể và dám nói. Bằng không, người ta ngại, sợ hoặc không muốn nói! Tệ hơn nữa, hễ “mở miệng” là chỉ xếch mé mỉa mai hay chửi bới nhục mạ lẫn nhau. Cứ thế sẽ không còn sự trao đổi, đối thoại, tranh luận… Khi không ai nói gì thì có vẻ như yên ổn, nhưng là sự yên ổn của mặt ao tù nước đọng.
.
Và chỉ khi bản thân giữ được một tinh thần tự do, con người mới biết tôn trọng những khác biệt, đối thoại bình tĩnh và khoan hòa, thừa nhận sai lầm của mình với sự cầu tiến. Đồng thời luôn xác định một chỗ đứng độc lập để bày tỏ chú kiến chứ không ẩn mình trong một đám đông khi đối thoại hay tranh luận.
Sài Gòn 12.4.2016
Nguồn:Tia Sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • Nghĩ về một thái độ tranh luận

    27/06/2018Trần Văn ChánhTrong sinh hoạt học thuật-tư tưởng, tranh luận dưới hình thức phản biện giúp làm sáng tỏ các lẽ phải trái, hoặc sự kiện đúng sai, từ đó các bên tham gia và những người quan sát bên ngoài có thể điều chỉnh lại nhận thức ban đầu của mình cho những vấn đề đang được xem xét...
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Cách tranh luận online

    09/06/2016Lê Ngọc SơnTranh luận tốt sẽ làm nảy nở và bồi đắp tri thức và chân lý cho một cộng đồng/dân tộc. Tranh luận dở, sẽ dẫn đến các bế tắc, tạo ra các ẩn ức và tàn phá các mối quan hệ trong cuộc sống, thêm nữa nó là lực cản của sự phát triển xã hội...
  • Phan Khôi và những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm 1920 - 1930

    05/08/2015Lại Nguyên ÂnNhững năm 1920-1930, trên báo chí ở ba miền Việt Nam đã nổ ra khá nhiều cuộc tranh luận xung quanh “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Một số công trình nghiên cứu và tư liệu nhiều năm qua đã đề cập đến những tranh luận ấy. ..
  • Kỹ năng tranh luận - Đánh giá từ các huấn luyện viên của Hồng Kông

    24/10/2014Ariel ConantMặc dù như thư ký Carrie Lam ChengYuet-ngor bình luận rõ ràng rằng “nó không phải là 1 cuộc tranh luận”, Young Post đã thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trọng tài để nghe các ý kiến của họ xem ai là người chiến thắng nếu buổi nói chuyện là cuộc tranh luận thông thường...
  • Tự do ngôn luận để khích lệ thảo luận hoặc tranh luận

    23/10/2014Nguyễn Trần BạtTrên các diễn đàn, các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đang diễn ra phong phú. Đây là một hoạt động mang tính dân chủ tạo cơ hội để người dân, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tranh luận, thảo luận nhằm góp ý cho sự nghiệp Đổi mới lên một tầng cao mới...
  • Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận

    21/10/2013GS. TS. Nguyễn Đức DânMột nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận...
  • Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc!

    03/09/2011Hà Văn ThịnhChị cho
    rằng lớp trẻ thời nay đang tố Trung Quốc, bài Trung Quốc hơi nhiều. Nói
    cách khác, chị đã vơ tất cả những ai chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc
    vào trong cái rọ có tên gọi là thế hệ 8X. Phải chăng chị
    muốn nói rằng những ai chống lại việc giao đất rừng đầu nguồn cho người
    nước ngoài, chống lại việc nhân nhượng quá đáng ở Biển Đông…, đều thuộc
    vào thành phần trẻ người non dạ? Sự hoang tưởng đôi khi làm mờ mắt nhận thức nhưng hoang tưởng đến mức nghĩ rằng giới trí thức của một nước lại thiển cận và u mê hơn một người thì quả là quá đáng.
  • Tranh luận

    25/06/2011Nguyễn Tất ThịnhXưa nay những cuộc tranh luận đều là một nhu cầu sinh hoạt rất cần thiết trong đời sống xã hội, như một nhu cầu tự thân của xã hội xử lý đúng hơn với chính những nội dung khác nhau trong chủ đề được tranh luận đó, cùng với đó là nhu cầu phát triển nhận thức của những người tham gia( đặc biệt là những học giả hay những người có hiểu biết, có quan tâm khác nhau... )
  • Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

    17/12/2010Bùi Quang Minh thực hiệnTranh luận “Triết học có là khoa học hay không”
    chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết
    học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của
    “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người...
  • xem toàn bộ