Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Con người lạ lắm. 5 người thì 10 ý. Nên việc bất đồng quan điểm thường xuyên xảy ra. Ngoài đời vậy, giữa các tôn giáo cũng vậy, mà trong cùng một tôn giáo cũng vậy.
Tranh luận có mặt tốt, vì nó giúp mình làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Nhưng phải thừa nhận, mặt xấu nhiều hơn, dễ gây rạn nứt tình cảm, anh em đôi khi còn chẳng nhìn mặt nhau nữa.
Đạo Phật xử lý vấn đề này như thế nào?
1. Đức Phật giảng, khi mình chưa thành đạo, thì chớ nên bảo chỉ quan điểm này đúng, ngoài ra là sai lầm.
Mình đã thành đạo chưa?
Nếu chưa, đừng vội khẳng định điều gì hết. Phải luôn tâm niệm rằng, điều mình biết còn ít, điều chưa biết còn nhiều, điều đã biết có thể sai.
2. Nếu trong một giới hạn nào đó, mình có thể chắc chắn một cách tương đối, điều này mình biết là đúng.
Vậy hãy nghĩ thêm:
- Mình nói điều này ra có lợi ích gì không?
- Có đúng thời điểm không?
- Mình nên nói bằng cách nào?
Những điều trên rất quan trọng. Mình nói mà không lợi ích cho người, cho mình, thì nói làm chi? Một người đang trong cơn giận dữ, thì ít nghe người khác nói lắm. Hãy đợi họ bình tâm lại. Nội dung nói tuy quan trọng, nhưng cách nói, thái độ nói cũng quan trọng vô cùng.
3. Dưới con mắt nhân quả, thì không có Đúng, Sai, Phải, Trái. Mọi người, kể cả chúng ta, đều là những con rối của nhân quả. Chịu sự chi phối của nhân quả.
Vậy thì làm gì có ta đúng, người sai.
Hiểu được như vậy thì ít tranh luận lắm.
4. Đức Phật dạy lòng từ ra sao nào? Không làm khổ mình, khổ người.
Giờ họ đang tin vào tư tưởng kia. Thì mình chỉ trích làm chi? Trừ khi tự họ có những thắc mắc đem qua hỏi mình, thì mình nói. Chỉ trích lòng tin của một người, chẳng phải khiến người đó khổ sao?
Mà chắc gì lòng tin mình đã đúng.
5. Nếu cuộc tranh luận đã xảy ra, thì đức Phật dạy như vầy:
- Bây giờ, chúng ta hãy tạm đặt những vấn đề bất đồng sang một bên, bắt đầu bằng những gì đồng thuận.
Anh chủ trương thiện như thế nào? Thiện mang lại lợi ích gì? Cách áp dụng thực tế như thế nào?
Mình chủ trương thiện thế này, mang lại những lợi ích này, cách thực hiện như thế này.
6. Nếu chúng ta chỉ nói chuyện dựa trên những gì mình đã thực chứng, thì cuộc đời này ít cãi lộn lắm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)