Cách tranh luận online
Tôi đang tham gia một khoá học trực tuyến (online course) về phương pháp nghiên cứu khoa học của Đại học Southampton, Anh. Và thấy họ đưa ra những quy tắc rất hay về tranh luận trên môi trường online, nên muốn giới thiệu tới bạn bè các nguyên tắc này, vì thấy nhiều người hay phạm vào các nguyên tắc tranh luận.
Tranh luận tốt sẽ làm nảy nở và bồi đắp tri thức và chân lý cho một cộng đồng/dân tộc. Tranh luận dở, sẽ dẫn đến các bế tắc, tạo ra các ẩn ức và tàn phá các mối quan hệ trong cuộc sống, thêm nữa nó là lực cản của sự phát triển xã hội. Điều tệ là, từ không ít các bạn du học sinh mà tôi gặp đến những người "thành công", cũng hay phạm phải các nguyên tắc này. Một trong những lỗi thường gặp là "tấn công cá nhân, thay vì phản biện nội dung/ý tưởng".
Các nguyên tắc tranh luận online, tôi tạm dịch, là:
- Các bình luận nên ngắn gọn và đi vào trọng tâm; không quá 2 hoặc 3 đoạn văn bản ngắn. Đây là một cuộc đàm thoại, chứ không phải là một cuộc độc thoại - chả ai muốn đọc những bài diễn luận cả.
- Đọc thấu đáo tất cả các bình luận và phản hồi của bạn trước khi bạn post chúng. Nếu bạn ẩu đoảng, bạn sẽ hối hận ngay sau đó.
- Phản biện phải nhắm vào ý tưởng, thay vì nhắm vào chủ nhân của ý tưởng - và cần lịch thiệp khi làm điều đó.
- Hãy nghĩ trước khi post bất cứ bình luận nào: Nếu bạn thấy rằng với lời bình luận bạn đang viết sẽ khiến bạn và người đang tranh luận chả muốn nhìn mặt nhau sau đó, vậy thì đừng post bình luận đó.
- Nhớ rằng người học/người tranh luận đến từ những môi trường văn hoá khác, tuổi tác khác nhau và kinh nghiệm sống khác nhau.
- Giải thích các từ viết tắt bạn dùng và tránh dùng biệt ngữ, nếu có thể.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn