Hạt cơ bản

04:08 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Hai, 2011

Một cái tên dễ khiến người đọc nhầm lẫn đây là một cuốn sách lý thuyết vật lý. Kì thực, đây là một tác phẩm văn học nổi tiếng trong nền văn học Pháp đương đại, một cuốn sách không mấy dễ đọc vì sự dữ dội cũng như giá trị nhân bản của nó được chắt lọc qua lối viết khác người để làm nổi bật chính giá trị nhân bản ấy của tiểu thuyết gia Michel Houellebecq. Tác phẩm vừa được ra mắt độc giả Việt Nam qua bản dịch của dịch giả Cao Việt Dũng – dịch giả thuộc thế hệ 8X từng được giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2005.

Ở Pháp, Hạt cơ bản được xem là một hiện tượng và rất ăn khách. Năm 1998, khi Hạt cơ bản ra đời, văn đàn Pháp bùng nổ với những khen chê và nhận xét về tầm cỡ của nó cũng như người viết. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, cuốn sách thực sự là một thành công trong việc phê phán xã hội phương Tây hiện nay, cũng như dư âm về những năm 1960-1970 của thế kỉ trước. Nó khiến người đọc dễ liên tưởng và suy tưởng đến Rừng Na–uy của H. Murakami, mặc dù hai lối viết hoàn toàn khác nhau, của hai bậc thầy văn chương ở hai miền đất khác nhau.

Lấy chính đời sống của mình, nền tảng gia đình mình để xây dựng tiểu thuyết, và có lẽ cả chính những đớn đau của bản thân, Houellbecqueq đã xây dựng hai nhân vật chính– hai anh em Bruno Clement và Michel Djerzinski như hai đối trọng trong một cực– xã hội của những phóng túng dư thừa dục vọng, nỗi khốn khổ của con người hiện đại với đời sống trống rỗng, nhàm chán, cô đơn. Xen lẫn với những kí ức tuổi thơ khốn khổ của hai anh em, hai tính cách, hai số phận và hai con đường đi hoàn toàn khác nhau: người anh đam mê tình dục đến mù quáng, người em lại theo đuổi một mô phạm đạo đức lý tính, dịu dàng theo lối của triết gia Kant. Dù cùng chung dòng máu, dù có những xuất phát khác nhau, nhưng cả hai đều chịu chung một số phận: bị kết án không thể hưởng hạnh phúc. Bởi họ, và những người quanh họ, bằng cách này hay cách khác, cuống cuồng lao vào kiếm tìm hạnh phúc hay cố trượt đi bên lề đời, đều cũng chỉ là những nạn nhân đang bị cuốn trong guồng quay xuống dốc không phanh của một xã hội tôn thờ chủ nghĩa tiêu dùng, sự đe dọa của nhân bản vô tính và những bóng tối của giá trị tự do thái quá, trong đó, một phần nguyên nhân không nhỏ là hậu quả của phong trào giải phóng tình dục những năm 60 của thế kỉ trước. Trong guồng quay ấy, đời sống như một quả bom nguyên tử mà mỗi một con người chỉ là một hạt– một phân tử thật bé bỏng bị nuốt chửng mà thôi.

Có thể nói, dưới ngòi bút của Houellebecq, con người hiện đại bị bóc trần, hiện lên thảm hại, trống rỗng, họ chịu đựng từng giây phút tự do như chịu từng nỗi đau đớn có thể cảm thấy được một cách sâu sắc nhất. Đọc tác phẩm, người đọc không chỉ giật mình, không chỉ hướng về chia sẻ, mà còn phải nhìn lại chính những giá trị tự thân của đời sống chúng ta hôm nay, để thấy được sự đớn đau cũng như niềm hạnh phúc hiện có thật lớn lao, thật nhân bản. Giá trị nhân bản của Hạt cơ bản có lẽ chính là ở chỗ đó. Và chính điểm đó, mà cuốn sách tuy không dễ đọc, đã được dịch ra ba mươi thứ tiếng và được đón nhận trên toàn cầu.

Michel Houellebecq là một tiểu thuyết gia rất được chú ý ở Pháp hiện nay. Trước khi trở thành tiểu thuyết gia, ông đã từng là một nhà thơ. Năm 1992, ông in tập thơ đầu tay mang tên Kiếm tìm hạnh phúc, tập thơ đã được trao giải thưởng Tristan Tzara – giải thưởng mang tên một nhà thơ dada danh tiếng. Những tác phẩm tiếp theo của ông, Mở rộng phạm vi đấu tranh (tiểu thuyết – 1994), Ý nghĩa của chiến đấu (thơ –1996), Hồi sinh (thơ– 1999)... cũng đã gây được nhiều tiếng vang. Tuy nhiên, Hạt cơ bản vẫn được xem là tác phẩm thành công của ông, mặc dù sau đó, năm 2001, ông còn có thêm một tiểu thuyết mới, là Plateforme viết về đề tài du lịch tình dục. Sự có mặt của Hạt cơ bản tại Việt Nam là một cơ hội để chúng ta thưởng thức một trong những tác phẩm lớn của tiểu thuyết gia này, một tác phẩm mà theo The New Yorker, nó đã góp phần đưa nước Pháp trở lại cường quốc văn chương trên thế giới.


Hạt cơ bản đề xuất một hệ hình tư tưởng mới về cuộc sống con người…
Cao Việt Dũng dịch
Trước tiên, tôi muốn được gửi lời chào tới những người đối thoại đặc biệt của tôi hôm nay, ông Dương Tường, ông Cao Việt Dũng và ông Nguyễn Chí Hoan, các nhà văn và dịch giả nổi tiếng, và muốn được nói ngay rằng tôi chỉ ngồi chung bàn cùng họ với tư cách một người đọc bình thường và người nhiệt thành ngưỡng mộ cuốn sách quan trọng này, mà ông Cao Việt Dũng đã nhận lấy trách nhiệm dịch sang tiếng Việt, cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ được đọc và bình luận rộng rãi ở Việt Nam.

Hạt cơ bảnlà một tác phẩm lấy chủ đề tiến hóa xã hội – phải nói ngay rằng cuộc tiến hóa đó thường xuyên có tính đau đớn – nhưng ngoài ra nó còn đề xuất một hệ hình tư tưởng mới về cuộc sống con người, một biến chuyển về tồn tại thực sự. Liệu ở đâu việc đọc, suy tư về sự cắt đứt và sự tiếp nối này có thể cấp thiết hơn ở đây, ở Việt Nam, đất nước đang nổi lên, đang khai sinh trước mắt chúng ta một mẫu hình xã hội cải tổ, thêm một lần nữa.

Tôi nghĩ rằng có thể khẳng định Hạt cơ bản – xuất bản cách đây 9 năm – là cuốn sách quan trọng nhất của Michel Houellebecq cho đến nay, và rất có nguy cơ sẽ là đỉnh cao sự nghiệp của ông. Theo suốt lịch sử văn học, có thể thấy rằng một nhà văn được hưởng thành công lớn về cả phê bình và bạn đọc đến như vậy thường không ít thì nhiều trở thành tù nhân của thành công đó – và thành công của Houellebecq còn ở tầm vóc toàn thế giới.

La possibilité d’une île, cuốn tiểu thuyết dài mà Houellebecq xuất bản 7 năm sau (năm 2005) – một thất bại lớn về doanh số – chỉ là một hình thức tiếp theo của Hạt cơ bản và của những mối bận tâm chính của ông (chẳng hạn sinh sản vô tính, nỗi hoang mang liên quan đến tình dục (nhất là ở đàn ông) và phong trào Kỷ nguyên mới (New Age)). Hai cuốn sách giống như những hồi cố nhìn từ tương lai, nhưng Hạt cơ bản chủ yếu cắm rễ vào thực tại và cái cụ thể, trong khi La possibilité d’une île sa lầy nhiều hơn trong những ý tưởng vị lai mơ hồ; nếu quả thật lộ trình phát triển của cuộc sống con người đi theo hướng mà Houellebecq đã miêu tả, có thể người ta sẽ đánh giá cao hơn cuốn sách này, trong một tương lai xa…

Để trở lại với hiệu ứng bùng nổ gây ra bởi Hạt cơ bản khi nó được xuất bản, cần phải nhấn mạnh rằng cuốn sách là một thành công đầy xcăngđan: một cuốn sách huy động rất nhiều ý tưởng mạnh, một số cực đoan sâu sắc, và cả những ý tưởng bảo thủ, thậm chí là phản động, một cuốn sách như thế hẳn là phải chia rẽ bạn đọc của nó… Trước hết, nhiều trí thức Pháp, nhất là những người thoát thai từ phong trào xã hội tháng Năm năm 1968, cảm thấy bị Hạt cơ bản tấn công, và vì lý do sau đây: Houellebecq – người khiêu khích hoàn hảo – tỏ ra coi trọng những lời khuyên nhủ đăng trong các tạp chí dành cho thiếu nữ hơn là tư tưởng của những bậc thầy tư tưởng của giới trí thức Pháp như các triết gia Gilles Deleuze và Guy Debord, cả hai đều bị nhà văn chế nhạo vì đã tự sát chỉ vì không chịu nổi ý nghĩ mình đang già đi.

Vì là người có gốc Anh, tôi rất hứng thú theo dõi sự tiếp nhận của cuốn sách trên báo chí tiếng Anh. Tôi nhận ra rằng người Anh đã khá nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của cuốn sách. Nó đã được dịch ra tiếng Anh bởi một người Ireland, Frank Wynne, bản dịch sau đó được trao một giải thưởng danh tiếng về dịch thuật, dưới cái tựa Atomised (Nguyên tử hóa) trong ấn bản ở Anh, nhưng được giữ nguyên là Hạt cơ bản (The Elementary Particles) trong ấn bản ở Bắc Mỹ.

Trên thực tế, ở Mỹ sự tiếp nhận lại lạnh nhạt hơn nhiều: chẳng hạn tờ New York Times đã đánh giá nó là “cuốn sách đáng kinh tởm một cách sâu sắc”, và ngoài ra còn nhiều lời bình luận không lấy gì làm vẻ vang khác. Nhiều tư tưởng bị tấn công trong Hạt cơ bản (đặc biệt là các tư tưởng liên quan đến tổ chức xã hội) rõ ràng là có nguồn gốc từ Mỹ (người châu Âu vẫn phản ứng hết sức mạnh mẽ trước sự lan tràn của Đế quốc Mỹ, giờ đây đã vươn những cái vòi bạch tuộc đi xa hơn bao giờ hết). Song song với đó, những cái đích ngắm khác của Houellebecq là các tư tưởng của một số trí thức Pháp tìm được vinh quang quốc tế nhờ vào sự đón nhận ở Bắc Mỹ, chẳng hạn như Jacques Derrida hay Jacques Lacan. (Hãy thử gõ từ “Lacan” vào công cụ tìm kiếm Google, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì.) Từ thái độ khinh thường của Houellebecq dành cho sự xâm nhập lẫn nhau của các tư tưởng Pháp-Mỹ, người ta sẽ biết không phải là tình cờ nếu cuốn sách của ông bị đón nhận ở đó theo cách ấy.

Tuy nhiên, ở Anh, mọi chuyện tốt đẹp hơn nhiều. Tất cả các tờ báo nghiêm túc đều chào đón nó như một “tiểu thuyết ý tưởng” quan trọng, và đồng thời như một chân dung trung thực về một xã hội đang trong cơn khó ở. Bản dịch nhanh chóng được in thành sách bỏ túi, với một cái bìa khá bắt mắt… Nhà phê bình của tờ The Observer đã tiên đoán rằng nó “sẽ trở thành một cuốn sách được sùng bái”. Nhà văn Anh (rất mê văn hóa Pháp) Julian Barnes đã không ngần ngại đưa Hạt cơ bản lên tận mây xanh bằng cách gọi nó là “cuốn sách của năm” của ông, và miêu tả nó như thế này: “Một cuốn tiểu thuyết dám đi săn con thú lớn trong khi những tiểu thuyết khác loay hoay nhằm bắn thỏ”.

Ngoài Vương quốc Anh, Hạt cơ bản đã tạo ra nhiều quan tâm trên khắp châu Âu: Ý, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch… Một kế hoạch lớn của Pháp chuyển thể truyện thành phim, với José Garcia trong vai Bruno và với chính Houellebecq tham gia viết kịch bản, đã được hình thành trước khi bị xếp lại. Cuối cùng, lại là một nhóm làm phim người Đức quay thành phim hoàn chỉnh (bằng tiếng Đức) vào năm ngoái, không hề có sự can dự của Houellebecq, đạo diễn là Oskar Roehler, và với Moritz Bleibtreu trong vai Bruno, người đoạt giải Gấu Bạc cho diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Berlin 2006.

Houellebecq tiếp tục khơi gợi những niềm đam mê – ủng hộ và cả phản đối - những tác phẩm của ông. Có một trang web tên là “Những người bạn của Michel Houellebecq”, và một trang khác tên là “Liên minh của những kẻ thù của những người bạn của Michel Houellebecq”.

Ngoài những bình luận ngắn về những ý tưởng và chủ đề của Hạt cơ bản trên đây, tôi muốn nói thêm một chút về phong cách của cuốn sách, điều đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực.

Nói rằng Houellebecq tạo ra phong cách trong các tiểu thuyết của mình rất có thể là hoàn toàn không chuẩn xác. Ông tự khoác lên mình một “phản-phong cách”, với một giọng điệu vừa có tính xã hội học một cách vờ vịt vừa thật sự cay độc, đủ sức làm người đọc bị xóc nảy, thường xuyên chuẩn xác cao độ, những điều quá đà, những ngông cuồng và sự xuống dốc của một thời kỳ. Thời kỳ đó – vẫn đang là thời kỳ của chúng ta – Houellebecq đã thật sự cho vào tầm ngắm của mình. Ông truyền đạt niềm say mê không có điểm dừng của một người lý tưởng chủ nghĩa bị xử tội, của người mơ mộng gần như đặt lòng tin vào những điên loạn vừa thảm họa vừa không tưởng: sự tìm kiếm cái nơi vừa có ở khắp nơi vừa không ở đâu cả. Cần phải thêm vào đó một cái nhìn tinh nhạy với chi tiết và một sự hài hước nhức nhối, và bằng cách đó, một phong cách đã xuất hiện – nhưng là một phong cách đoạn tuyệt với toàn bộ truyền thống văn chương Pháp – có lẽ là ngoài những người bị xử tội khác như Céline hoặc Camus? – và phong cách đó chối từ toàn bộ sự lệ thuộc vào một trường phái, ngay cả khi những người bắt chước ông đã ngày một đông thêm.

Tuần vừa rồi, một người bạn nhà văn Pháp sống ở thành phố Hồ Chí Minh nhận xét với tôi về Hạt cơ bản: với ông, cuốn tiểu thuyết này độc đáo vì nó đi ngược lại ý tưởng đã quá cũ mòn gắn liền tự do tình dục được rất nhiều “những người sáu tám” ở Pháp rao giảng (Peace and Love, v.v…) với những tư tưởng “cánh tả”. Trải nghiệm của các nhân vật hướng đến chỗ chỉ ra rằng một thứ lôgic tàn nhẫn – và tương tự với một thị trường kinh tế theo chủ nghĩa tự do cao độ – đi liền với xã hội “bi quan”: chiến thắng của những kẻ có vẻ ngoài đẹp đẽ hơn, những kẻ trẻ hơn, những kẻ mạnh hơn, và không có cách nào chặn lại hoặc giảm bớt chừng mực của xu hướng đó – và cái đó khá gần gũi với các tư tưởng chính trị của cánh hữu…

Để kết thúc một vài nhận xét này, tôi muốn để cuốn sách tự phát biểu. Tôi có thể đọc đoạn trích bằng tiếng Việt trong bản dịch xuất sắc này, nhưng các bạn có thể tự làm được việc đó ngay vào tối nay, cho nên tôi sẽ đọc từ bản gốc. Trong đoạn này, Michel Djerzinski, nhà khoa học, tự vấn về chức năng của đàn ông:

Thực ra, Michel tự hỏi khi quan sát chuyển động của ánh mặt trời trên chiếc riđô, đàn ông thực ra dùng để làm gì? Có thể là ngày trước, khi lũ gấu còn đông đảo hơn, nam tính có thể đóng một vai trò nhất định và không thể thay thế nào đó; nhưng kể từ vài thế kỷ nay, rõ ràng đàn ông gần như không còn có ích gì. Đôi khi họ trốn tránh sự buồn chán của mình bằng vài ván tennis, trò chơi ít xấu xa nhất; nhưng đôi khi họ cũng tự thấy cần thiết phải thúc đẩy lịch sử, nghĩa là về bản chất khơi lên các cuộc cách mạng và chiến tranh. Ngoài những đau khổ phi lý mà chúng tạo ra, các cuộc cách mạng và chiến tranh cũng phá hủy đi cái tốt đẹp nhất của quá khứ, mỗi lần lại buộc phải xóa bỏ hoàn toàn để xây dựng lại. Tiến hóa của con người không đều đặn, tăng tiến dần dần mà hỗn loạn, không cấu trúc, bất định và bạo lực. Tất cả những cái đó đàn ông (với cái sở thích liều lĩnh và bấp bênh, sự phù phiếm thô kệch, sự vô trách nhiệm, cái bạo lực bản chất của mình) là kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp và duy nhất. Xét về mọi mặt một thế giới được tạo nên từ phụ nữ sẽ ở trình độ cao hơn rất nhiều; nó sẽ tiến hóa chậm rãi hơn, nhưng đều đặn, không quay ngược lại sau và không phải đặt đi đặt lại vấn đề về một trạng thái hạnh phúc chung.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Theo vết chân những người khổng lồ & Sự đỏng đảnh của phương pháp

    12/12/2014Hai cuốn sách nghiên cứu, biên khảo về những trường phái văn hoá tư tưởng phương Tây quan trọng, giới thiệu một cách tương đối hệ thống các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu trong văn hóa nghệ thuật suốt hai thế kỉ qua ở phương Tây...
  • Thế giới của Sophia

    13/04/2014Điệp HoaCuốn sách mà tôi muốn nói đến là “Thế giới của Sophie” của tác giả Jostein Gaarder, Na Uy, do Huỳnh Phan Anh dịch, xuất bản tại Việt Nam năm 1998. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt chỉ hai năm sau khi xuất bản tại Na Uy Trong thời gian đó, “Thế giới của Sophie” cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Điều này chứng tỏ sự nhất bén của người dịch và nhà xuất bản...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • Đọc “Dòng đời”

    18/12/2006Cao Huy ThuầnLần đầu tiên, văn học Việt Nam có một tiểu thuyết đồ sộ, dựng lên cả một xã hội ba mươi năm hậu chiến với đủ khía cạnh văn hóa, chính trị, kinh tế, đưa ra những bộ mặt tiêu biểu của đủ giai tầng xã hội mới cũ, vẽ lên một bức tranh hoạt họa linh động, bi hài. Phải vừa là chuyên gia, vừa là nhà văn mới viết được một truyện dài như thế, lý sự thâm hậu xen kẽ với tình tiết tài hoa...
  • Dòng đời – Dòng tâm huyết

    18/12/2006Đông LaDòng đờilà tác phẩm có tính sử thi, nhưng không thuần sử, nghĩa là tác giả không chỉ liệt kê và mô tả những sự kiện xảy ra trên đất nước mà chủ yếu ông tái hiện cái hành trình gian khó của sự nảy sinh, sự đơm hoa kết trái, những bài toán và lời giải còn ở phía trước của công cuộc đổi mới. Về nghệ thuật, Nguyễn Trung lựa chọn bút pháp hiện thực rất giản dị, rất trong sáng...
  • Đọc tiểu thuyết "Dòng đời"

    07/12/2006Phan Đình DiệuTác giả đã tỏ ra rất chắc tay khi không e ngại đi sâu vào những khía cạnh tế nhị, chứa nhiều uẩn khúc tâm lý hoặc nhiều khác biệt chính kiến để đưa ra được một cách trung thực và thẳng thắn - dù vẫn không xa rời hình thức văn học của một cuốn tiểu thuyết - những vấn đề vừa cấp thiết, vừa nóng bỏng đặt ra cho sự phát triển của đất nước ta trong một thời kỳ dài từ quá khứ vừa đi qua cho đến hiện tại hôm nay...
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Quân Vương

    17/08/2006Vũ Mạnh Hồng & Nguyễn Hiền Chiđược coi là cha đẻ của khoa lý luận chính trị hiện đại nền lý luận dựa trên những sự kiện thực nghiệm, phi tôn giáo và không rao giảng đạo đức. Đối với những người nghiên cứu triết học, Machiavelli được đánh giá như một trong những tác gia hàng đầu cần nghiên cứu trong lĩnh vực triết học chính trị. Làm nên vai trò to lớn ấy của ông một phần là nhờ vào tác phẩm Quânvương...
  • 'Nhân nào quả ấy' - phiếm luận của Vương Trí Nhàn

    23/07/2006Cát Tường“Ngoài trời lại có trời”, “Nhân nào quả ấy” (và sắp tới là “Cánh bướm và đóa hướng dương”) là các tập sách tiểu luận phê bình vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ cho in lại. Đó là những quyển sách khá quen thuộc mang “nhãn” nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một viết về văn học nước ngoài, một bàn về văn hóa đương thời...
  • Đạo của vật lý

    10/07/2006Nguyễn Tường Bách dịchNhững tính chất lạ lùng của vật lý hiện đại đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nềnvật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì?

    01/02/2006Phạm Anh TuấnCó lẽ những quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. Chính nhờ những lần tán ngẫu nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống. Sự yên lặng và quân bình dường như đều tập trung ở đây, bên ly cà phê với bạn chúng ta đã học được những gì?
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Thiên đường của trái tim

    07/10/2005Là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, Komensky đã để lại những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn. Các chuyên gia sư phạm coi Komensky là người đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại. Những nhận định của ông về xã hội, về con người và cuộc đời… vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ...
  • Các lạt ma hóa thân

    12/10/2005Sách thu hút bạn đọc các giới trước hết do sức hấp dẫn của những câu chuyện truyền miệng vốn có từ lâu về xứ sở huyền bí Tây Tạng. Mà, theo truyền thống tâm linh, người ta tin, sau khi chết, một vị lạt ma có thể hóa thân thành một người khác...
  • Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân

    12/10/2005Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân thể hiện ở độ cao của núi thiêng Cailat (6666 mét) mang ý nghĩa toàn cầu, nó nhắc nhở ta về những quy luật của hành tinh chúng ta. Nhưng tại sao các quy luật đó lại liên can tới những con số 6666 dữ tợn? Bởi Trái đất vốn hiền hòa và hành tinh chúng ta vốn xanh tươi cơ mà!
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Lưới trời ai dệt

    17/08/2005Khi con người ngắm nhìn vũ trụ thì đó là cảnh tượng của một cái giả hợp ngắm nhìn một cái giả hợp khác và tưởng cả hai đều thực có. Đó chính là nhầm lẫn lớn nhất của cảm quan và ý thức. Đó là "vọng tâm", là nguyên ủy của thế giới và con người, là cơ nguyên của mọi dạng tồn tại. Trong vọng tâm thì mọi sự đều có, nhưng chúng không thực có. Thế nên tất cả đều có và tất cả đều không. (Nguyễn Tường Bách)
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Minh triết của giới hạn

    03/08/2005Nguyễn Trung HiếuTập sách này bắt đầu bằng những câu hỏi triệt để và quyết liệt. Triệt để nhưng không khép kín, tập sách mời gọi bạn đọc vào một cuộc phiêu du trí tuệ. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình...
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • xem toàn bộ