Sách Cải cách và Sự phát triển
Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
LỜI TỰA
Trước hết, xin được nói về lý do mà tôi quyết định viết cuốn sách này, cuốn sách bàn về lý luận cải cách.
Từ lâu, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các nước thế giới thứ ba đều tiến hành cải cách nhưng chỉ rất ít nơi thành công. Hay có thể nói, cho tới lúc này, các nước đang phát triển vẫn là những nước không thành công trong việc phát triển, thậm chí tốc độ phát triển càng ngày càng chậm vì định hướng phát triển càng ngày càng xa rời đòi hỏi của cuộc sống.
Trước đây, mỗi nước đều biệt lập, không có điều kiện để so sánh, do đó các cuộc cải cách ở mỗi quốc gia chỉ được tự nó xem xét. Đôi khi một vài chương trình phát triển của các tổ chức quốc tế cũng xem xét những là xem xét trong những bối cánh cụ thể, trong những điều kiện kinh tế, chính trị cụ thể. Do đó không thấy sự lạc hậu hay sự lạc điệu của các cuộc cải cách ấy. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá, chúng ta không những có khả năng mà còn bắt buộc phải so sánh các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba với nhau, cũng như so sánh chúng với toàn bộ những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hoá. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu là tổ chức các cuộc cải cách như thế nào để thế giới thứ ba cải cách thành công và hội nhập được vào dòng chảy chung của sự phát triển toàn cầu.
Qua những nghiên cứu về thực trạng của thế giới thứ ba, tôi nhận ra rằng, phần rộng lớn này của thế giới lạc hậu nhất là về chính trị và biểu hiện quan trọng nhất của sự lạc hậu ấy là nhân dân ở đó không có tự do. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của thế giới thứ ba. Nhân dân không có tự do nên không có không gian để phát triển về mặt tinh thần, không thể vươn đến sự nhận thức đầy đủ về các đòi hỏi cho sự phát triển con người. Khi con người không nhận thức đầy đủ về nhu cầu phát triển các giá trị tinh thần của mình thì không thể có phát triển thật sự.
Những nghiên cứu của tôi đã di đến một kết luận có tính chất nguyên lý về lý luận, đó là không thể có sự phát triển nào đi trước tự do. Vì thế, tất cả các cuộc cải lương mà các nhà cầm quyền của thế giới thứ ba đã và dang làm chỉ là những hoạt động khất lần trước nguy cơ bùng nổ chính trị chứ không phải là chuẩn bị để phát triển.
Lý luận của tôi là lý luận phi cách mạng, nghĩa là tôi không tán thành việc tiếp tục xuất hiện các cuộc cách mạng. Các cuộc cách mạng trong quá khứ dẫn con người tới thành công sớm cho mục tiêu giải phóng dân tộc nhưng cũng bắt con người phải trả giá cho những hậu quả của nó, và cho đến bây giờ vẫn chưa trả hết. Quá trình trả giá này còn có thể kéo dài trong nhiều chục năm nữa. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, các hoạt động khoa học, những hoạt động có tính chất nghiên cứu về đời sống chính trị ở các nước thế giới thứ ba, cần tập trung giải quyết hậu quả này. Nếu có ai đó nghĩ rằng việc nghiên cứu là để bảo vệ, duy trì sự thống trị của các nhà cầm quyền hiện nay thì chỉ chứng tỏ anh ta không hiểu đời sống chính trị. Nhà cầm quyền chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách giải quyết các vấn đề phát triển dân tộc, nếu không thì chính họ sẽ không còn cơ hội tồn tại.
Để giải quyết bài toán phát triển của mình, thế giới thứ ba không còn con đường nào khác lại buộc phải cải cách, buộc phải hội nhập vào hệ tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá. Cải cách chính là để phát triển. Đây cũng chính là động cơ thúc đẩy tôi kết cuốn sách này.
Nó có mục tiêu rõ ràng là nhằm đưa ra những lý giải khoa học về một loạt vấn đề liên quan đến phát triển và tiến bộ của thế giới thứ ba mà tôi cho là cấp thiết. Tuy nhiên, trước một vấn đề quá rộng lớn, chắc chắn phải cần thêm nhiều nghiên cứu khác của các đồng nghiệp mới mong bao quát hết. Nếu những gì trình bày ở đây thu hút được sự quan tâm của bạn đọc thì đối với tôi đã là một may mắn lớn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2005
Tác giả, NGUYỄN TRẦN BẠT
Mục lục
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH
Chương I. Quan niệm về Cải Cách
I. Khái niệm và bản chất của cải cách
1. Đổi mới, cải cách và cách mạng
2. Cải cách: Bản chất và mục tiêu
II. Cải cách - bài toán của lý thuyết phát triển
1. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển
2. Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững
III. Giới hạn của cải cách
1. Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên
Chương II. Nội dung và Phương pháp luận Cải cách
I. Các cuộc cải cách cơ bản và đặc tính của nó
1. Đặt vấn đề
2. Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong
3. Tính trễ của cải cách chính trị
4. Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hóa
5. Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách
II. Tự do - Linh hồn của các cuộc cải cách
1 . Tự do – Sản phẩm của cải cách hay cách mạng
2. Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển
III. Tính đồng bộ của các cuộc cải cách
1. Về khái niệm tính đồng bộ và sự cần thiết phải tiến hành đồng bộ các cuộc cải cách
2. Đảm bảo tính đồng bộ của các cuộc cải cách
PHẦN II: CÁC NƯỚC THẾ GIỚI THỨ BA VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH
Chương III: Các nước thế giới thứ ba trong bối cảnh Toàn cầu hoá
I. Toàn cầu hóa và những thay đổi của thế giới hiện đại
1. Tốc độ đổi mới của thế giới hiện đại
2. Tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng
II. Những xu thế phát triển tất yếu của thế giới hiện đại
2. Tự do hóa về kinh tế
2.1. Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói
Chương IV: Nghiên cứu một số nội dung cải cách Các nước thế giới thứ ba
1. Vấn đề xây dựng mô hình kinh tế
2. Kinh tế tư nhân - Động lực của quá trình cải cách kinh tế
2.1. Những sai lầm trên quy mô hệ thống
2.2. Những vấn đề của kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển
2.3. Kinh tế tư nhân và các giá trị chân chính của nó
2.4.Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam
3. Phát triển khu vực kinh tế nhà nước
II. Cải cách chính trị
1. Những di sản của một cuộc giải phóng nửa vời
2. Sự chậm trễ của cải cách chính trị ở thế giới thứ ba
3. Thể chế lạc hậu và những căn bệnh của nó
3.1. Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích
3.2. Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng
4. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ ở thế giới thứ ba
4.1. Xây dựng thể chế cho phát triển
4.2. Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị
4.3. Phác thảo chương trình cải cách chính trị ở các nước thế giới thứ ba
III. Cải cách văn hóa
1. Sự lạc hậu về văn hóa của thế giới thứ ba
2. Nền văn hóa phi tự nhiên hay sai lầm chính trị của thế giới thứ ba
3. Ảnh hưởng của văn hóa lạc hậu đối với tiến trình phát triển
4. Cải cách văn hóa như thế nào?
1. Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba
2. Những căn bệnh chung của hệ thống giáo dục ở thế giới thứ ba
3. Truy nguyên tình trạng lạc hậu của hệ thống giáo dục
CHƯƠNG KẾT: CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh