(1469 - 1527) được coi là cha đẻ của khoa lý luận chính trị hiện đại nền lý luận dựa trên những sự kiện thực nghiệm, phi tôn giáo và không rao giảng đạo đức. Đối với những người nghiên cứu triết học, Machiavelli được đánh giá như một trong những tác gia hàng đầu cần nghiên cứu trong lĩnh vực triết học chính trị. Làm nên vai trò to lớn ấy của ông một phần là nhờ vào tác phẩm Quânvương.
Lâu nay, trong giới nghiên cứu triết học Việt Nam nói chung và những người nghiên cứu triết học xã hội, triết học chính trị nói riêng, những tác phẩm của các nhà lý luận chính trị phương Tây trong lịch sử chưađược quan tâm đúng mức mà một phần là do nguyên nhân tư liệu. Góp phần khắc phục khiếm khuyết này, Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã tổ chức địch và giới thiệu tác phẩm Quân vươngcủa Machiavelli.
Tác phẩm Quân vươnggồm lời Nhà xuất bản, lời giới thiệu, mục lục, phần viết về tác giả, tác phẩm và chính văn với 26 phần nhỏ. Trong phần viết về tác giả và tác phẩm, dịch giả đã phác họa một cách đầy đủ về tác giả, về những tư tưởng chủ yếu của tác giả và ý nghĩa thật sự của tác phẩm. Về tác giả Machiavelli, các dịch giả đã đề cập đến ba khía cạnh tư tưởng - nhà lý luận chính trị thiên tài, nhà yêu nước vĩ đại, nhà tư tưởng quân sự lớn. Về tác phẩm, cần chú ý đến nhận xét của Ph.Bêcơn như lời chỉ dẫn sáng suốt để tiếp cận nội dung tư tưởng của tác phẩm này: "Chúng ta chịu ơn Machiavelli và những tác giả đã viết về những điều mà con người làm chứ không phải những điều con người nên làm".
Chính văn tác phẩm gồm 26 phần, có thể chia ra thành các nội dung lớn: các vương quốc - cách cai trị chúng (từ phần 1 đến phần 11), vấn đề quân đội (từ phần 12 đến phần 14), những phẩm chất cần có của một quân vương (từ phần 15 đến phần 21), vấn đề quân sư (từ phần 22 đến phần 24) và hai phần lẻ: vai trò của số phận và lời kêu gọi giải phóng Italia.
Nội dung lớn đầu tiên các vương quốc, cách thức cai trị chúng được đề cập trong11phần. Tác giả đã dựa vào những sự kiện lịch sử mà ôngtận mắt chứng kiến hay được ghi chép lại để phân biệt các hình thức vương quốc: các quốc gia quân chủ thế tập, các quốc gia quân chủ mới, các thể chế cộng hòa (không được phân tích trong sách này). Dựa trên cách thức bình định, Machiavelli chia các vương quốc thành: các vương quốc giành được do binh lực và tài trí của bản thân, các vương quốc giành được bằng binh lực của người khác và vận may của bản thân, các vương quốc giành được bằng tội ác, các vương quốc dân sự và các vương quốc của giáo hội. Theo ông, mọi vương quốc đó đều được cai trị theo một trong hai cách thức: quân vương cai trị cùng các cận thần phong kiến tập quyền chuyên chế và quân vương cai trị cùng các lãnh chúa [phong kiến phân quyền]. Machiavelli không bàn cụ thể về cách thức bình định các vương quốc mà ông chỉ quan tâm đến cách thức cai trị sau đó. Theo ông, những vùng đất bị chinh phục có sự tương đồng về văn hóa với chính quốc sẽ dễ dàng sáp nhập với chính quốc (tr. 46), nếu không, quân vương sẽ phải đích thân đến đó cai trị và thực hiện chính sách đồng hóa (tr. 46). Đó là nói về đại thể, còn đối với từng cách thức mà vị quân vương đã tiến hành chinh phục vùng đất mới, Machiavelli nêu lên những thuận lợi và khó khăn khác nhau mà vị quân vương ấy phải đương đầu. Điều mà ông luôn nhấn mạnh là quân vương phải dựa vào thực lực của bản thân và của nhân dân. Trong quan niệm của ông, nhân dân luôn là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong nội dung đầu tiên của tác phẩm, Machiavelli cũng đưa ra vô số những lời khuyên về những thủ đoạn mà các quân vương nên áp dụng (tr.85, 94-95).
Nội dung lớn thứ haibàn về quân đội được trình bày từ phần 12 đến phần 14.Machiavelli mở đầu bằng tuyên bố về vai trò không thể thay thế của quân đội như là nền móng chủ yếu của mọi vương quốc (tr. 112). Ông bàn đến các loại quân, những lợi điểm cũng như những hậu họa mà hình thức quân đội đó mang lại. Đó là quân đánh thuê, ngoại binh và quân đội tạo thành từ những thần dân của vương quốc mình. Machiavelli cho rằng, quân đánh thuê và ngoại binh không những vô dụng mà còn rất nguy hiểm (tr. 113), và vị quân vương khôn ngoan chỉ nên dựa vào chính thần dân của mình (tr. 124, 127). Khi bàn về quân đội, Machiavelli cũng đề cập đến các phương thức rèn luyện cho bậc quân vương về quân sự, bới theo ông, công việc chiến tranh là công việc của kẻ trị vì (tr. 128).
Những phẩm chất của một quân vươngđó là nội dung lớn thứ ba của tác phẩm, được thể hiện trong 7 phần nhỏ tiếp theo. Nội dung này thể hiện rõ đặc điểm "chính trị thực tiễn" của tư tưởng Machiavelli, khi ông cho rằng quân vương nào muốn thành công thì phải học được cách gác lòng tết sang một bên, việc có vận dụng nó hay không tùy thuộc vào thời thế (tr. 134). Ông phân tích từng cặp phẩm chất đạo đức, tính tốtthói xấu theo cách hiệu thông thường và luận chứng cho quan điểm tùy thời. Một quân vương, theo ông, cần biết tùy thời mà tốt hay không tết, nhưng phải làm ra vẻ mình có đầy đủ mọi đức tính. Điều quan trọng nhất đối với quân vương là cần tránh bị khinh miệt và thù ghét. Qua sự biện luận của Machiavelli, chúng ta có thể thấy, đứctính duy nhất mà ông mặc định cho một bậc quân vương - đó là sự khôn ngoan và mục đích duy nhất của ông khi khuyên quân vương tốt xấu tùy thời là bảo vệ được vương quốc và địa vị của mình. Trong nội dung này, quan điểm đáng lưu ý của Machiavelli là quan điểm về tấm quan trọng của "lòng dân" (tr. 175) và nguyên tắc lựa chọn chính sách trị nước rất hiện đại: không có chính sách nào toàn vẹn, cán phải biết chọn lấy cái bất lợi nhỏ nhất (tr. 179-180).
Vấn đề bộ máy giúp việc cho quân vương - những quân sư cũng được đề cập trong tác phẩm như là nội dung lớn thứ tư, từ phần 22 đến phần 24. Machiavelli phân tích mối quan hệ qua lại giữa quân vương và quân sư của mình, trong đó cả hai bên đều phải có trách nhiệm đối với nhau (tr. 182-183). Ông khuyên các bậc quân vương cần phải khôn ngoan trong sự lựa chọn quân sư. Ông cũng đã phân tích một cách tỉnh táo lý do khiến các quân vương Italia đánh mất vương quốc của mình như là dẫn chứng cho lý luận của ông về quân sư.
Hai phần nhỏ sau cùng, Machiavelli dành riêng bàn về số phận (tr. 191- 196) và kêu gọi giải phóng [thống nhất] Italia. Quan điểm về số phận của Machiavelli là một quan điểm thực tế, tiến bộ. Ông cho rằng, số phận chỉ chi phối một nửa những hành động của con người, nửa kia là do con người quyết định (tr.191 ).Về thời thế, theoMachiavelli, hành động của con người có thể khác nhau nhưng cùng đạt đến thành công hay thất bại là do hợp hay không hợp thời (tr. 193). Trong lời kêu gọi giải phóng Italia, Machiavelli đã thể hiện mình như một người yêu nước chân chính với những lời biện luận hết sức thống thiết về cơ hội giải phóng đất nước (tr. 202-204).
Quânvương, từ lần xuất bản đầu tiên (năm 1532) cho đến nay, luôn gây ra những cuộc tranh luận gay gắt. Việc tiếp xúc với tác phẩm này - một trong những kinh điển của lý luận chính trị học thế giới trên quan điểm kế thừa có phê phán của triết học Mác - Lênin, có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người nghiên cứu triết học, chính trị học cũng như độc giả rộng rãi.