Những bài học trả bằng nước mắt
Ở Huế, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là một người "chịu" đọc và thường có "phản ứng" nhanh trên mặt báo. Từ Hà Nội về, ông mang theo một cuốn sách cũ - Những con chim hồng hộc (NXB Phụ Nữ, Trần Đĩnh dịch) dày gần 500 trang.
+ Người "phản ứng nhanh" sao lại tìm đọc một cuốn sách xuất bản từ năm 2005?
- Tôi ưu tiên đọc cuốn này vì vừa bắt gặp trên mạng một câu trong bài viết "Sản xuất ở Trung Hoa, đón đọc khắp thế giới" của Helen Brown (do Phạm Toàn - tức nhà văn Châu Diên, dịch) mới hay Những con chim hồng hộc (NCCHH - nguyên bản tiếng Anh Wild swans, Phạm Toàn dịch là Thiên nga hoang dã) đã nổi tiếng trên thế giới từ 15 năm trước, đã bán được hơn 10 triệu bản và năm nào cũng đứng đầu danh sách "tiểu sử phản ánh lịch sử được mượn đọc nhiều nhất" tại các thư viện nước Anh…
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê |
+ "Văn học tư liệu" phản ánh những biến động trời long đất lở của Trung Quốc thế kỷ 20 thì lâu nay thiếu gì…
- Bạn đọc đi rồi sẽ thấy. NCCHH nói được rất nhiều điều về Trung Quốc một cách thật sống động nhờ thông qua bi kịch một gia đình rất đặc biệt với ba thế hệ có người thân là tướng lĩnh Quốc dân đảng, cán bộ cộng sản cấp cao và "Hồng vệ binh" - những thế lực vừa là "chủ nhân", vừa là nạn nhân của những tấn thảm kịch ở Trung Quốc trong hơn nửa thế kỷ vừa qua.
Tác giả là người trong cuộc, mẹ cô là "nhân vật chính" của cuốn sách, nên NCCHH đầy ắp những chi tiết đắt giá. Ví như ngày mẹ theo bố hành quân xa 1.000 dặm đến Tứ Xuyên để bảo vệ chính quyền cách mạng mới thành lập, mẹ kiệt sức vì lần đầu mang thai nhưng bố không cho mẹ lên xe jeep đi cùng, cũng không cho gửi đồ đạc vì bố là người cán bộ cộng sản kiên cường, "không muốn thiên vị và mẹ cần phải rèn luyện". Và bố nói: "Em chọn hoặc xe jeep, hoặc vào Đảng, chứ không thể chọn cả hai được đâu!".
Rốt cuộc mẹ suýt chết vì dạ con bị vỡ… Cũng vì tính cách kiên cường ấy, khi mẹ bị bắt vì bị ngờ là có quan hệ với Quốc dân đảng, ông đã không tới thăm và cũng chính ông đã hai lần gửi thư lên Mao chủ tịch: "…Tôi kêu gọi đồng chí với tư cách một đảng viên cộng sản, hãy ngưng lại cuộc Cách mạng văn hóa…". Rốt cuộc ông ta lại bị bắt, bị hành hạ đến hóa điên. Mãi đến lúc cận kề bên cái chết, ông mới tỏ ra ân hận qua bức điện gửi vợ đang đau ốm trong trại cải tạo: "Xin nhận cho anh lời xin lỗi đến với em quá muộn trong đời. Anh sung sướng với bất cứ trừng phạt nào chính là vì tội của anh với em…".
+ Ông có vẻ xúc động trước một câu chuyện cũ?
- Trong NCCHH có rất nhiều những "bài học" phải trả bằng máu và nước mắt như thế. Không chỉ cho một con người mà cho cả một dân tộc. Cứ nghĩ mà xem, trên thế giới ở đâu cũng luôn tiềm ẩn một loại người, một thế lực muốn vượt khỏi tầm kiểm soát của đồng loại, không cho ai "phản biện", rất dễ đưa đến những tai họa khôn lường. Thật may là chính nhờ công khai và thường xuyên nhớ đến những bài học đắt giá trong quá khứ mà nước Trung Hoa vĩ đại mới khơi dậy được tiềm lực, tập hợp nhân tài để có diện mạo như ngày hôm nay.
Nội dung khác
Hồi ký Hồ Hữu Tường: Một góc lịch sử làng báo
21/03/2018Phạm Quang HuyRobert Langdon tái xuất trong cuốn sách mới nhất của Dan Brown
09/02/2018Thu HoàiBí mật và sức mạnh ẩn chứa trong 'Ngôn từ' của Sartre
09/02/2018Hòa BìnhĐêm Núm Sen: Những cái êm rất xóc!
14/08/2017Mai Anh TuấnViết Kinh Bắc, trường hợp Trần Thanh Cảnh
23/07/2016Hoài NamTiểu thuyết Cá Hồi - cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái
15/06/2016Trần Xuân TiếnThần thánh và bươm bướm
04/01/2011Ra mắt cuốn sách “Olga Berggoltz của tôi” - Một Olga nhiều hơn ta từng biết
05/12/2010Minh ChâuMột mình một ngựa
02/12/2010Thời Của Thánh Thần
03/11/2010Nguyễn Vĩnh Nguyên lùa hai con bò vào triết học
17/09/2010Văn BảyThời tiết đô thị*
04/08/2010Ngô Bảo Châu