Thế giới của Sophia

04:38 CH @ Chủ Nhật - 13 Tháng Tư, 2014

Cuốn sách mà tôi muốn nói đến là “Thế giới của Sophie” của tác giả Jostein Gaarder, Na Uy, do Huỳnh Phan Anh dịch, xuất bản tại Việt Nam năm 1998. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt chỉ hai năm sau khi xuất bản tại Na Uy Trong thời gian đó, “Thế giới của Sophie” cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Điều này chứng tỏ sự nhất bén của người dịch và nhà xuất bản

Đây là cuốn sách đặc biệt do là tiểu thuyết, song tiểu thuyết về lịch sử triết học. Xét thuần túy về lịch sử triết học thì "Thế giới của Sophie" là một sự tóm lược cơ bản, ngắn gọn và hết sức sinh động suốt từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã cho tới thời hiện đại, với những gương mặt của các triết gia tiêu biểu nhất. Tuy nhiên điều lý thú nhất ở cuốn sách là hình thức thể hiện cách xem xét lịch sử tư tưởng nhân loại của tác giả. Ở đây lịch sử triết học được viết dưới dạng những bài giảng, thư từ và các cuộc trò chuyện giữa ông giáo môn triết học Alberto - một đầu óc thông thái, uyển chuyển, giàu kiến thức, với Sophie - một cô bé 14 tuổi, đầu óc ngây thơ, hồn nhiên. Không phải ngẫu nhiên Jostein Gaarder lại để cho nhân vật học triết của mình ở tuổi 14 - 15. Ở tuổi này, phần lớn con người biết khao khát hiểu biết tri thức nhân loại, nhưng lại chưa kịp chất chứa trong đầu óc, mình bất kỳ thành kiến nào. Cả Alberto và Sophie đều là những đầu óc rộng mở, không định kiến. Họ không đổ khuôn cho lịch sử trong khi xem xét nó để rồi ném tất cả vào cái khuôn đó, nếu không vào khuôn thì bị loại vì không có giá trị.

Với cách tư duy trong sáng và hồn nhiên, những tư tưởng triết học tinh túy, lấp lánh của nhân loại, từ những triết gia cổ xưa như Socrate, Platon, Democrite... đến Hegel, Marx, đến những đại diện của triết học hiện sinh, triết học sinh thái ...v.v, đã được tái hiện cô đọng và trung thực. Ngoài các triết gia, những nhà khoa học và những phát minh của họ có ảnh hưởng to lớn tới việc giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học và có tính cách mạng trong nhận thức của nhân loại cũng được đưa vào, như Sigmund, như Charles Darwin.

Câu chuyện độc đáo giữa hai thầy trò Alberto và Sophie, tuy nhiên, lại nằm trong khuôn khổ của một cuốn tiểu thuyết do thiếu tá Albert, một nhân vật giấu mặt của truyện, viết để tặng con gái mình nhân sinh nhật 15 tuổi. Cách xây dựng kết cấu câu chuyện của tác giả như vậy cũng chứa đựng tính triết học sâu sắc. Mọi hành động, mọi suy nghĩ tính toán dù đến mức nào của hai nhân vật Alberto và Sophie thực ra đều nằm trong trò chơi của ông thiếu tá Albert với chiếc máy chữ cà tàng. Điều đó cũng giống như con người, vừa tác động vào thế giới, lại vừa nằm trong sự ngự trị của các qui luật vũ trụ. Con người thật vĩ đại, nhưng cũng rất nhỏ nhoi trong trò chơi của vũ trụ. Tuy nhiên con người vẫn có thể vĩnh cửu. Để khẳng định điều này, tác giả đã để hai nhân vật Alberto và Sophie vượt ra khỏi tính toán của người tạo ra họ sang thế giới những nhân vật của truyện cổ Grimm, hay của Andersen, những nhân vật đã chứng minh được sự sống mãi của chúng ta trong lòng người đọc.

Cuốn sách khép lại bằng những trạng nêu lên nhận thức của nhân loại về vũ trụ qua thành tựu của thiên văn học hiện đại, khiến chúng ta thấy được sức mạnh lớn lao của nhận thức, cũng như giới hạn của nó nơi con người, nhưng lại đầy kích thích với bản chất tò mò của những đầu óc không bao giờ thỏa mãn bởi những gì đã biết.

Đối với người đọc Việt Nam, có thể Jostein Gaarder có cách tư duy và một cách nhìn rất khác, rất mới. Tác giả đã cố gắng nhìn nhận tư tưởng của các triết gia như nó vốn có, tái hiện nó và không dùng nhãn quan của mình để đánh giá nó. Sự phân tích các học thuyết triết học được thể hiện khéo léo bằng cách để cho người thầy giáo trả lời các câu hỏi của học sinh mình.

Điều kỳ diệu của "Thế giới của Sophie" chính là ở chỗ triết học dưới ngòi bút của tác giả khiến cho người đọc thấy thật gần gũi với cuộc sống, cho tất cả mọi người . Với sự tài tình của Jostein Gaarder, tôi tin rằng bất kỳ ai sau khi đọc cuốn sách cũng sẽ đem lòng yêu mến triết học, một bộ môn gần như bị định kiến trong sinh viên, học sinh do tư duy và cách thức giảng dạy nghèo nàn bộ môn này trong nhà trường của chúng ta hiện nay.

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh điều hết sức đáng tiếc ở cuốn sách lại thuộc về người dịch và nhà xuất bản. Quả thực trong đời mình, tôi chưa đọc một cuốn sách nào có vô số lỗi chính tả như vậy. Lỗi trên từng trang sách, thậm chí có chỗ từng dòng. Cũng phải nói thêm, một số thuật ngữ triết học quan trọng trong sách đã bị dùng sai có thể gây hiểu lầm.


Tựa sách: Thế giới của Sophie
Tác giả: Jostein Gaarder
Dịch giả: Trần Minh Châu
Năm xuất bản: 2006
Đơn vị xuất bản: Tri thức
Số trang: 648

Giới thiệu(Lê Ngọc Ban)

Khi còn bé đã bao giờ bạn đặt câu hỏi với một ai đó rằng người sinh ra bạn là ai, người được hỏi sẽ trả lời rằng ba mẹ bạn, và bạn hỏi tiếp thế thì ai sinh ra ba mẹ bạn. Người ta trả lời bạn là ông bà nội ngoại của bạn và nếu bạn "cắt cớ" hỏi ai sinh ra ông bà nội ngoại của bạn thì tất nhiên người ta sẽ trả lời rằng ông bà cố nội ngoại... Và tiếp tục những câu hỏi nếu như bạn muốn truy tìm đến người cuối cùng - người đã "có công" đưa bạn đến cuộc sống hôm nay, và tôi nghĩ rằng chắc bạn sẽ thất vọng nếu muốn tìm câu trả lời cuối cùng cho sự có mặt của bạn hôm nay.

Từ lúc bạn biết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời, bạn có đặt câu hỏi nó đã bắt đầu quay từ lúc nào? cái gì làm cho nó quay và liệu nó có dừng lại không, năng lượng nào tác động để nó quay vĩnh viễn như vậy, "Ai", "Cái gì" làm cho trái đất quay được...

Khi bạn đủ lớn để nhận thức được cuộc sống, có bao giờ bạn hỏi hạnh phúc là gì chưa, có công thức chung nào cho hạnh phúc của nhân loại không? Và cuối cùng là tại sao bạn lại đặt ra những câu hỏi như trên, cái gì làm cho bạn tò mò như vậy, bản chất của nó là gì?

Những lời nhận xét đặc biệt về sách

"Xuất sắc... Jostein Gaarder đã cô đặc các tư tưởng của ba nghìn năm vào trong 400 trang sách; đơn giản hóa những lý luận cực kỳ phức tạp mà không tầm thường hóa chúng... một thành tựu phi thường." - Sunday Times

"Một câu chuyện giàu tưởng tượng và cực kỳ thú vị bọc ngoài cái lõi triết học khó nhằn và bắt người ta phải suy nghĩ." - Daily Mail

Thế giới của Sophie là cuốn tiểu thuyết về lịch sử triết học của nhà văn Na Uy tóm lược lịch sử triết học phương Tây từ thời cổ đại Hy Lap - La Mã cho đến thời kỳ hiện đại viết dưới dạng tiểu thuyết. Nội dung là cuộc đối thoại giữa nhân vật Sophie và một người đàn ông bí ẩn là Alberto Knox. Qua đó tác giả đã chuyển tải một cách cuốn hút các tư tưởng của các triết gia phương Tây đến với người đọc, phần nào giải đáp được những tò mò của người đọc về thế giới đầy bí ẩn.

Sophie's World: A Novel about the History of Philosophy
by Jostein Gaarder

Đây là một cuốn tiểu thuyết, nhưng là tiểu thuyết về lịch sử triết học. Xét thuần túy về lịch sử triết học thì Thế giới của Sophie là một tóm lược cơ bản, ngắn gọn và hết sức sinh động suốt từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã cho tới thời hiện đại, với những gương mặt của các triết gia tiêu biểu nhất bao gồm: Democritus, Socrates, Plato, Aristotle, Descartes, Spinoza, John Locke, David Hume, George Berkeley, Immanuel Kant, Hegel, Kierkegaard, Karl Marx, Charles Darwin, Freud… Tuy nhiên điều lý thú nhất ở cuốn sách là hình thức thể hiện cách xem xét lịch sử tư tưởng nhân loại của tác giả.

Ở đây các "bài giảng" về lịch sử triết học được viết dưới dạng thư từ và các cuộc trò chuyện giữa ông giáo môn triết học Alberto - một đầu óc thông thái, uyển chuyển, giàu kiến thức với Sophie - một cô bé 14 tuổi, ngây thơ, hồn nhiên. Không phải ngẫu nhiên Jostein Gaarder lại để cho nhân vật học triết của mình ở tuổi 14 - 15. Ở tuổi này, phần lớn con người khao khát hiểu biết tri thức nhân loại, nhưng lại chưa kịp chất chứa trong mình bất kỳ thành kiến nào. Cả Alberto và Sophie đều là những người có tinh thần rộng mở, không định kiến. Họ không đổ khuôn cho lịch sử trong khi xem xét nó để rồi ném tất cả vào cái khuôn đó, cái gì không vừa khuôn thì sẽ bị loại vì không có giá trị.
...

Với cách tư duy trong sáng và hồn nhiên, những tư tưởng triết học tinh túy, lấp lánh của nhân loại, từ những triết gia cổ xưa như Socrates, Plato, Democrites... đến Hegel, Marx, đến những đại diện của triết học hiện sinh, triết học sinh thái v.v…, đã được tái hiện cô đọng và trung thực. Ngoài các triết gia, những nhà khoa học và những phát minh có ảnh hưởng to lớn tới việc giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học và có tính cách mạng trong nhận thức của nhân loại của họ cũng được đưa vào như Sigmund Freud, Charles Darwin...

Cuốn sách khép lại bằng những trang viết về nhận thức của nhân loại về vũ trụ qua thành tựu của thiên văn học và vật lý học hiện đại, khiến chúng ta thấy được sức mạnh lớn lao của nhận thức, cũng như giới hạn của nó nơi con người, nhưng lại đầy kích thích đối với bản chất tò mò của những đầu óc không bao giờ thỏa mãn bởi những gì đã biết.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...

Nội dung khác