Triết lý trong văn hoá phương Đông
Tác giả đã sơ bộ trình bày một vài vấn đề triết lý trong văn hoá phương Đông -một trong những cái nôi văn minh của nhân loại - thể hiện ở ba nước: Ấn Độ, Trung Quốc và Việt
Trước hết, tại sao tác giả lại chọn Ấn Độ và Trung Quốc? Đối với tác giả, văn hoá truyền thống, tức văn hoá Việt Nam trước khi có sự du nhập của văn hoá phương Tây, nó chịu hay bị ảnh hưởng khá sâu sắc của hai nền văn hoá lớn, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Tùy từng thời kỳ, tùy từng khu vực mà màu sắc Ấn - Trung có sự thay đổi. Trong cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế về Nho giáo được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã từng phát biểu và cho rằng trong mỗingười Việt truyền thống dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều có hình ảnh của hai người, một là đức Phật, to hơn nhưng mờ hơn, hai là đức Khổng Tử nhỏ hơn nhưng rõ hơn. Chẳng hạn, thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù ta nội thuộc vào phương Bắc, nhưng về văn hoá ta lạichịu ảnh hưởng nhiều từ phía Ấn Độ mà đại diện là Phật giáo Ấn Độ, còn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX ta lại chịu ảnh hưởng nhiều từ phía Trung Hoa mà đại diện là Nho giáo Thời kỳ ở giữa đặc biệt là thời Lý, Trần, ta tiếp thu tinh hoa văn hoá của cả Ấn Độ lẫn Trung Hoa, bởi vậy, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ về mọi mặt, trong đó có văn hoá của dân tộc.
Nghiên cứu văn hoá được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý.Dĩ nhiên từng thời kỳ nó lạicó màu sắc khác nhau, chẳng hạn thời Bắc thuộc ta đề cao triết lý Nhu, thời kỳ thế kỷ XV - XIX ta lại đề cao triết lý Cương, thời Lý Trần thì Cương Nhu kết hợp. Nói thế không có nghĩa là Cương Nhu tách biệt thuần tuý, mà trong Cương vẫn có Nhu và ngược lại, vấn đề là cái nào nổi trội hơn. Và dù Cương hay Nhu, dù ân Độ hay Trung Hoa, chúng đều phải đi qua một bộ lọc, đó là cái bản địa mà hạt nhân của nó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc.
Như vậy, qua nghiên cứu triết lý trong văn hoá ba nước trên cũng phần nào giúp chúng ta hiểu tính cách của người Việt Nam, từ đó ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le Bon35 tỉ đồng cho 1.000 cuốn sách
25/12/2005Thu Hà thực hiệnRa mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới
22/12/2005Kiều MinhPhạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây
21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hộiTriết học Tôn giáo
12/12/2005TS. Trần Nguyên Việt