Minh triết của giới hạn
Đọc “Minh triết của giới hạn” của Ngô Tự Lập, tôi luôn có cảm giác anh đang quây bủa người đọc bằng vố số những lập luận, dẫn chứng, ngụ ngôn. Anh dẫn người đọc vào bát quái trận đồ của anh để rồi sau đó lại đưa họ “thoát hiểm” bằng một kết luận tối hậu.
M.J.T. Michell, trong “Bảy luận đề về thời hoàng kim của phê bình văn học”, viết: “Phê bình văn học đương đại mang tính chất nghiêm túc, thí nghiệm, bách khoa và cá nhân”. Tôi nhớ tới nhận định này khi đọc tập tiểu luận của Ngô Tự Lập “Minh triết của giới hạn”, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2005.
Nói đúng ra, “Minh triết của giới hạn” chỉ có phần đầu là thuần túy lý luận phê bình văn học, trong đó tác giả cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề hệ trọng đối với nghệ sĩ: Nghệ thuật từ đâu mà ra? Bản chất của văn học là gì?Văn học hiện đại đi về đâu? Vì sao chúng ta phải cách tân? Làm sao phân biệt thơ và truyện? Viết có phải là dịch thuật? Thế nào là một bản dịch hay?...
Phần hai của tập sách là những bài nghiên cứu về các vấn đề văn hóa, kinh tế xã hội vàphát triển: Bản sắc văn hóa là gì? Con người phải sống ra sao trong kỷ nguyên toàn cầu hóa? Tham nhũng phải chăng là tất yếu? Hoa Kỳ có phải là một quốc gia? Cái gì là lý do thực sự khiến Liên Xô sụp đổ? Phải chăng chúng ta đang bước vào một nền kinh tế duy tâm?...
Sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Hàng hải tại Liên Xô, Thạc sĩ văn chương tại |
Phần thứ ba là nơi tác giả gửi gắm trách nhiệm công dân của mình qua những vấn đề: Chúng ta đã có đội ngũ trí thức hay chưa? Vì sao người Việt thiếu tinh thần sáng tạo? Vấn đề của văn học Việt
Đề cập tới vấn đề nào, Ngô Tự Lập cũng có những phát hiện độc đáo. Văn phong của anh cũng tao nhã và cuốn hút. Anh biết trình bày những ý tưởng phức tạp của mình một cách dễ hiểu và sinh động. Nhiều trang viết của anh đẹp như thơ, với những cảm nhận tinh tế.
Anh phân tích hai câu ca dao “Con mèo con chó có lông/ Quả na có mắt nồi đồng có tai” như sau: “Hai câu thơ có thể đơn thuần chỉ là lời bà hay lời mẹ dạy đứa trẻ đang bắt đầu nhận thức thế giới, nhưng nó gieo vào lòng ta cái vẻ đẹp u buồn của một làng quê nghèo đói mà thanh bạch, một vẻ đẹp tĩnh mịch của thời gian ngưng đọng từ ngàn đời. Nhưng kỳ lạ nhất là dường ta như trông thấy đôi mắt trẻ thơ hiện lên, ngạc nhiên và chăm chú” (tr. 198).
Hay khi anh nói về bản sắc văn hóa: “Là người Việt, dù muốn hay không tôi cũng không thể không là người Việt. Dân tộc tôi, cũng như dân tộc bạn, những cộng đồng đã tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm trên trái đất không nguôi máu lửa, ngạo nghễ lớn lên bất chấp vật đổi sao dời, bất chấp mọi mưu đồ đồng hóa của ngoại bang, những dân tộc ấy chẳng cần chúng ta phải gìn giữ bản sắc, cũng chẳng cho phép chúng ta trốn tránh bản sắc của mình. Chỉ có chính cuộc sống của chính các dân tộc, với những thăng trầm, những vận động âm thầm không mệt mỏi, mới có thẩm quyền và khả năng quyết định những gì cần giữ gìn, những gì cần loại bỏ”.(tr.256).
Tuy nhiên, theo tôi, không đúng như lời giới thiệu trên bìa bốn, rằng “tập sách triệt để nhưng không khép kín”, rằng nó “mời gọi bạn vào một cuộc phiêu du trí tuệ”. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình. Và như vậy, bạn trở thành “đồng tác giả”
Nội dung khác
Một cuốn sách có thể thay đổi cuộc đời bạn
03/04/2017Gieo hạt giống cho một trí tuệ sâu sắc hơn!
14/12/2016Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì
06/12/2016Bùi Quang MinhBí mật hành trình tình yêu
28/06/2016David NivenBí mật của hạnh phúc (Hạt giống tâm hồn)
02/08/2005Mục tiêu (Quá trình liên tục cải tiến)
02/08/2005Tác giả sách: Eliyahu M. Goldratt - Jeff CoxRobert T. Kiyosaki
01/01/1900Trần Cao DũngCha giầu, cha nghèo
01/01/1900Trần Cao DũngKhoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập
13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnBảy thói quen của người thành đạt
11/11/2003Bùi Quang Minh