Viên ngọc tỏa sáng

12:00 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Mười Hai, 2006

Không biết từ bao giờ, đọc sách đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với tôi. Ngày còn là học sinh, tôi đã say mê đọc sách đến quên ăn, quên ngủ. Đến khi rời ghế nhà trường phổ thông vào bộ đội, những năm tháng của đời lính rèn luyện trên thao trường đổ mồ hôi, sách vẫn là người bạn tư tưởng lớn luôn đồng hành với tôi. Trong những năm tháng chiến đấu đầy ác liệt chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, tôi là một người lính pháo thủ pháo cao xạ chiến đấu trên các trận địa từ Hàm Rồng trở ra, trong chiếc ba lô lúc nào cũng có vài ba quyển sách mà tôi thích đọc. Nhờ có sách mà tôi đã tích luỹ được khá nhiều kiến thức về văn học, lịch sử, chính trị và triết học.

Tôi thường nghĩ về câu nói của người xưa: "Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Mọi việc trên đời đều bình thường, chỉ có đọc sách là thanh cao).Tôi không nệ cổ, nhưng bản thân nghiệm ra rằng, đọc sách đúng là làm cho tâm hồn con người ta trở nên thanh cao, tự tin và lịch lãm trong đối nhân xử thế. Mỗi khi đọc sách là tôi quên đi mọi phiền toái thường nhật, luôn luôn cảm thấy mình trẻ trung. Cho dù gánh nặng cơm áo của kiếp nhân sinh như thế nào, tôi vẫn tự nói với lòng mình không bao giờ xa rời sách.

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, các phương tiện nghe nhìnrải rộng khắp, đã và đang lấn lướt văn hoá đọc. Người ta bây giờ ít đọc sách, vì đọc sách phải mất nhiều thời gian, vừa đọc vừa suy ngẫm mới lĩnh hội được hết cái hay,cái thâm thuý của sách. Cái mới lạ khiến người ta quên mất một điều, các phương tiện nghe nhìn ấy nội dung chỉ là lướt qua, không chiều sâu cần thiết. Một tình trạng nữa là, sách bây giờ xuất bản tràn lan dễ dãi, dẫn đến vàng thau lẫn lộn, làm cho mặt bằng sách vốn đã được xác lập ở nước ta trước đây, nay đã bị xới tung lên và “mất thiêng".

Nhưng tôi tin rằng thời gian sẽ sàng lọc để trả giá trị đích thực cho sách, sách giống như viên ngọc quý dẫu bị đất đá phủ lấp. ngàn đời vẫn tỏa sáng lung linh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Đọc sách giá rẻ!

    25/07/2017Giá cả của mỗi cuốn sách lại là vấn đề phải bàn. Rất nhiều người say mê đọc sách không dám bước chân vào các hiệu sách sang trọng. Vậy là các hiệu sách cũ, sách bán trên vỉa hè được dịp bung ra, phục vụ số độc giả ham đọc sách nhưng “hầu bao” hạn hẹp...
  • Đọc và nghe nhìn

    14/08/2016Nguyên NgọcBàn về cái thường được gọi là "văn hóa đọc hiện nay", thoạt đầu tôi đã định viết: "Sách... và cách mạng", nhưng rồi nghe to lớn và nghiêm trọng quá, nên đã bỏ đi. Tuy nhiên, nếu nói "và cách mạng" thì cũng không sai...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Nghe - Nhìn từ Sách

    23/04/2006Lê MỹMò mẫm qua hàng chục (đếm được đến con số cả trăm) nhà sách, quầy sách lớn bé ở thủ đô Hà Nội, những gì chúng tôi thu nhận được từ sách...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Sách nhà...

    28/01/2006Đạm ThưQuả là ở những nước văn minh, thư viện là trường học không tiếng trống và sách là người thầy thầm lặng có tác dụng vô cùng quan trọng và bền vững cho những ai muốn tự học suốt đời. Bao giờ ở ta mới đạt được điều kiện như thế?
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Cần tìm lại niềm tin nơi công chúng đọc

    05/07/2005Bình Nguyên Trang“Không gì giúp con người phát huy trí tưởng tượng bằng việc đọc. Sách mở ra cho ta một thế giới mới lạ mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài trí tưởng tượng của ta. Đọc sách còn làm chúng ta giàu có hơn về ngôn ngữ, vốn từ, mở rộng trường liên tưởng.”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói.
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • xem toàn bộ