Why - Lối tư duy tôi học được ở Anh

01:51 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Tám, 2017

Ngày 16/9/2000 tôi rời Hà Nội đi học thạc sỹ về đào tạo phát triển tại trường đại học Wolverhampton (UK). Ngày 16/9/2005 là hạn chót nộp bài dự thi “Ấn tượng nước Anh” dành cho những người từng đến Vương quốc Anh từ năm 2000.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị! Nó cho tôi cơ hội nhìn lại quãng thời gian 5 năm qua kết từ khi tôi bước xuống sân bay Birmingham. Cuộc sống và công việc của tôi đã có nhiều thay đổi lớn mà một phần đáng kể là do ấn tượng mạnh mẽ của cách suy nghĩ coi trọng câu hỏi Why của người Anh. Tôi muốn chia sẻ ấn tượng này với mọi người và hy vọng nó sẽ mang lại những thay đổi tốt đẹp cho họ như đã từng cho tôi.

Scott Jones là một trong những người hướng dẫn tôi tại trường Wolverhampton. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều, nhất là về Việt Nam. Phần vì tôi nhớ nhà, nhớ quê hương, phần vì Scott chưa sang Việt Nam bao giờ. Một lần tôi nói với Scott rằng Hà nội đang ở tiết thu, mùa thu ở Hà Nội đẹp lắm, nó mang đến một cảm giác êm đềm, một nỗi nhớ, một nỗi buồn man mác. Scott nghe rất chăm chú và rồi câu hỏi đầu tiên ngay sau đó của Scott là tại sao mùa thu ở Hà Nội lại mang lại cảm giác buồn nhè nhẹ. Câu hỏi của Scott làm tôi lúng túng.

Vì sao tôi lúng túng? Vì tôi không quen với câu hỏi Why. Trước một sự kiện, phản xạ tự nhiên của tôi là What, Who và cũng chỉ dừng ở đó. Nhưng với người Anh thì khác. Tiếp ngay sau What? Who? sẽ là Why? Đối với họ, câu hỏi Ai? Cái gì? rất quan trọng. Nhưng câu hỏi Tại sao? còn quan trọng hơn nhiều. Câu hỏi Tại sao dẫn ta đến nguyên nhân, bài học mà nhờ đó lần sau ta sẽ thành công lớn hơn hay tránh được sai lầm đã mắc. Lối tư duy lấy câu hỏi Why làm trọng tâm gây một ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi chợt nhận ra khi ở nhà dường như tôi đã làm ngược lại. Điều hoà quên tắt ư? Ai là người về sau cùng hôm qua? Lẽ ra tôi nên quan tâm hỏi xem tại sao để lần sau không xảy ra việc quên tắt điều hoà nữa. Ví dụ do công tắc tắt điều hoà để khuất trong góc phòng nên mọi người dễ quên, nhất là khi vội, thì cần chuyển công tắc ra cạnh cửa.

Robert Kovalsski là thầy hướng dẫn tôi viết luận văn nói rằng dù viết luận văn tiến sỹ hay một đoạn văn ngắn anh đều phải nói rõ lý do ngay sau khi giới thiệu chủ đề. Từ đó đến nay cái trình tự What-Why-How-What-So what? của ông trở thành kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ của tôi.

Trở về nước trên cương vị một cán bộ dự án về đào tạo, tôi háo hức áp dụng và có nhiều cơ hội quảng bá lối tư duy lấy câu hỏi Why làm trọng tâm cho nhiều đối tượng khác nhau. Cũng như tôi trước đây, quan điểm này đã gây một ấn tượng mạnh mẽ đối với họ. Một số thậm chí còn thốt lên họ chưa nghe thấy điều đó bao giờ. Tôi đoán rằng sau đó sẽ có sự chuyển biến trong tư duy của họ.

Lối tư duy tôi học được ở Anh cũng giúp tôi gặt hái được nhiều thành công. Các khoá đào tạo do tôi thiết kế và thực hiện thường rất sôi nổi và mang lại hiệu quả thiết thực. Tôi được tín nhiệm giao chịu trách nhiệm nhiều khoá tập huấn trong nước và nước ngoài ở Pháp, Malaysia (năm 2002). Năm 2004 Công ty URS (Australia) mời tôi phụ trách công tác đào tạo cho một dự án do AusAID tài trợ cho Chính phủ Việt Nam, một công việc rất lý thú vì tôi lại có cơ hội truyền bá phương pháp tư duy lấy câu hỏi Why làm trọng tâm. Tôi viết bài này sau khi cùng các đồng nghiệp tổ chức một đợt study tour ở Thái Lan (9/2005). Các đồng nghiệp Thái tỏ ra rất quan tâm khi cùng tôi trao đổi về lối tư duy này.

Tôi coi nước Anh là quê hương thứ hai của mình vì nhiều lẽ. Một trong số đó là vì nước Anh đã mang đến cho tôi những suy nghĩ mới. Còn bạn, bạn thấy thế nào?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Dạy học theo tình huống

    24/11/2003Đó là hai trong những vấn đề mà ngành giáo dục (GD) Nhật Bản đặt ra cho học sinh (HS) của họ từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Trong quản lý GD và quản lý dạy học, ngành GD Singapore và Hàn Quốc cách đây rất lâu cũng đề ra một yêu cầu chặt chẽ: “cần có cái gì đây để phân biệt một bên là thợ dạy, bên kia là thầy giáo; một bên là thợ học, bên kia là HS”. Với họ, không thể đánh đồng giữa thợ với thầy, giữa người học theo lối “cầm tay chỉ việc” với người học theo kiểu tìm tòi nghiên cứu...
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ