Trả lại Caesar

06:49 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Giêng, 2006

Ngày 9.1, trong một cuộc làm việc với Thủ tướng, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục - Đào tạo chính thức đề nghị xoá bỏ cơ chế bộ chủ quản đối với các trường đại học. Đây là một quyết định mà trong và ngoài giới giáo dục mong đợi từ lâu. Đa số cho rằng đây sẽ là một sự thay đổi có tính đột phá của nền giáo dục nước nhà năm 2006.
Đã từ lâu nay, cơ chế bộ chủ quản - bao gồm một hệ thống dằng dịt các quy định về công tác quản lý trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương đối với những cơ sở giáo dục đào tạo thuộc bộ, ngành, địa phương đó - thực sự là "chiếc vòng kim cô" kìm hãm sự phát triển. Thật khó hình dung Harvard, Cambridge, Sorbonne... - những trường đại học nổi tiếng của thế giới - lại phải chịu sự quản lý, phải xin ý kiến, chờ phê duyệt của "cấp trên" về những vấn đề như chương trình đào tạo, kinh phí, nhân sự... Mỗi trường đại học này là một thiết chế hoàn chỉnh và có tính chủ động, tự chịu trách nhiệm rất cao. Trách nhiệm cao nhất của các cơ sở đào tạo này là trách nhiệm trước Hiến pháp, trước xã hội về những con người - sản phẩm mà họ đào tạo ra. Nhưng ở ta thì khác. Theo số liệu, hiện có tới 73 trường đại học công lập (chưa kể các trường quân đội, công an) phải chịu sự quản lý của 15 bộ, ngành và 6 tỉnh, thành phố. Trong số đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý nhiều nhất (33 trường), tiếp theo là Bộ Y tế (8 trường), Bộ Văn hoá - Thông tin (6 trường), Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT...

Sự quản lý của các cơ quan chủ quản tưởng như chặt chẽ nhưng lại rất lỏng lẻo, mơ hồ. Như nhận xét của chính Bộ Giáo dục - Đào tạo, trong nhiều công việc, cơ quan chủ quản trở thành một phần tử trung gian gây lãng phí thời gian, tiền của, sức cạnh tranh. Cơ chế chủ quản tạo nên tính khép kín, cát cứ, cục bộ, khiến các trường lâu ngày trở nên thụ động, ỉ lại, và một hệ quả tất yếu là chất lượng đào tạo ngày càng tụt hậu...

Không chỉ riêng trong giáo dục, cơ chế chủ quản còn kìm hãm bước tiến của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác trong công cuộc đổi mới của chúng ta. Những năm gần đây, việc xoá bỏ cơ chế chủ quản cũng đã được đặt ra một cách gay gắt trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và nhiều ngành kinh tế khác. Nhưng tuyên bố thì nhiều mà thực hiện chưa được bao nhiêu, bởi ai cũng hiểu đi kèm cơ chế chủ quản là những quyền lợi mà người ta không dễ dàng từ bỏ. Những thiệt hại do cơ chế chủ quản gây ra trong lĩnh vực kinh tế tuy lớn, nhưng còn có thể tính được. Còn trong giáo dục và đào tạo, chúng thật khó cân đong đo đếm bởi ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng con người, đến tương lai.

Từ tuyên bố của Bộ Giáo dục - Đào tạo cho đến việc xoá bỏ hoàn toàn cơ chế chủ quản trong các trường đại học trên thực tế là cả một con đường đầy gian nan, đòi hỏi quyết tâm và những biện pháp cụ thể, hiệu quả. Nhưng khó mấy cũng phải làm. Hãy trả lại cho các trường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cái gì của Caesar phải trả lại Caesar!

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Kênh thông tin đang bị lãng phí

    20/11/2005Đoàn MinhĐược coi là một phần bộ mặt của nhà trường, nhưng những website của các trường đại học lại là một vật thể hoàn toàn xa lạ với những sv trong chính ngôi trường đó.
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    12/01/2004Lê Hạnh (thực hiện)Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ...
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Sinh viên đang gánh chịu nhiều áp lực "chết người"!

    21/11/2005Trương HiệuChúng tôi đang phải ôm đồm một khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại”. Nhiều sinh viên đều than vãn đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay. Sau những mùa học thi căng thẳng, không ít sinh viên phải tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc ốm yếu phải vào bệnh viện....
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm

    03/11/2003Trong nhiều năm qua đã có biết bao bài viết phân tích nguyên nhân làm nền giáo dục của chúng ta, phổ thông cũng như đại học, có chất lượng yếu kém. Nhưng hình như chưa mấy ai nhấn mạnh đúng mức tới vai trò đặc biệt quan trọng của những nhà khoa học, những người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ