Sinh viên đang gánh chịu nhiều áp lực "chết người"!

01:53 SA @ Thứ Hai - 21 Tháng Mười Một, 2005

Những áp lực nào?

Chúng tôi đang phải ôm đồm một khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại”. Nhiều sinh viên đều than vãn đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay. Sau những mùa học thi căng thẳng, không ít sinh viên phải tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc ốm yếu phải vào bệnh viện.Bênh cạnh những kiến thức học tập nặng nề đó, không ít sinh viên mặc dù đang theo học ngành A nhưng trong lòng lại mong muốn học ngành B, vì trước đó họ đã được may mắn trúng tuyển vào ngành học chọn nguyện vọng 2, 3 ! Đó là do chế độ thi cử còn nhiều điều chưa hợp lý hiện nay.

Trong khi đó chi phí để trang trãi trong suốt quá trình học tập cũng đang là một gánh nặng kinh hoàng của sinh viên hiện nay. Họ phải đối diện với hàng lọat thứ tiền: học phí, tiền trọ, tiền ăn, tiền sách vỡ, học thêm, giải trí… Khi cuộc sống “đụng vào đâu cũng phải tốn tiền” thì sự túng thiếu là điều hiển nhiên với nhiều người, tuy nhiên đối với sinh viên hiện nay sự túng thiếu càng thêm nghiêm trọng, thậm chí trở thành nỗi sợ và ám ảnh các bạn trong từng giấc ngủ. Vì vậy, ngày càng nhiều sinh viên phải lao vào cuộc kiếm sống bon chen, chạy ngược chạy xuôi làm thêm với mọi công việc: dạy kèm, tiếp thị, hướng dẫn viên, chạy bàn, bán hàng…Không ít bạn dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm nên không hoàn tất nổi chương trình học…

Trước khi vào ĐH nhiều sinh viên đã đặt ra quá nhiều điều kỳ vọng, các bạn nghĩ rằng vào được ĐH sẽ thực hiện được mơ ước của mình. Nhưng khi va chạm thực tế, do cách dạy và cách học đã tạo ra áp lực nặng nề trong học tập khiến cho nhiều sinh viên chịu không nỗi! Mặt khác, viễn cảnh những lớp đàn anh đàn chị đi trước với thực trạng cũng không lấy gì làm sáng sủa: chạy ngược xuôi tìm kiếm việc làm, thậm chí là thất nghiệp, khiến cho các bạn trẻ sinh viên trên cảm thấy chùn bước, chán nãn về tương lai!

Hoàng Anh, sinh viên khoa quản lý công nghiệp Trường ĐH bách khoa TP.HCM trong một lần tham gia diễn đàn về tình yêu sinh viên đã nói: “Khi chia tay, tôi thấy mọi chuyện tưởng chừng như sụp đổ trước mắt. Biết còn tin tưởng vào ai trên đời?”. Không ít sinh viên chưa quen chịu đựng với những cơn “sốc” trong tình cảm, mặc dù họ đang ở độ tuổi có những diễn biến mạnh mẻ về tâm sinh lý, có những nhu cầu về tình bạn, tình yêu.

Chưa kể trước đời sống xã hội đang phát triển cùng bao điều cám dỗ của cuộc sống. Sinh viên là những người nhạy bén, năng động. Không ít sinh viên khi không tự ý thức “giữ nổi mình” để rồi phải xa chân vào các tệ nạn xã hội. Trong hòan cảnh đó, hầu hết sinh viên đang phải sống rời xa gia đình, thiếu người thân. Môi trường học tập cũng ngỡ ngàng trước nhiều bạn bè, thầy cô. Thậm chí nhiều sinh viên từ khi bước chân vàoĐH đến khi ra trường mà chưa chọn ra cho mình một người bạn thân. Trên giảng đường thầy ít trò đông, có những thầy giáo không bao giờ biết tên học trò…..

Nói chung có vô vàn những áp lực đang ngày một đè nặng trực tiếp đến sinh viên. Nếu bạn nào thiếu bản lĩnh, thiếu kinh nghiệm, thiếu người có thể hướng dẫn, giúp đỡ , gảii bày tâm sự…và dẫn đến tâm lý hoang mang ,bế tắc là điều không thể tránh khỏi ?

Tự tìm "Thuốc chữa"?

Chỉ trong 2 tháng đầu năm học 2003-2004, tại TP.HCM đã diễn ra 3 trường hợp sinh viên tự tử. Qua tìm hiểu từ bạn bè, người thân của các sinh viên này, chúng tôi được biết, trong cuộc sống hàng ngày họ là những người sinh viên học giỏi, chăm chỉ, biết quý trọng giúp đỡ bạn bè, hiếu thảo với ch mẹ…Nhưng sở dĩ họ đã hang động một cách tiêu cực như vậy là vì không tránh khỏi những áp lực nặng nề trên và cảm thấy bị bế tắc , cuộc sống không còn lối thóat. Trong khi đó, theo những chuyên gia về tâm lý giáo dục, để tránh những hành động đáng tiếc xảy ra, các bạn sinh viên vẫn còn có nhiều cách để có thể tự bảo vệ mình trước những bế tắc cuộc sống và phát huy nó theo chiều hướng tích cực nhất.

Bà Lê Tuyết Ánh - Trưởng khoa Giáo dục học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: "Tôi mong rằng các cơ quan chức năng các cấp từ Trung ương đến địa phương cần xem xét những áp lực căng thẳng trên để tìm hướng khắc phục. Theo bà Ánh, để hình thành tâm lý tích cực cho giới trẻ thì mội trường xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó, cần sự gương mẫu của những người đi trước, biết cách khơi gợi những tính cách năng động, sáng tạo, ham thích cái mới, ưa tìm tòi hiểu biết…của giới trẻ và định hướng cho họ họat động thì học sẽ tránh được những bế tắc trong cuộc sống.

Cách đây 3 năm, sinh viên Võ Ngọc Hoàng cứ tưởng mình không thể nào học nổi ở ĐH vì lúc ấy hoàn cảnh gia đình anh (ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ-Hà Tỉnh ) quá khó khăn về kinh tế. Cha của Hoàng là cán bộ công chức với lương hưu 300 ngàn đồng/ tháng, mẹ thì làm nông. Sau Hoàng còn hai em đang học phổ thông. “Nhiều khi tôi cũng nghĩ hết đường, không biết nhờ vả vào đâu mà kiếm tiền đóng học phí. Thế là tôi lao vào dạy kèm, lúc đầu hai “cua”, còn bây giờ ngày 4 “cua”, đủ tiền để tự trang trải về đời sống”. Vì vậy ở trường Hoàng còn có biệt danh “Vua dạy kèm”.

Còn học hành? Hoàng vẫn chăm chỉ học tập như bao bạn sinh viên khác.Những buổi nào trống Hoàng còn tranh thủ vào thư viện. Hết thư viện Hoàng nhảy qua phục vụ phong trào Đoàn của trường .Tối sau giờ dạy kèm Hoàng lục tục học thêm anh văn, vi tính.“Tôi như con thoi chạy ngược xuôi, không có chỗ cho thời gian để buồn trước cuộc sống”. Hoàng tâm sự: “Trước mỗi khó khăn tôi phải tìm cách chiến thắng nó. Tôi không thích thụ động trong suy nghĩ. Bên cạnh đó tôi tham gia các họat động xã hội, các phong trào do trường .Đây là những họat động tích cực, có kết họach sát với thực tế đời sống hàng ngày của sinh viên chúng ta và mang ý nghĩa xã hội rất cao.Qua đó, bản lĩnh của mình được nâng lên”.

Theo ông Phan Thúc Sán - Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp - Giáo dục - Tâm lý trẻ TP.HCM, quyên sinh là bằng chứng của sự yếu đuối tinh thần. Chính vì vậy sinh viên cần phải khắc phục bằng cách siêng năng luyện tập thể dục thể thao để thân thể luôn được khỏe mạnh, đủ sức chịu đựng và vượt qua mọi áp lực căng thẳng trong đời sống (học hành, tình yêu, tiền bạc…).Và ông khuyên các bạn trẻ sinh viên ngoài giờ học nên chọn cho mình một môn chơi thể thao thích hợp. Khi có sự căng thẳng bế tắc nào đó không nên đóng cửa chịu đựng một mình, mà tìm đến thầy cô, bè bạn (vì lứa tuổi sinh viên cha mẹ khuyên nhủ chưa chắc đã nghe mà thường rất nghe theo bạn ), người thân... bày tỏ tâm sự. Học sẽ là những người cho bạn những cách nghĩ, cách giải quyết sáng suốt nhất.

Nguồn:VietNamNet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: