Về đặc điểm và khả năng của tin học
Trong thế giới hiện đại, tin học là một lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở các nước phát triển cao. Ởnước ta, khoảng mươi năm gần đây, chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, việc mở rộng giao lưu quốc tế đã bước đầu tạo tiền đề cho việc tiếp nhận, ứng dụng và phát triển tin học nhằm đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tế đã nẩy sinh nhiều quan điểm khác nhau, hoặc là tuyệt đối hóa sức mạnh và tính độc lập của tin học, hoặc nhận thức không đầy đủ về vai trò của nó đối với sự phát triển khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất. Tài liệu về các vấn đề trên còn ít và tản mạn. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng và giới hạn của tin học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định đối với các nước chậm phát triển. Trong phạm vi bài viết này, từ góc độ triết học chúng tôi cố gắng phân tích khả năng của tin học và tác động của nó đến quá trình hiện đại hóa đất nước.
Đặc điểm của tin học
Tuy mới ra đời khoảng bốn mươi năm trở lại đây, nhưng tin học là khoa học đầu tiên mà sự hình thành và phát triển của nó lại là kết quả của các quá trình tác động qua lại giữa nhiều khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện đại trong việc giải quyết nhiệm vụ tính toán và xử lý thông tin có khối lượng rất lớn vượt quá khả năng tính toán của con người. Quá trình tác động qua lại giữa các khoa học được bắt đầu từ logic học (bao gồm cả phép biện chứng duy vật), toán học và các khoa học chung mới ra đời như điều khiển học, lý thuyết hệ thống, bản thân tin học… sau đó đến các khoa học cụ thể: khoa học tự nhiên (nhất là vật lý học), khoa học kỹ thuật (quan trọng nhất là kỹ thuật điện tử), khoa học nhân văn. Có căn cứ nói rằng, tin học là khoa học liên ngành diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học là một quy luật phát triển của khoa học hiện đại. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học và quá trình ứng dụng tin học vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn (tin học hóa) là một quy luật phát triển của tin học. Hai quá trình này có tính chất liên tục, trực tiếp chặt chẽ theo quan hệ phủ định biện chứng và đổi mới về chất: mới - cũ - mới hơn... Đây là đặc điểm khác biệt so với thời kỳ phát triển khoa học và công nghệ cổ điển.
Về mặt phương pháp luận, quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học dẫn đến sự chuyển dịch, tiếp thu, thậm chí có một số lý thuyết của các khoa học tham gia tương tác vào tin học. Ví dụ:
Từ triết học: Dựa vào thuộc tính đa dạng và phổ biến của quá trình phản ánh trong lý thuyết phản ánh của Lênin, người ta đã tìm kiếm được một lý thuyết toán học rất trừu tượng và khái quát - lý thuyết các phạm trù tổng đại số - để tiến hành tổng quát hóa thuật ngữ thông tin. Thuật ngữ này, vốn có nguồn gốc từ việc đưa tin tức qua báo chí, qua giao tiếp hàng ngày giữa người với người được thể hiện trong khoa học xã hội. Trong quá trình dịch chuyển, liên hệ, tác động với nhiều khoa học khác, nó được bổ sung nhiều nội dung mới và trở thành khái niệm khoa học chung mang tính trừu tượng, khái quát và phổ biến. Không có sự tác động giữa triết học và toán học thì khả năng phát triển của tin học sẽ gặp những khó khăn rất lớn.
Từ hướng logic học: Tin học tiếp thu được bộ máy hình thức, các sơ đồ, quy luật logic trong quá trình thiết kế, lập trình cho máy tính điện tử, trong quá trình lập luận để xử lý thông tin trên máy.
Từ khoa học cụ thể, trước hết là vật lý học và kỹ thuật điện tử với những đặc trưng thực nghiệm, hiện thực trực tiếp, chúng đã trở thành một yếu tố của tin học.
Như vậy, quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học diễn ra ở nhiều cấp độ, trình độ khác nhau, làm cho nội dung của quy luật phát triển tin học có những đặc điểm: đa dạng, sâu sắc, cụ thể - chứa nhiều yếu tố biện chứng và mang tính khoa học chung, trừu tượng và hình thức. Ngược lại, với những đặc điểm nêu trên, tin học tuy mới ra đời, nhưng đã nhanh chóng trở thành nhân tố cuốn hút, thúc đẩy quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học (bao gồm cả triết học. Đó cũng là quá trình tin học hóa nhằm bù đắp, sàng lọc, tự hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức giữa chúng.
Sự phân tích trên cho thấy quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học và quá trình tin học hóa đã tạo nên khả năng tiềm tàng và hiện thực của tin học. Tin học là nơi quy tụ sự thống nhất của các khoa học. Với tư cách là một khoa học liên ngành, là công cụ lao động trí óc, tin học xứng đáng là một nhân tố trực tiếp đấy nhanh quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp và nằm trong lòng nền sản xuất hiện đại. Điều đó chứng minh cho vai trò và sức mạnh của tin học. Tuy nhiên, tin học vừa có những ưu việt hơn lại vừa có những hạn chế hơn so với triết học, so với các khoa học chung truyền thống và hiện đại, và so với các khoa học cụ thể. Sự phân tích dưới đây cho thấy rỡ hơn những kết luận này.
Các yếu tố hợp thành của tin học
Nhiệm vụ trung tâm của tin học xoay quanh vấn đề phức hợp: máy xử lý thông tin (từ đó hình thành và phát triển các rôbốt) nhằm thay thế chức năng lao động trí óc của con người. Do vậy, các máy này phải được trang bị một cơ cấu mô phỏng được - ở một mức độ nhất định - hoạt động nhận thức, tư duy của con người (Bộ xử lý trung tâm). Còn khả năng mô phỏng được đến đầu cái hiện thực đầy phức tạp thì lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đây là khó khăn cơ bản của tin học và cũng nói lên hạn chế, giới hạn về mặt nguyên tắc của nó. Do quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học và từ nhiệm vụ trung tâm của tin học mà một ranh giới rạch ròi giữa các yếu tố bên trong - bên ngoài, lý thuyết - thực tiễn, cơ bản - ứng dụng, khoa học - công nghệ trong tin học thật khó xác định. Tuy nhiên, các yếu tố đó có tính độc lập tương đối, cho nên về cơ bản có thể nêu lên ba yếu tố chính hợp thành nội dung của tin học như sau:
Yếu tố khoa học: nghiên cứu về mặt lý thuyết các quy luật và quá trình thông tin xảy ra trong các hệ thống tự nhiên, sự sống và xã hội như lý thuyết mô hình, lý thuyết thuật toán, lý thuyết chương trình…
Yếu tố công nghệ: nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết cơ bản vào việc thiết kế cấu trúc và quy trình hoạt động của máy xử lý thông tin. Thực chất, đây là quá trình vật chất hóa các quy luật số học và quy luật logic nhờ vào thành tựu cách mạng của công nghệ điện từ và vi điện tử. Vì vậy hiện nay, máy xử lý thông tin còn được gũi là máy tính điện tử. Nhưng trong tương lai, với khả năng phát triển của tin học, không nhất thiết phải gọi như vậy. Hiện nay đã xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu máy tính sinh học.
Yếu tố ứng dụng: nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết và thủ tục quy trình xử lý thông tin trên máy để giải quyết các nhiệm vụ đa dạng trong hoạt động thực tiễn - quá trình tin học hóa. Thực chất, đây là quá trình tác động lẫn nhau rất phức tạp giữa tin học và các lĩnh vực ứng dụng nó để kiềm nghiệm tính đúng đắn của yếu tố khoa học và công nghệ. Thực tiễn này là cơ sở khách quan để đặt ra những vấn đề mới, cũng như để hoàn thiện, lọc bỏ cái cũ.
Ba yếu tố khoa học, công nghệ và ứng dụng trong tin học có quan hệ biện chứng với nhau. Nghiên cứu một yếu tố này không thể không tính đến sự tham gia của hai yếu tố kia. Đó là sự thống nhất của những yếu tố khác biệt thông qua sự tác động lẫn nhau để nâng chúng lên một trình độ mới cao hơn.
Xét về phương diện nhận thức luận, mối ly quan hệ lẫn nhau giữa ba yếu tố trên thực chất là mối quan hệ, tác động giữa các mặt đối lập, trong đó có mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn. Sự tác động lẫn nhau này tạo nên khả năng hiện thực của tin học. Nhưng trong điều kiện của quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp và tin học là một nhân tố nằm trong lòng nền sản xuất hiện đại thì quá trình tác động lẫn nhau giữa lý thuyết và thực tiễn diễn ra theo xu hướng lý thuyết ngày càng trở nên mềm dẻo hơn, đa dạng hơn và cụ thể hơn, hay nói cách khác, ngày càng trở nên biện chứng hơn. Điều đó nói lên chiều hướng phát triển của tin học. Chiều hướng đó không chỉ đúng về phương diện nhận thức luận mà còn đúng cả về phương diện bản thể luận.
Để làm rõ hơn khả năng của tin học, dưới đây chúng tôi xuất phát từ yếu tố công nghệ để phân tích mâu thuẫn cơ bản của nó.
Mâu thuẫn cơ bản trong tin học
Về phương diện bản chất, nếu tiến bộ của khoa học và công nghệ trong cuộc tự động hóa lần thứ nhất là việc chuyển giao cánh tay và sức mạnh cơ bắp sang cho các máy xử lý chất liệu và năng lượng - giai đoạn cơ khí hóa, - thì sự phát triển của khoa học - công nghệ trong cuộc tự động hóa lần thứ hai là ở chỗ chuyển giao dần từng bước hoạt động lao động trí óc sang cho các máy xử lý thông tin - giai đoạn tin học hóa. Vì vậy, trong thời kỳ hiện đại, đặc điểm cơ ,bàn của công cụ lao động là tự động hóa các quá trình thông tin. Đây là thời kỳ đánh liều sự phát triển về chất của công cụ lao động. Tuy nhiên, quá trình tin học hóa có sự kế thừa biện chứng giai đoạn cơ khí hóa.
Về phương diện lịch sử, công cụ lao động tí óc có quá trình hình thành và phát triển lâu dài: thước tính logarít, máy tính cơ học, máy tính cơ điện, máy tính điện tử (thế hệ một và hai), máy vi tính điện tử (hay máy vi tính thế hệ ba, bốn, năm).Nhìn chung, xu hướng phát triển của máy xử lý thông tin diễn ra cực kỳ nhanh chóng: tốc độ mấy vạn phép tính/giây tăng lên khoảng 30 tỷ phép tính/giây, dung lượng nhớ tăng lên gần như vô hạn, chức năng xử lý thông tin ngày càng đa dạng, phức tạp, đi từ xử lý dữ liệu tiến tới xử lý tri thức (suy luận). Đồng thời, sự phát triển về chất của công cụ lao động ở giai đoạn tin học hóa kéo theo những đổi hay cơ bản về các phương tiện thay thế cánh tay và sức cơ bắp của con người. Đó là các rôbốt cánh tay và giác quan nhân tạo hoạt động, vận hành theo chương trình định trước.
Về phương diện thực tiễn, việc con người nắm bắt và cải tạo giới tự nhiên ngày càng tăng lên về quy mô, với thời gian cực dài và cực ngắn, với mức độ phức tạp và nguy hiểm đã thúc đấy việc tìm kiếm các thiết bị có chức năng mới, đồng thời hoàn thiện, lọc bỏ các chức năng cũ không hợp lý, kém an toàn cản trở sự phát triển hài hòa của con người. Ngoài ra, yếu tố cạnh tranh, lợi nhuận cũng thôi thúc việc tìm kiếm các chức năng mới.
Như vậy, các phương diện bản chất, lịch sử, thực tiễn có quan hệ chặt chẽ với nhau và tất yếu dẫn tới ngày càng phát triển việc chuyển giao hoạt động lao động của con người sang cho máy móc. Do đó, có căn cứ để nói rằng mâu thuẫn giữa cơ cấu cấu trúc và chức năng của các thiết bị hiện có là mâu thuẫn cơ bản trong tin học nói riêng và trong quá trình tin học hóa nói chung. Mâu thuẫn này chi phối, điều chỉnh xu hướng vận động của mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn.
Như vậy, quá trình tác động lẫn nhau giữa các khoa học và quá trình tin học một mặt đã tạo ra sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của tin học theo xu hướng biện chứng hoá nội dung của nó, mặt khác, tin học được ứng dụng và tác động ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trước hết và cơ bản nhất đến trình độ đổi mới về chất của lực lượng sản xuất. Đến lượt mình, hai mặt này lại tác động với nhau và gây nên những khả năng mới của tin học.
Có thể minh hoạ thêm cho mặt thứ nhất bằng sự phân tích dưới đây.
Khái niệm thông tin và phương pháp mô phỏng trên máy tính điện tử là bộ máy nhận thức cơ bản của tin học. Đây là những phương tiện nhận thức mới của nghiên cửu khoa học và hoạt động thực tiễn. Cái mới là ở chỗ, chủ thể nghiên cứu có khả năng xây dựng một hệ thống các mô hình động về cùng một khách thể, từ đó rút ra mô hình cuối cùng là mô hình phản ánh đúng đắn, khách quan, bản chất nhất và khách thể. Có được mô hình này là do trong quá trình nghiên cứu khách thể trên máy tính điện tử, chủ thể kết hợp được các yếu tố có quan hệ biện chứng, bổ sung, sàng lọc lẫn nhau như hình thức - nội dung, định tính - định lượng, quy nạp - diễn dịch, phân tích - tổng hợp...Đặc điểm khác biệt này so với thời kỳ cổ điển đã tạo điều kiện trực tiếp để đưa các khoa học vốn được coi là khoa học chính xác, hình thức, suy diễn như logic học, toán học vào nghiên cứu đối tượng của khoa học xã hội.Ngược lại, trong quá trình tác động với tin học, bản thân các khoa học này cũng được biến đổi về nội dung sao cho chúng trở nên hiện thực hơn, mềm dẻo và đa trị hơn.
Như vậy, xu hướng phát triển ngày càng chứa nhiều yếu tố biện chứng của tin học và của khoa học nói chung có căn cứ không chỉ về phương diện bản thể luận, logic - phương pháp luận mà cả về phương diện nhận thức luận.
Như chúng ta đã biết, tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong đó có hai yếu tố chính là công cụ lao động và con người. Sự phân tích ớ trên cho thấy có ba yếu tố đặc trưng cho sự phát triển của xã hội hiện đại.
- Công cụ lao động trí óc với đặc điểm cơ bản là công nghệ xử lý thông tin tự động.
- Con người (vừa là chủ thể nhận thức vừa là khách thể được nghiên cứu).
- Khoa học đang trong quá trình tác động lẫn nhau sâu sắc và đang trong quá trình trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tiêu biểu nhất là tin học.
Nhận thức đúng vai trò của ba yếu tố trên giúp chúng ta có một quan niệm đầy đủ hơn, khách quan hơn về quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa có quan hệ biện chứng với nhau.Trong mối quan hệ đó công cụ lao động mới, hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó làm cho năng suất lao động tăng lên rất nhanh so với công cụ thủ công cơ khí lạc hậu. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho các hoạt động trong xã hội ta bắt nhịp được vào với trào lưu thống nhất của thế giới trên nhiềun phương diện. Từ đó xã hội ta mới có cơ hội để phát triển.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh