Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?
Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng.
Mô phóng bộ não con người
Trong quyển sách với tựa đề : "The Singulanty is near: When humans transcend biology" được ấn hành gần đây, tác giả Ray Kurzweil, 57 tuổi, nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) vì tất cả những gì quan trọng đối với con người đều có sự hiện diện của CNTT.
Là nhà phát minh, tác giả và là người theo thuyết vị lai, Kurzweil đã đi tiên phong trong việc tạo ra công nghệ đọc và nhận biết chữ viết, giọng nói, thực tế ảo và trí thông minh nhân tạo. Ông đã giành nhiều giải thưởng lớn, như Huân chương công nghệ quốc gia (Mỹ).
Trong bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Computerworld,ông cho biết ý tưởng của ông trong việc nghiên cứu bộ não con người để tạo ra trí thông minh nhân tạo. "Chúng tôi vẫn chưa có thiết bị để chụp cắt lớp bộ não với độ phân giải cao nhưng hiện có năm hoặc sáu công nghệ chụp cắt lớp. Lần đầu tiên, chúng tôi có thể nhìn thấy bộ não tạo ra những suy nghĩ."
Lượng dữ liệu về bộ não mà ông đang thu thập tăng gấp đôi mỗi năm. Khi có dữ liệu từ những vùng cụ thể trên não bộ, ông có thể tạo ra những mô hình toán học chi tiết.
Kurzweil tin rằng vào cuối những năm 2020, ông sẽ có bản mô phỏng chi tiết và chính xác của tất cả những vừng trên não bộ.
Mười ngàn triệu triệu phép tính trong một giây đủ để mô phỏng tất cả các vùng của não bộ. Nhật Bản vừa công bố hai siêu máy tính có thể biến điều nói trên thành hiện thực vào năm 2010.
Tuy nhiên, có người sẽ đặt câu hỏi tại sao phải tái tạo ra bộ não từ phần mềm máy tính trong khi con người đã có bộ não. Kurzweil nói bộ não nhân tạo sẽ rất mạnh vì chúng ta có thể kết hợp những lợi thế hiện tại của trí thông minh con người với những phương pháp mà ở đó máy tính đã tỏ ra vượt trội.
"[Vào cuối những năm 2040] , một inch khối mạch nanotube sẽ mạnh hơn bộ não con người gấp 100 triệu lần” ông Kurzweil nói: Về mặt phần mềm, máy tính [vào những năm 2030] sẽ có thể truy cập mã nguồn của chính nó và cái thiện nó thông qua chu kỳ thiết kế lặp đi lặp lại và liên tục tăng tốc. Cuối cùng thì những hệ thống máy tính như thế này sẽ thông minh hơn con người và sẽ kết hợp tất cả những lợi thế của trí thông minh sinh học (con người) và phi sinh học (máy tính). Trước đó, thế giới sẽ có một mạng lưới máy tính và bất cứ khi nào bạn muốn, bạncó thể truy cập một triệu máy tính chỉ trong 40% của một giây.
Máy tính: Không thể nhìn thấy bằng mắt thường
Đầu thập niên tới, hình ảnh sẽ được ghi trực tiếp trên võng mạc của con người. Kurzweil giải thích màn hình siêu nhỏ sẽ được lắp vào mắt kính và hình ảnh sẽ được chiếu trực tiếp lên võng mạc.
Trong tương lai, các máy tính sẽ được thiết kế nhỏ đền mức người ta tưởng chừng chúng không còn tồn tại. Chúng được lắp đặt vào quần áo và hòa lẫn trong môi trường sống. "Hiện nay, máy tính mà chúng ta đang sử dụng được xem là những chiếc nan hoa được lập vào hệ thống mạng, chứ không phải là một phần của mạng, nhưng trong tương laichúng tôi sẽ từ bỏ ý tưởng này để chuyển sang một ý niệm khác mà ở đấy mỗi thiết bị sẽ là một giao điểm của mạng. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ gửi và nhận thư tín của chính mình mà còn có thể làm nơi chuyển tiếp những thư tín của người khác. Nó sẽ liên tục tự sắp xếp để tất cả các mối liên kết giao tiếp không ngừng tìm kiếm đường đi có hiệu quả nhất". Kurzweil nói.
Hơn thế nữa, con người sẽ hòa vào công nghệ do họ chế tạo ra. "Chúng tôi có thể đưa nhũng máy tính thông minh (còn gọi là nanobot) vào trong dòng máu trong cơ thể người. Vào cuối những năm 2020, những thiết bị này sẽ có đầy đủ tính năng của người máy, có khả năng giao tiếp và tính toán. Các bạch cầu nanobot có thể tải phần mềm xuống để diệt một mầm bệnh nào đó chỉ trong tích tắc, trong khi đó, các bạch cau sinh học của chúng ta phái mất hàng giờ để làm việc này. Và bạn có thể có hàng tỷ nanobot được đưa vào não thông qua mao mạch. [Chúng] sẽ tăng cường các chức năng nhận thức và trí thông minh của chúng ta". Kurzweii nói: Thậm chí chúng tôi có thể vượt qua khỏi giới hạn của sinh học và thay thế cơ thể con người hiện tại của bạn (hay còn gọi là phiên bản 1.0 bằng một phiên bản 2.0 được nâng cấp đáng kể nhằm kéo dài sự sống). Ông nói: Một kịch bản mà ông đề cập sẽ là thực tế ảo ngay trong hệ thần kinh. "Các nanobot có thể tắt những tín hiệu đen từ các giác quan và thay thế những tín hiệu mà bạn tiếp nhận nếu bạn ở trong môi trường ảo.Bạn có thể di chuyển cơ thể ảo trong môi trường ảo và điều này sẽ kết hợp chặt chẽ tất cả năm giác quan cũng như những tương quan thần kinh cảm xúc", ông nói:
Nguy cơ tiềm tàng
Mặc dù CNTT hứa hẹn làm một cuộc cách mạng trong việc tạo ra trí thông minh nhân tạo, nhưng Kurzweil tỏ ra lo lắng khi đề cập đến mặt trái của "trí" thông minh của máy tính. Ông nói: "Tôi rất lo ngại về những mặt bất lợi. Chúng ta đã đối mặt với những nguy cơ liên quan đến sự tồn vong của con người - tiềm năng hủy diệt toàn bộ loài người bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng nay chúng ta lại gặp phải những nguy cơ mới, đó là khả năng tạo ra những virus sinh học.Những công cụ và kiến thức cần để làm điều này phổ biến nhiều hơn những công cụ và kiến thức cần để chế tạo bom nguyên tử và hậu quả của chúng có thể sẽ kinh khủng hơn. Trong quyển sách của tôi, tôi nói rằng cái điều chúng ta không thể làmlà đưa bộ gen của những virus nguy hiểm lên Internet nhưng đấy chính là điều mà Bộ Y tế và Dịch vụ con người (Mỹ) vừa làm với virus cúm năm 1918".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt