CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

08:14 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Mười Hai, 2005

Hàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mìnhtrong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report). Báo cáo về cạnh tranh đã thực hiện từ lâu nhưng báo cáo về công nghệ thông tin mới xây dựng và thực hiện từ năm 2001-2002. Tuy là một diễn đàn về kinh tế nhưng báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu được thực hiện như một báo cáo chính. Nội dung của báo cáo này xoay quanh một chỉ tiêu mà WEF cho là rất cơ bản: đó là Chỉ số sẵn sàng nối mạng (Networked Readinees Index) thể hiện ở một bảng so sánh về điểm số và xếp hạng cao thấp của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước tiên chúng tôi xin được đề cập về báo cáo cạnh tranh toàn cầu đặc biệt là các tiêu chí đánh giá về CNTT trong báo cáo này. Còn báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu, xin được trình bày chi tiết trong một dịp khác.

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một công trình đồ sộ được thiết kế hết sức khoa học và rất có uy tín vời sự tham gia của nhiều kinh tế gia hàng đầu thế giới. Mục đích của báo cáo là đánh giá định lượng và định tính khả năng cạnh tranh của các quốc gia và vùng lãnh thổ một cách nhất quán, toàn diện, chính xác đồng thời cho điểm, để có thể xếp hạng, so sánh khả năng cạnh tranh của từng quốc gia tại một thời điểm cũng như diễn biến theo từng năm. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu đề xuất một chỉ số đánh giá tổng hợp gọi là "Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (the Growth Copetitiveness Index - GCI) là tổng hơn 3 chỉ số cơ bản sau:

-Công nghệ

-Định chế xã hội

-Môi trường vĩ mô

Mỗi chỉ số cơ bản lại bao gồm các chỉ số cấu thành như sau:

-Công nghệ

+ Đổi mới công nghệ

+Chuyển giao công nghệ

+ Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT)

-Định chế xã hội

+ Hiệu lực của luật lệ, khế ước.

+ Tác động của tham nhũng.

+ Chỉ tiêu của Chính phủ.

-Môi trường vĩ mô

+ Sự ổn định của môi trường vĩ mô

+ Tín dụng trong nước.

“Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng” (GCI), đượcWEF công bố qua bảng điểm và xếp hạng (Index Ranking) cho trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chỉ số Cạnh tranh Tăng trưởng của WEF là một cách tiếp cận có tính dự báo cao đối với các nền kinh tế nó cho biết được xu hướng tăng trưởng trong 5, 7 năm tới của một quốc gia. Điểm để xếp hạng của GCI cao hay thấp là do điểm của các chỉ số thành phần cao hay thấp. Chỉ số nào thấp nhất chắc chắn là "thủ phạm” chính gây nên sự yếu kém cho... nền kinh tế quốc gia!

Chúng ta hãy quan sát bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh Tăng trưởng của Việt Nam qua từng năm gần đây nhất:

Bảng xếp hạng: chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI)

Năm

Việt Nam

Thái Lan

Trung Quốc

2001

60/75 nước

2002

65/80-

2003

60/101-

44/101

46/101

2004

77/104-

34/104

46/104

2005

81/117-

36/117

49/117

Qua bảng xếp hạng trên ta thấy so với thế giới thì tính cạnh tranh của kinh tế Việt Nam thật đáng lo ngại vì cơ bản là... thụt lùi? So với năm 2001 năm 2002 tiến 5 bậc còn năm 2003 lại lùi về vị trí cũ: (2001), năm 2004 lùi 17 bậc và năm 2005 lại lùi 4 bậc! Tổng thể 5 năm lùi 21 bậc! Có người đùa rằng nếu WEF cứ lấy 80 nước thì chắc chắn năm nay VN thuộc vào diện "không được đếm xỉa”.

Đùa! Nhưng hoàn toàn không thú vị tí nào cả vì điều này đã được cảnh báo nghiêm túc từ lâu... Trên thực tế chúng ta đã một lần "không được đếm xỉa” đó là năm 2000, khi số quốc gia được đếm xỉa hãy còn ít hơn năm nay rất nhiều. Trích đoạn sau đây của tác giả Đặng Hương: (www.vnn.vn/19/11/2002) cho ta thấy rõ điều này:

Kểtừ năm 1997 WEF đưa VN vào danh sách các nước được xếp hạng. Tuy nhiên, có thể thấy vị trí của nước ta chưa bao giờ thoátkhỏi nhóm 20 nước cuối bảng. Về khả năng cạnh tranh kinh tế vi mô cũng là khả năng cạnh tranh hiện tại, năm 1997, Việt Nam là một trong 5 nước có sức cạnh tranh thấp nhất. Năm 1998, nước ta vươn lên 43/53 nhưng là do nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ. Vị trí này từ đó đến năm 2001 liên tục giảm khi các nền kinh tế bị khủng hoảng nhanh chóng cải cách và hồi phục, khiến năng lực chậm được cải thiện của Việt Nam tiếp tục suy yếu trong tương quan so sánh: năm 1999 xuống 7 bậc so với năm 1998, đứng thứ 50, năm 2000 xuống 3 bậc, bị loại khỏi 50 nước và năm 2001, xuống 9 bậc… Một điều dễ nhận thấy là khi WEF mở rộng danh sách các nước được xếp hạng, vị trí của Việt Nam không những không được cải thiện mà còn tụt xuống thấp hơn cả các nước mới được xem xét…”

Trên bảng, bạn đọc có thể so sánh Việt Nam với 2 nước láng giềng là Thái Lan và Trung Quốc. Họ ở đẳng cấp cao hơn, có dao động những cơ bản là không thụt lùi.Đương nhiên, ta so với ta thì khi nào cũng tiến, điều này làm chúng ta tự hào rất nhiều. Nhưng cùng đi với người khác, so với họ thì ta luôn đi chậm. Đã xuất phát ở mức thấp, lại luôn đi chậm vậy thì phải chăng sự tụt hậu của Việt Nam là không có thuốc chữa?! Rõ ràng đây là một thách thức rất lớn cho dân tộc ta hiện nay. Vị trí của Việt Nam thấp do hầu hết các chỉ số cấu thành của GCI đều thấp. Một chỉ số thấp ở năm này là báo động cho nền kinh tế mấy năm tiếp theo. Điều này có thể kiểm chứng khi ta nhìn lùi lại mấy năm trước. Vào năm 2002 "Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng" (GCI) của Việt Nam được xếp thứ 65/80 nước. Trong các chỉ số thành phân thì chỉ số GCI là thấp nhất: 74/80. Đóng vai trò đầu tầu, mũi nhọn đột phá... của một nền kinh tế mà lại thấp kém như vậy thì phải chăng đây là thủ phạm chính gây nên hội chứng thụt lùi liên tục có thật nói trên? Nếu đúng thì điều này lại làm cho những người làm CNTT phải rất đau đầu! Chúng ta chưa phải bàn về vai trò của CNTT ở đây mà xem thử WEF đã nghiên cứu và đánh giá nó như thế nào.

Chỉ số cấu thành: “Công nghệ thông tin và viễn thông” (ICT sub-index)

Trong một nền kinh tế bao giờ cũng có đóng góp của rất nhiều ngành nghề, nhiều công nghệ những WEF chỉ chọn và đánh giá một công nghệ duy nhất đó là CNTT và nêu lên một chỉ số cấu thành đó là chỉ số: Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT). Điều này một lần nữa nói lên tầm quan trọng hết sức to lớn của CNTT đối với tính cạnh tranh tăng trưởng về kinh tế của một quốc gia.

WEF định nghĩa chỉ số này được hình thành bởi 1/3 các dữ liệu mềm (định tính) và 2/3 bởi các dữ liệu cứng (định lượng) như sau:

Dữ liệu mềm: (survey data) Gồm 5 vấn đề then chốt:

  1. Việc truy cập Internet ở các trường học rộng rãi như thế nào?
  2. Có được sự cạnh tranh đầy đủ giữa các ISP trong nước nhằm đảm bảo cho sự truy cập Internet và chất lượng cao, ổn định, giá thấp hay không?
  3. Công nghệ Thông tin và viễn thông có phải là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hay không?
  4. Các chương trình, kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy CNTT của Chính phủ có thành công hay không?
  5. Hành lang pháp lý liên quan đến CNTT (như thương mại điện tử, chứng thực điện tử, bảo vệ người tiêu dùng) có được đẩy mạnh và triển khai đầy đủ hay không?

Dữ liệu cứng: (hard data) Gồm 5 dữ liệu then chốt:

  1. Số thuê bao di động trên 100 dân.
  2. Số người dùng Internet trên 10.000 dân.
  3. Số máy nối mạng Internet trên 10.000 dân.
  4. Số điện thoại cố định trên 100 dân.
  5. Số máy tính cá nhân trên 100 dân.

Qua cách khảo sát toàn diện nhưng chắt lọc những vấn đề then chốt như trên ta có thể hoàn toàn tin cậy vào các đánh giá, xếp hạng của WEF. Từ 10 tham số then chốt nói trên có thể thấy ngay muốn đẩy mạnh CNTT phát triển thì chính sách điều hành và giá cà là quyết định. Ngược lại khi tìm “thủ phạm" kìm hãm sự phát triển của CNTT thì cũng rất dễ dàng. Chúng ta vẫn tự hào với những số liệu như số người vào mạng tăng khá nhanh (nhờ số lượng các tiệm cafe Internet có dùng ADSL tăng lên) hoặc số lượng các trạm văn hoá xã có nối mạng... Tất cả nhưng tiến bộ đó đều quý nhưng vấn đề then chốt ở đây là sự sử dụng Internet cho các trường học.

Nếu học sinh, sinh viên, cũng như thầy giáo không có điều kiện thuận lợi vào mạng phục vụ cho việc học, giảng dạy, nghiên cứu, thì những điều trên chỉ là phù phiếm. Vì có thể khẳng định rằng hơn 95% người vào các dịch vụ Internct công cộng hiện nay chỉ để giải trí là chính.

Từ 2004, WEF đưa ra một chỉ số đánh giá mới gọi là chỉ số cạnh tranh kinh doanh(Bussines Competitiveness Index: BCI) chủ yếu đánh giá cho tính cạnh tranh ở mức xí nghiệp thì Việt Nam xếp hạng 79 năm 2004 và 80 năm 2005 (lại lùi!). Chúng tôi xin không đi sâu vào BCI vì nó ít liên quan tới CNTT hoặc chính xác hơn là liên quan không rõ nét.Như đầu bài đã nêu chúng tôi sẽ đề cập về CNTT trong một dịp khác qua Báo cáo Công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report) của WEF. Trên cơ sở này hàng năm ta có thể quan sát CNTT của Việt Nam đã được đánh giá và quan trọng hơn, được so sánh với các nước khác như thế nào.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Cán bộ nghiên cứu: Số lượng nhiều, hiệu quả thấp

    08/10/2005
    5 vạn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đội ngũ này gấp gần 5 lần so với Thái-lan và gần 6 lần so với Malaysia, nhưng trình độ công nghệ và kinh tế Việt Nam lại thua Thái-lan và Malaysia tới vài chục năm...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác