Đả đảo “chủ nghĩa lạc quan về một thời đại hoàng kim”
Nền kinh tế mới đã đến rồi! Nước Mỹ và cả thế giới đang bước vào một kỷ nguyên của phồn vinh và phúc lợi xã hội, trong đó sự tăng trưởng sẽ không có giới hạn, và các kỳ suy thoái sẽ có nhiều khả năng biến mất. Đó là bức thông điệp mà một bộ phận báo chí Mỹ đã thay nhau chuyển tải từ 2 năm nay.
Business Week số 8-1998 viết: "Mọi yếu tố đã được hội đủ để mở ra một kỷ nguyên tăng trưởng dài hạn.Các bạn chưa thấy được gì cả đâu. Chúng ta mới ở bước khởi đầu của sự trào dâng kinh khủng về công nghệ, sẽ làmtăng vọt lợi nhuận trong suốt thế kỷ tới đây”. Wired tạp chí tham khảo ra hàng tháng của xã hội “thời thượng”, đã dành một loạt số chuyên đề nói về nền kinh tế mới này. Nền kinh tế này được giới thiệu như kẻ đào mồ chôn những quy tắc cổ xưa của kỷ nguyên công nghiệp, bởi vì nó dựa vào một lôgích hoàn toàn khác hẳn, lôgich của các mạng và của thực tại ảo (cyberspace).
Đối với những người theo các lý thuyết trên thì tình hình vững mạnh của kinh tế mỹ trong những năm qua không hê mang tính chất tạm thời (mức tăng trưởng tổng tài sản phẩm quốc dân 4% năm 1997, thất nghiệp giảmxuống chỉ còn 4,6% - tức là hầu như có đủ công ăn việc làm - và lạm phát dưới 2%). Những kết quả tốt đẹp này có lẽ là những thành tựu đầu tiên của một sự chuyển đổi sâu xa và lâu bền nhờ có sự tăng năng suất của các doanh nghiệp. Họ nhấn mạnh rằng những tiến bộ ấy hoàn toàn có tính chất cách mạng. Nếu chúng chưa được mọi người nhận ra, đó là vì chúng không được nêu bật trên các phương tiện thống kê cổ điển, được dự trù cho nền kinh tế của ngày hôm qua.
Tuy nhiên những kẻ ca ngợi “nền kinh tế mới” đang vấp phải sự phản bác ác liệt của những chuyên gia kỳ cựu, đứng đầu là Paul Krugman. Nhà kinh tế học của Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) này dễ dàng thừa nhận rằng: “ lần đầu tiên kể từ khi phát minh ra nghề in, việc xử lý và phổ biến thông tin đã trở thành những ngành chính yếu”. Thế nhưng, ông báo trước rằng “một con chim én chưa làm thành mùa xuân”: tỷ lệ lạm phát thấp, và lợi nhuận cao ghi nhận được ở Hoa Kỳ gần đây không biện minh cho “sự lạc quan thiên niên kỷ” của giới báo chí kinh tế và của vài nhà tri thức. Và nhất là những kết quả tốt này lại không gắn liền quá mức với những năng suất thu được nhờ các công nghệ thông tin. Đối với P.Kugman cũng như với đồng nghiệp của ông, Robert J.Gordon, thuộc đại học Northwestern (gần Chicago), các ngành mũi nhọn, không nghi ngờ gì nữa, đã tăng năng suất từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Quy luật này đã được áp dụng vào lúc phát minh rađộng cơ điện (ôtô hay máy bay) và ngày nay đang được kiểm nghiệm với sự bột phát của internet và điện tử.
Như vậy, P.Krugman cho rằng các tập hợp lớn của nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tuân theo những cơ chế cổ điển. Dưới mắt ông, dù cho các phương tiện thống kê có quá thời nhưng không vì thế mà đánh giá thấp những số liệu về năng suất. Trong tạp chí Foreign Affairs số ra tháng 5 - 1998, ông viết: “những số liệu “cơ bản” đã được cải thiện trong những năm qua, bởi vì chúng thừa hưởng cái thời điểm thuận lợi của chu trình kinh tế hiện hành (…) và chắc hẳn là của cả những thay đổi diễn ra trên thị trường lao động: khả năng đàm phán của những người lao động đã bị thất nghiệp mà không phải tăng lương. Thành tựu này là có thực nhưng cũng chỉ là khiêm tốn, không thể biện minh cho sự khoa trương chiến thắng chủ nghĩa đang lan tràn”. Cuối cùng, những người ủng hộ vô điều kiện “nền kinh tế mới” còn cho rằng sở dĩ Hoa Kỳ tìm lại được vị trí lãnh đạo nền kinh tế thế giới, đó là vì họ đã đi trước trong lĩnh vực công nghệ mới.
P.Krugman phản bác, cho rằng điều này không đúng. Các cường quốc kinh tế cạnh tranh (với Hoa Kỳ) không phải bị tụt lại sau vì họ chậm đi vào nền kinh tế mới, mà vì những lý do khác: Nhật Bản thì đang phải vật lộn với những cuộc khủng hoảng, nhất là khủng hoảng ngân hàng, còn châu Âu đang phảiđối mặt với những câu thức bị áp đặt bởi việc xây dựng khối liên minh tiền tệ mới. Ông nói: “Cảm tưởng hiện nay cho rằng chúng ta đang đứng đầu thế giới là dựa trênmột sự cường điệu quá đáng những hậu quả của một vài năm “tốt” ở Hoa Kỳ và của một vài năm “xấu” ở nơi khác”. Ông nhắc lại một câu châm ngôn cổ không được phép quên: Chớ bao giờ đánh giá thấp sự cạnh tranh. Đây là một lời dạy mà ngay cả nền kinh tế mới cũng sẽ không bác bỏ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt