Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

09:27 SA @ Thứ Bảy - 10 Tháng Mười Hai, 2005

Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới.

Tham vọng của họ bao trùm nhiều lĩnh vực như khai thác công năng vật lý lượng tử, xây dựng các hệ thống không có sai sót, mô phỏng chi tiết đời sống sinh vật… Một trong số các thách thức chính mà họ nhắm tới là dự đoán được xu hướng, thành tựu và các cột mốc về kỹ thuật và kiến thức trong 1 hoặc 2 thập niên tới.

Sau đây là một số thách thức định hướng cho nền công nghệ thông tin trong thời gian tới:

1. Cấu trúc não và cấu trúc tư duy (được nhìn nhận như một phạm trù triết học): Giải thích cho được sự kết nối giữa não (được xem là một máy tính) và cấu trúc tư duy (được xem như là hệ thống phần mềm). Vấn đề khoa học này ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các hệ thống điều hành thông tin.

2. Ký ức đời sống: Ký ức kỹ thuật số cá nhân như thư điện tử, hình ảnh số, hồ sơ cá nhân, hồ sơ công tác số hóa v.v... cũng cần phải được quản lý và tập hợp tốt trong suốt đời sống con người. Thách thức là ở chỗ tạo được điều kiện tối ưu nhất để quản lý cho được mọi thông tin cá nhân kỹ thuật số trong suốt đời người mà vẫn bảo toàn được thông tin cá nhân của từng cá thể.

3. Tương tác giữa cơ thể sống và bản mạch silicon: thông qua các dự án nghiên cứu và số hóa gen người thì nền công nghệ thông tin đã sẵn sàng đưa nền khoa học về đời sống con người tiến đến những mục tiêu mới cũng như vượt qua rất nhiều giới hạn. Nhưng bước kế tiếp là phải tạo ra khả năng cho máy tính có khả năng mô phỏng được như các cơ thể sống.

4. Hệ thống hạ tầng máy tính hoàn hảo ở mức độ toàn cầu: Hiện nay đã có rất nhiều người luôn mang theo mình các thiết bị liên quan đến máy tính như điện thoại di động, máy xách tay, PDA v.v... có khả năng kết nối với những người khác ở nhiều môi trường khác nhau, nhưng sự kết nối đó đôi khi bị lỗi, sự tương tác giữa các phần mềm đôi khi đem lại những kết quả không mong muốn, nếu không nói là tồi tệ. Thách thức chính ở chỗ là phải tạo được cơ sở hạ tầng máy tính rộng khắp, có khả năng tạo điều kiện cho đủ loại thiết bị tương tác trọn vẹn được với nhau và có thể dự báo được các tình huống xảy ra. Hệ thống này phải có khả năng hoạt động hoàn hảo như ý người dùng.

5. Phát triển được hệ thống máy tính toàn cầu theo dạng tự “tiến hóa”: đây là sự phát triển rất cao so với vấn đề đã nêu trên. Hệ thống máy tính có trí thông minh tương tự như bộ não người này có thể tự phát triển và hoàn thiện ở mức độ cao hơn nguyên bản khởi đầu của chính nó.

Cuộc nghiên cứu đầy tham vọng này được bắt đầu từ năm 2002 cho các nhà khoa học trong Ủy ban nghiên cứu máy tính Vương quốc Anh táo bạo thực hiện và đây cũng là một phần liên quan đến dự án tương tự của Hiệp hội nghiên cứu máy tính của Hoa Kỳ. Một cuộc hội thảo sơ kết đã được tổ chức vào tháng 3-2004 và đã đưa ra báo cáo nhan đề:”Các thách thức lớn trong khoa học nghiên cứu máy tính”.

Các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên là số liệu tổng hợp công phu của các cuộc nghiên cứu trong suốt 15 năm về xu thế phát triển công nghệ thông tin toàn cầu.

Bạn đọc có thể nghiên cứu chi tiết về các vấn đề nêu trên tại:
http://www.bcs.org/BCS/Awards/Events/GrandChallenges/conferencereports

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Tự động hóa: Phúc hay họa?

    10/08/2005Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và ...
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác