Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức
Mọi nền kinh tế đều có các lĩnhvực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất.
Mọi công cụ sản xuất đều có ba bộ phận: động lực, truyền lực và công tác.
- Bộ phận công tác (còn gọi là bộ phận chấp hành hay tác động) trực tiếp tác động lên đối tượng lao động để làm ra sản phẩm.
- Bộ phận truyền lực truyền năng lượng từ nguồn động lực đến bộ phận công tác. Ở công cụ sản xuất thủ công, nguồn động lực là do sức cơ bắp của người lao động, còn bàn tay trực tiếp làm bộ phận công tác chuyển động (thí dụ: cái kim khâu tay). Nếu bộ phận công tác giao cho máy thực hiện - gọi là máy công tác, thì ta có công cụ nửa cơ khí (thí dụ: cái máy khâu đạp chân).
- Khi nguồn động lực cũng do máy cung cấp thìđó là công cụ cơ khí (thí dụ: cái máy khâu chạy bằng điện). Trong công cụ thủ công và cơ khí, việc điều khiển công cụ sản xuất hoạt động đều do bộ óc con người đảm nhận.
Trong bộ "Tư bản", C.Mác đã phân tích rất cụ thể vai trò của từng bộ phận nói trên trong công cụ sản xuất và chứng minh rằng, cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII đã bắt đầu khi bộ phận công tác, vốn đã bàn tay người thao tác trong công cụ thủ công, giao cho máy thực hiện, nhờ đó mà năng suất lao động tăng vọt, mặc dù nguồn động lực vẫn là sức người (công cụ loại này lần đầu tiên xuất hiện ở máy kéo sợi vào năm 1735). Còn máy hơi nước, tuy được phát minh từ cuối thế kỷ XVII nhưng sau gần một thế kỷ vẫn không dẫn đến cuộc cách mạng nào trong công nghiệp. Tuy vậy, sau khi có máy công tác, máy hơi nước đã phát huy tác dụng rất to lớn, thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thông qua việc cung cấp nguồn động lực cho các công xưởng tư bản chủ nghĩa cơ khí hoá. (Vì lý do này, nhiều người đã cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp được bắt đầu là nhờ có máy hơi nước. Điều này không thật chính xác).
Như vậy, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp trước công xưởng là công cụ sản xuất thủ công, còn của nền kinh tế công nghiệp công xưởng - sau này nói gọn là kinh tế công nghiệp - là công cụ sản xuất cơ khí hay thường gọi là máy móc.
Từ khi ra đời cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, sau gần 200 năm, công cụ cơ khí không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, được nâng lên trình độ tự động dựa trên các thành tựu chủ yếu của vật lý học cổ điển. Việc điều khiển nhiều khâu trong công cụ cơ khí đã được tự động hóa ở mức thấp đưa vào những cơ cấu kỹ thuật cơ - điện vĩ mô. Sự tự động hoá này được gọi là tự động hoá cứng vì nó kém tính linh hoạt và khó thực hiện trong toàn bộ một đây chuyền sản xuất. Hơn nữa, khi một dây chuyền đã được thiết kế cho việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, nếu muốn thay đổi kích cỡ, mẫu mã, kiểu dáng ... thì rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, việc tự động hoá này tuy có đem lại sự tăng năng suất lao động, nhưng chưa đưa. đến một cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp và do đó, nó chỉ được coi là bộ phận phát triển của cơ khí hóa.
Trong những năm 1939-1945, trước nhu cầu cấp bách trên nhiều mặt của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong đó có việc điều khiển từ xa và tự động các đạn pháo cao xạ, các tên lửa..., các nhà khoa học ở cả hai phía đã phải đi sâu khai thác vật lý học hiện đại để đáp ứng nhu cầu đó. Vật lý học hiện đại là ngành khoa học được hình thành trong 30 năm đầu của thế kỷ XX, khi nghiên cứu thế giới vi mô - nguyên tử, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học tự nhiên, và trong nhiều năm tiếp theo là cuộc cách mạng trong các công nghệ ứng dụng những thành tựu của các khoa học ấy (công nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học...) , đem lại những biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời sống con người. Đó là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ của thế kỷXX tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp, được gọi với những tên khác nhau: kinh tế sau công nghiệp, kinh tế số hóa, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức. Ở nước ta, tên gọi sau cùng được dùng phổ biến trên các sách báo (trong bài viết này, chúng tôi chưa bình luận về tên gọi đó). Khó có thể kể hết mọi thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhưng thành tựu vừa có tính cơ bản, vừa có tính tổng hợp của nó là máy điều khiển tự động có khả năng làm những công việc trí óc trong chức năng điều khiển của con người.
Các máy điều khiển tự động đã mở ra hai công nghệ mới, có quan hệ mật thiết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, ứng dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin.
Trong lĩnh vực sản xuất, với các máy điều khiển tự động, người ta có thể thực hiện tự động hoá ở từng máy và cả dây chuyền sản xuất, với tính linh hoạt, độ chính xác và năng suất lao động rất cao, nhờ dựa vào các cơ cấu kỹ thuật điện tử (vi mô). Sự tự động hoá này được gọi là tự động hoá mềm, cho phép tạo ra những dây chuyền, trên đó có thể thay đổi dễ dàng các sản phẩm khi cần, có kích cỡ, mẫu mã, hình dáng... khác nhau. Ngoài ra, còn có các hệ thống chuyên gia - một hình thức đơn giản của trí tuệ nhân tạo - được sử dụng để chẩn đoán nhanh chóng, chuẩn xác và sửa chữa kịp thời các sự cố kỹ thuật phức tạp xuất hiện trong quá trình sản xuất. Nói chung, với máy điều khiển tự động, người ta còn có thể thực hiện tự động hoá đối với rất nhiều công việc khác nhau trong tổ chức và quản lý sản xuất, góp phần làm cho việc tự động hoá sản xuất đem lại một bước nhảy vọt về năng suất lao động. Việc tự động hoá sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở của nền kinh tế công nghiệp cơ khí hoá phát triển cao. Nếu công nghệ tự động hoá đem lại năng suất lao động cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thì công nghệ thông tin, trong đó máy điều khiển tự động quan trọng nhất là máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế, có thể đem lại năng suất và chất lượng lao động cao trong các quá trình sản xuất phi vật chất, nói chung là trong công tác quản lý mọi hoạt động của xã hội; ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống. (Cần lưu ý là công nghệ thông tin, thông qua các máy tính điện tử và công nghệ vi xử lý, là một trong những cơ sở để tạo ra các máy công cụ điều khiển số, cao hơn là các hệ thống tự động thiết kế, chế tạo CAD -
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, công nghệ thông tin được khai thác ở mức rất cao trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Đặc biệt, trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại, việc áp dụng công nghệ này đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi nhuận kếch sù. ở Mỹ có những thanh niên chỉ với một máy tính nối mạng Internet, có những tri thức cần thiết và đầu óc sáng tạo, đã trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Chủ nghĩa tư bản lợi đụng tính chất đặc biệt của tiền tệ và dựa trên những hệ thống máy tính ngày càng tinh xảo đã tạo lập được một hệ thống tài chính - tiền tệ có vị trí độc lập, tách rời với hệ thống sản xuất, và các nhà tư bản tài chính đã kiếm lời trên hệ thống này; có những nhà tỷ phú sử dụng nó như một quyền lực có thể làm đảo lộn kinh tế tiền tệ thế giới.
Đặc điểm, tình hình nói trên đã làm cho một số người ngộ nhận rằng công nghệ thông tin là nhân tố quyết định nhất đối với sự chuyển địch kính tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Điều đó trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng của cải vật chất phải do các quá trình sản xuất tạo ra; sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội, là động lực phát triển kinh tế. Công nghệ thông tin góp phần tự động hoá công tác quản lý các hoạt động trong xã hội và có đóng góp to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội, nhưng không thay thế được quá trình sản xuất vật chất - ở đó công nghệ tự động hoá mềm là yếu tố quyết định nhất. Và cũng do xác định không đúng vị trí và vai trò của công nghệ thông tin, nhiều người đã tuyệt đối hoá vai trò của tri thức, lẫn lộn tri thức với thông tin, đưa ra những quan niệm như "sự sản sinh, phổ cập và sử dụng thông tin giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống", lợi thế so sánh của một quốc gia giờ đây là trí tuệ, vốn và tài nguyên bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu', "thông tin là nguồn lực, nguồn tài nguyên của xã hội"... Đề cao vai trò của trí thức ở thời nào cũng đúng, và nếu nói theo lối ẩn dụ, "tri thức là cái gì cao quý nhất, quyết định nhất" thì cũng được. Nhưng nếu coi đó là một quan điểm triết học thì không đúng. Quả thật, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thế kỷ XX - khác hẳn với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, được xuất phát chủ yếu từ kinh nghiệm, từ kỹ thuật - là thành tựu tuyệt vời của trí tuệ con người, được kết tinh trong một khối lượng đồ sộ các tri thức dựa trên nền tảng của các tri thức rất trừu tượng của vật lý học và toán học. Sự ra đời của máy điều khiển tự động - trong đó máy tính là quan trọng và phổ biến nhất, có thể làm được một số công việc trí óc - chủ yếu là do có sự kết hợp hai loại tri thức đó. Sau khi có máy tính và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tri thức của nhân loại càng tăng lên nhanh chóng, và khi đó người ta nói đến một sự bùng nổ tri thức. Nhưng cần lưu ý là, trong khối lượng tri thức to lớn đó, đa phần là tri thức công nghệ - tri thức phát triển trên nền tảng của các tri thức khoa học cơ bản được hình thành trong nửa đầu của thế kỷ XX. Muốn có tri thức công nghệ, một mặt, phải có tri thức khoa học cơ bản, và mặt khác, không thể thiếu được những kinh nghiệm, những thủ thuật chuyên môn. Có một thực tế, nhưng ít khi được chú ý, lâu nay trong việc chuyển giao công nghệ các sản phẩm trong các liên doanh với nước ngoài, không bao giờ có sự chuyển giao 100%. ở các sản phẩm đó, tỷ lệ nội địa hoá tuy ngày càng nâng cao, nhưng có một số tỷ lệ phần trăm bao gồm những bí mật công nghệ bị giữ lại. Những bí mật này, nếu tự chúng ta không tìm ra được thì các sản phẩm do nước ta sản xuất, không thể nào có chất lượng cao và khó có thể cạnh tranh được với nước ngoài.
Tóm lại, nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất. Thực hiện hai công nghệ này là nội dung chính của việc hiện đại hoá nền kinh tế, trong đó công nghệ tự động hoá sản xuất vật chất là cơ bản.
Nền kinh tế tri thức chỉ mới ở giai đoạn đầu Trên thế giới chưa có nước nào đã có nền kinh tế tri thức với nội dung đầy đủ là thực hiện rộng rãi việc tự động hoá sản xuất và tin học hoá toàn xã hội. Công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin, do tác dụng to lớn của chúng trong việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội, đã đem lại những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trong phong cách và nếp sống của con người và tất nhiên ảnh hưởng đến cả thượng tầng kiến trúc của xã hội. Do đó, việc hiện đại hoá nền kinh tế không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, và vì vậy, việc thực hiện nó sẽ không đơn giản và chỉ có thuận chiều. Những vấn đề về hiện đại hoá cần được theo dõi và nghiên cứu trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề phòng ảnh hưởng của các quan điểm không đúng đắn của phương Tây hiện đang rất phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng Internet.
Các nước phát triển hiện đang ráo riết mở rộng việc tin học hoá trong toàn xã hội còn việc tự động hoá sản xuất đang được thực hiện bằng hai con đường: thứ nhất là "tái công nghiệp hoá", tức là áp dụng các công nghệ cao để hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các ngành công nghiệp vốn đã được cơ khí hoá ở trình độ cao; thứ hai là tạo ra ngay những ngành công nghiệp mới có trình độ hiện đại.
Ở các nước chậm và đang phát triển, do công nghệ thông tin đòi hỏi tương đối ít vốn đầu tư, lại có thể áp đụng được ngay để cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống - những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - nên nó cũng rất được quan tâm khai thác, tuy mức độ không được cao như ở các nước phát triển.
Nước ta tiến lên từ một nền kinh tế nông nghiệp thủ công, theo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà. Đảng ta đã chỉ ra, nhằm xây dựng đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp sau khoảng 20 năm nữa. Thực hiện công nghiệp hoá, có nghĩa là phải chuyển cho được nền sản xuất thủ công lên cơ khí - tức là thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp mà các nước phát triển trước đây đã tiến hành trong gần 200 năm - đồng thời phải tranh thủ hiện đại hoá từng bộ phận trong sản xuất, thực hiện một số bộ phận trong nội dung cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cần tận dụng lợi thế về khả năng tri thức của nhân dân để phát triển công nghệ thông tin nhằm, một mặt, tăng năng suất, chất lượng lao động, cải thiện đời sống, mặt khác, tranh thủ xuất khẩu phần mềm để góp phần tích luỹ vốn.
Nội dung khác
7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức Phương