Trình độ sống của người Việt còn thấp!

12:20 CH @ Chủ Nhật - 21 Tháng Mười, 2018

"Bạo lực nằm sâu trong di sản văn hoá cộng đồng. Người Việt chúng ta không có niềm tin đủ mạnh vào cái thiện, đủ để làm cho họ tránh phạm điều ác. Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để vượt lên một trình độ sống khác".


Vụ clip bạo lực của nữ sinh Trần Nhân Tông chưa kịp nguội trong dư luận, thì liên tiếp nhiều vụ bạo lực học đường và tội ác xã hội với cấp độ còn cao hơn... Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn tiếp tục chia sẻ sâu hơn xung quanh chủ đề về mầm mống bạo lực trong xã hội Việt.

Bạo lực nằm sâu trong văn hóa Việt

Ông đặt vấn đề suy nghĩ về gốc rễ của bạo lực trong đời sống. Vậy thì, nhìn xa hơn những biểu hiện mà ta đã nói đến, thì mầm mống của bạo lực trong đời sống Việt nằm ở đâu?

Ở ngay trong di sản văn hoá của cộng đồng. Ngay trong ca dao, tục ngữ… có những câu báo động về cách cư xử của người xưa. Nhiều câu tôi nghe từ lâu Cả vú lấp miệng em, Lấy thịt đè người, Già đòn non nhẽ…

Gần đây trong những dịp đọc linh tinh, tôi lại nhặt thêm được một câu Cả bè to hơn văn tự. Câu này đại khái có nghĩa thế mạnh vật chất là nhất, vượt lên trên mọi cam kết, mọi lẽ phải, mọi luật pháp.

Cổ tích của chúng ta cũng có không ít truyện cho thấy ẩn ức bạo lực của con người. Trong “Tấm Cám”, cô Tấm trả thù mẹ con nhà Cám rất tàn bạo. Trong ngụ ngôn “Trí khôn của ta đây”, con người lừa trói con hổ, châm lửa đốt… chỉ để khẳng định bản thân.

Đó là những biểu hiện tâm lý của thời kỳ xa xưa, có thể hiểu là thời chưa văn minh. Trên hành trình phát triển của dân tộc, những yếu tố gì khác nuôi dưỡng mầm mống bạo lực này, thưa ông?

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước ta trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh. Hoàn cảnh chiến tranh khiến người ta coi nhẹ cái chết, coi nhẹ bạo lực. Đã đổ máu nhiều tự nhiên người ta sinh ra coi thường sự đổ máu.

Đi qua chiến tranh, chúng ta tưởng rằng mình sẽ khác, nhưng thực tế lại bước vào cuộc cạnh tranh khác. Những tiền đề bạo lực ấy hàng ngày đang được dung dưỡng, tha thứ.

Ngoài ra, tôi cho một trong những yếu tố quan trọng là người Việt chúng ta không có một thứ tôn giáo đủ mạnh, đủ để làm cho họ sợ mà tránh phạm điều ác. Cảm giác hướng thiện, cảm giác về một cuộc sống khác trong mỗi người thường rất mong manh.

Dân ta đâu có tin nhiều thần thánh! Người ta nô nức đi chùa, đi đền, không gì khác là để hối lộ thần thánh, mặc cả với thần thánh. Còn lòng nhân từ mà tôn giáo nào cũng khuyến khích lại không bắt rễ sâu sắc trong ta.


Trình độ sống của người Việt còn thấp

Quay trở lại các hiện tượng bạo lực hiện nay. Thực ra, có không ít sự vụ tương tự… chỉ có điều không “lộ sáng” dưới hình thức dễ tác động tới công chúng. Tức là, sự xuất hiện của những clip mà cả xã hội đang xôn xao kia chỉ là sự bộc lộ một tình trạng mà chúng ta chưa ý thức đầy đủ?

"Cổ tích của chúng ta cũng có không ít truyện
cho thấy ẩn ức bạo lực của con người"


Đúng như vậy. Các clip bạo lực học đường này so với nhiều câu chuyện được đề cập trên báo chí hàng ngày đã ăn thua gì. Tôi được biết, trong những vụ tai nạn xe ô tô, nhiều khi tài xế cố cán cho người bị nạn chết luôn, chấp nhận bị đi tù vài năm so với việc chẳng may phải bồi thường và nuôi nạn nhân cả đời nếu họ bị tàn tật.

Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn rất nhiều phấn đấu để vượt lên một trình độ sống khác.

Báo chí hàng ngày cho thấy các hình thức bạo lực cũng đang bùng phát ở nhiều xã hội khác, được cho là văn minh hơn. Vậy, nói bạo lực phản ánh trình độ sống thấp của dân Việt là một khái quát vội vã?

Cố nhiên, dân mình không độc quyền trong chuyện này. Bạo lực đang hoành hành ở nhiều xã hội. Có điều, theo tôi hiểu, ta thuộc về khu vực của những nước bạo lực không chỉ phổ biến mà còn bị đẩy lên quá đáng, nhiều khi phải nói là dã man.

Bất cứ ở đâu phát triển bạo lực tức là nơi đó trình độ sống còn thấp. Ta cũng là một minh chứng rõ rệt cho quy luật đó.

Trong thái độ bạo lực đối với thiên nhiên mà ta đã nói đến, sở dĩ loại bạo lực này còn đến ngày nay, xét sâu xa ra vì ta chưa hiểu sâu sắc mối quan hệ con người với thiên nhiên. Trong công cuộc kiếm sống, tư duy hái lượm còn đang chi phối. Tư duy hái lượm nghĩa là chỉ biết ăn sẵn, lo tước đoạt thiên nhiên chứ không biết làm giầu cho thiên nhiên. Ở các xã hội phát triển hơn, lối kiếm sống này, lối tư duy này đã bị vượt qua từ lâu.

Bạo lực giữa người với người nảy sinh và tồn tại dai dẳng khi ngôn ngữ giao tiếp bất lực người ta không thể dùng lời nói để thuyết phục nhau, chia sẻ ý kiến với nhau, và quan trọng nhất là phân chia quyền lợi với nhau, đành dùng lối “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” vậy.

Sự thiếu vắng một ngôn ngữ chung hiệu qủa (ngôn ngữ theo nghĩa một công cụ giao tiếp) là dấu hiệu của trình độ sống còn thấp.

Phản ứng ầm ĩ nhưng kém hiệu quả

"Dân ta đâu có tin nhiều thần thánh! Người ta nô nức đi chùa, đi đền, không gì khác là để hối lộ thần thánh, mặc cả với thần thánh".


Sau mỗi vụ bạo lực, bạo hành, những cơn xúc động của dư luận bùng lên để rồi lại xẹp xuống cho đến khi lại có những vụ việc tiếp theo. Trong khi đó, xu hướng này vẫn tiếp tục. Nghĩa là những cảnh báo, báo động, kêu gọi… của chúng ta là cách phản ứng ầm ĩ nhưng lại kém hiệu quả?

Trong cách phản ứng hiện nay thấy thể hiện một khía cạnh tính cách người Việt. Chúng ta thường nông nổi, đồng bóng mà ít chịu nghĩ sâu một điều gì đó. Không riêng gì với bạo lực, cách ứng xử ấy đã bộc lộ trong nhiều trường hợp khác. Chúng ta cũng đã từng kêu ầm lên khi có hiện tượng các cô gái đi lấy chồng Hàn Quốc… Rồi có làm gì thêm đâu.

Hơn thế nữa tôi cảm thấy một xu hướng cư xử hiện nay là chúng ta thích dễ dãi với nhau bỏ qua cho nhau nhiều điều lẽ ra không thể bỏ qua. Ta không biết ngăn chặn cái ác từ lúc nó mới manh nha. Cái gốc là ta không đặt ra những yêu cầu cao với những người chung quanh, với người thân của ta, với con em ta nữa.

Nguồn:VnMedia
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Làm người Việt Nam

    28/10/2016Nguyễn Khắc ViệnTốt nghiệp phổ thông, chuyên nghiệp và cả đại học nữa nhiều khi cũng không tìm ra việc. Sống chưa nổi, nói gì đến lối sống. Có lần, chụp được tay một em bé móc túi, tôi hỏi: Tại sao em lại đi móc túi? Nó hỏi lại: Thế bác bảo cháu làm gì bây giờ?
  • Giáo dục có làm người Việt hết xấu xí?

    23/06/2016Đoàn Tiểu Long"Giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng không nên quá kỳ vọng rằng một sự chấn hưng giáo dục sẽ mau chóng dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong con người, và qua đó làm thay đổi xã hội"
  • Người Việt có xấu xí thật không?

    07/06/2016Linh ThủyNgười Việt xấu hay không xấu không phải bởi vì họ vốn thế. Đó không phải là những giá trị bất biến, và tất nhiên là không đáng bi quan.
  • Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

    01/03/2016TS Phạm Gia MinhChúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.
  • Người Việt "ta" hay thật!

    27/09/2014Trích nhật ký mạng bằng tiếng Việt của Joseph Ruelle, người CanadaCó một thời gian mình sống ở Hàn Quốc, và bây giờ ngoại ô Hà Nội bắt đầu nhìn rất giống thành phố Seoul. Nhà nào cũng giống nhà nào, khu nào cũng giống khu nào, chỉ khác ở chỗ có chữ A3, A4, A5...
  • Người viết trẻ và những chiếc áo quá cỡ

    28/09/2009Ngô Thục MiênVới một số người viết trẻ, họ được ban phát lời khen một cách dễ dãi, tùy tiện, thậm chí họ phải nhờ người khác ban khen, điều này làm cho việc đánh giá họ không chính xác. Không chỉ vậy, có sự nhập cuộc của truyền thông, tài năng của một số người viết đã được thổi phồng lên gấp nhiều lần so với tài năng thực sự.
  • Nhận diện lại tính cách người Việt

    07/07/2009Giáo sư Hoàng Tụy cho biết từ lâu, qua kinh nghiệm giảng dạy, ông đã nhận thấy một số đặc điểm có tính hạn chế chung của nhiều thế hệ học trò: thiếu một khả năng đào sâu trong tư duy, thiếu đầu óc tưởng tượng, thiếu khả năng kiên trì, đi đến cùng trong những tham vọng đạt đến bằng được những thành tựu đỉnh cao. Kinh nghiệm đó buộc ông phải suy nghĩ đến những hạn chế trong tính cách của người Việt nói chung.
  • Ngàn lẻ một chuyện về... người Việt xấu xí

    30/03/2009Độc giảNhững câu chuyện kể của độc giả Tuần Việt Nam về tính xấu của người Việt mà ta có thể bắt gặp trên.. mọi ngả đường.
  • Hội thảo về sự “xấu xí” của người Việt

    23/03/2009Tùng NguyênDù còn nhiều quan điểm bất đồng về nguyên nhân dẫn đến tâm thế, tư duy và lối sống của người Việt hiện nay nhưng hầu hết các học giả đều cho là: người Việt hiện nay… xấu xí...
  • Người Việt và văn hóa đánh đổi

    18/02/2009Khánh Duy“Công ăn việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước” - đó là nguyện vọng của không ít người VN trong độ tuổi lao động. Người ta thích một chỗ làm việc yên ấm hơn là “chạy lung tung” nơi này nơi kia hoặc ra làm riêng, đối mặt với sóng gió thương trường. Nhìn sâu hơn vào vấn đề, có thể suy rộng ra một đặc điểm tâm lý của số đông người Việt: nỗi sợ sự đánh đổi.
  • Người Việt không xấu xí

    05/02/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânXem ra trong cuốn "Người Trung Hoa xấu xí" của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
  • Người Việt và căn bệnh ”Đáng là bao”

    14/10/2008Nguyễn ĐứcThử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm kỷ luật nhân viên chỉ vì lỗi hành vi biếu quà?
    Nếu làm một bản liệt kê chi tiết N "kể tội" sự lãng phí của người Việt có lẽ cái danh sách ấy sẽ dài bất tận…
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • 6 nghịch lý của Người Việt

    03/05/20061. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
    2. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
    3. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống....
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ