Người Việt và căn bệnh ”Đáng là bao”
Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm kỷ luật nhân viên chỉ vì lỗi hành vi biếu quà?
Nếu làm một bản liệt kê chi tiết N "kể tội" sự lãng phí của người Việt có lẽ cái danh sách ấy sẽ dài bất tận…
Chuyện ở một đám cưới
Nhà có dâu và chú rể cùng trên phố Bạch Mai (Hà Nội), cách nhau chưa đầy 300m. Ấy vậy mà nhà trai rình rang huy động tới đoàn xe 6 chiếc xế hộp đi... đón dâu. Sau khi xong xuôi thủ tục bên nhà gái, họ bước lên xe hoa (là chiếc Mercedes S500 đi thuê với giá 3,2 triệu đồng chỉ để chạy trong buổi sáng) và cả đoàn rồng rắn nối đuôi lăn bánh theo hướng phố Huế. Dân tình trong khu phố được phen mắt tròn mắt dẹt, họ không quay về nhà trai "bá cáo" ông tiên bà tổ mà còn chạy đi đâu? Mãi 45 phút sau, cái đoàn xe ấy ầm ĩ trở về rồi đỗ cả một đoạn dài khiến cho con đường Bạch Mai vốn chẳng được rộng rãi trở nên ùn tắc.
Trong khi pháo giấy bên nhà trai phụt ra tới tấp hân hoan chào đón thì cô dâu phờ phạc, son phấn lấm lem, mặt mũi tái xanh tái mét vì say xe... Thì ra, chỉ vì hai nhà quá gần, nên người ta bàn nhau bày vẽ làm một "tua khép kín" (mất hơn 10 phố vòng lên Hồ Gươm) diễu qua các con phố để quay phim, chụp ảnh cho xôm tụ. Biết hoàn cảnh nhà trai chẳng phải khá giả, có người buột miệng góp ý thì gia chủ xông xênh: "Cả đời mới có một lần, đáng là bao"!
Không lãng phí, không phải người Việt
Câu chuyện "cầu kỳ sinh lãng phí" kể trên chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn cái sự lãng phí của người Việt.
Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong 4 đức tính (Cần, Kiệm, Liêm, Chính) không thể thiếu của mỗi một con người là phải tiết kiệm |
Trước "quốc nạn" lãng phí ấy, các cấp chính quyền đã ban hành không ít quyết định, chỉ thị, kêu gọi, động viên cán bộ, nhân dân thực hành tiết kiệm, không được dùng tiền công vào lễ khai trương, động thổ, không biếu xén lãnh đạo dịp lễ tết, không mua lẵng hoa khi dự hội nghị
Nhưng Nhà nước nói nhiều, thử hỏi mấy ai nghe? Thế nên báo chí thỉnh thoảng "bắt quả tang" được vị lãnh đạo A cưỡi chiếc xe công trị giá tương đương hàng nghìn con trâu đi chơi thể thao, vị B đi "kiểm tra thực hành tiết kiệm ở cơ sở", lúc nghỉ trưa ra xế hộp bật điều hòa mát lạnh để ngủ đẫy giấc, rồi những bữa ăn "rau mắm" đón khách của vị quan chức C toàn tay gấu, thịt bò tót, rượu hổ cốt,... với hóa đơn lên tới 20 - 25 triệu đồng, làm dân nghèo tối tăm mặt mũi. Bảo bỏ quà cáp, biếu xén để tiết kiệm ư? Đó chỉ là chỉ thị của chính quyền, chứ còn "mối quan hệ như cá với nước" là cấp dưới - cấp trên, thì chuyện ấy tựa như một thứ "lễ nghĩa" mà bây giờ và có lẽ mãi mãi sẽ chẳng thể đổi thay. Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm mà từ chối, đưa ra kỷ luật nhân viên chỉ vì cái lỗi đã có hành vi... biếu quà?
Bao giờ người Việt biết tiết kiệm?
Sau sự kiện giá xăng "phọt" lên 19.000 đồng/1ít vừa qua, nhiều người tính toán nhiều hơn đến các giải pháp nhằm tiết kiệm túi tiền. Họ hạn chế dùng xe máy cho những việc không thực sự can thiết, sử dụng xe buýt cho rẻ hơn... Nhưng đó là chuyện của những người biết quý trọng đồng tiền, của dân nghèo phải tính toán từng bữa, còn với dân có tiền, coi xăng, điện, nước, mớ rau... chỉ là những thứ vụn vặt, "đáng là bao" , thì có lẽ tiết kiệm còn quá xa xôi... Tác giả bài viết này có anh bạn mới đi công tác ở Đức về. Anh ấy bảo cả tháng rồi mà cứ bị ám ảnh bởi một người đàn ông Đức dùng vụn bánh mì quết, vét hết nước xốt và bỏ vào miệng ngon lành, một người Đức khác còn liếm đĩa thức ăn khi đã ăn xong. Mà họ làm cái việc đó giữa đám đông, trong một nhà hàng khá sang trọng và hơn hết là ở một đất nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhất thế giới. Có bao nhiêu người Việt vượt qua lòng sĩ diện để làm được cái chuyện tiết kiệm như hai ngươi đàn ông Đức kia?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005