“Để người Việt Nam tự nhận thức...”
- Thưa ông, tại sao ông lại nảy ra ý tưởng gom góp, cóp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư, tật xấu của dân ta - Một ý tưởng ngẫu nhiên hay đã được dự định, thai nghén từ lâu nhằm gây sự chú ý với độc giả ?
- Tôi chịu tiếng là hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp và tác phẩm của họ. Quả tình trong phê bình, tôi hay nhìn ra, nhìn thấy những tật xấu của anh em. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, có một số nhà văn lười đọc, viết ẩu lắm, đã thế còn xu nịnh, háo danh nữa... Đấy là điều không thể tha thứ được. Từ đấy suy rộng ra, chiêm nghiệm suốt một đời làm phê bình, tôi thấy có những vấn đề của con người Việt Nam mình: Không chỉ văn nhân, nhiều người ở nhiều nghề, nhiều lĩnh vực khác cũng có những thói tật này nọ. Tôi không muốn nói những tật xấu lặt vặt như xả rác bừa bãi, chửi đổng, nhổ bậy... ngoài đường mà vấn đề nằm ở tư duy, nếp nghĩ, nếp sống. Mà hạn chế ở tư duy, nếp nghĩ, nếp sống cản trở trực tiếp sự sáng tạo của mỗi người, sự phát triển của ta. Những điều này, các “cụ” cảnh tỉnh nhiều rồi nhưng chưa thành hệ thống. Tôi không định gây chú ý với ai mà chỉ nghĩ cần phải có một cái gì đó phản biện những thói hư, tật xấu đang diễn ra hằng ngày bây giờ chứ.
- Ông đã đề cập đến giới văn sĩ bây giờ, vậy xin hỏi ông chuyện ngoài lề một chút: ở Trung Quốc cũng đã có dạo xôn xao về một tác phẩm bình bàn về giới văn nhân, rằng văn nhânmắc tật coi thường nhau, háo danh, làm nghề ẩu... Văn nhân Việt Nam có như vậy không ?
- Ở Việt Nam, đặc điểm ấy rõ hơn ở Trung Quốc nhưng có thêm nhược điểm nữa là ít người có khả năng sống đơn độc, tư duy cái độc đáo.
- Ông là nhà phê bình, sống nhiều, trải nghiệm nhiều, sao ông không tự mình viết một cuốn mà phải góp nhặt lời của các cụ ?
- Anh nghe người nước ngoài chê ta anh có thích không ? Rấtkhông thích chứ ! Điều đấy thật buồn cười. Có câu đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại. Nói về thói hưtật xấu trực tiếp khó lắm. Trong những cái xấu mà các cụ có nói thì cái xấu khó chịu nhất, làm cho nhiều cái xấu khác “kí sinh” được là không thích nói về tật xấu của mình. Vả lại, nếu tôi có viết thì cũng chỉ là những nhìn nhận cá nhân, có khi chưa phổ quát, chưa xác đáng, còn của các cụ sẽ hệ thống hơn và được kiểm nghiệm rồi. Mình tôi làm sao bằng các cụ, tôi là lớp hậu sinh nên chỉ dám làm công việc cóp nhặt những lời các cụ nói rồi biên soạn, sắp xếp lại.
- Tài liệu mà ông đang sưu tầm, biên soạn được lấy từ đâu, thưa ông ?
- Ngay trước tôi, các Giáo sư Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Hạo đã có nhiều công trình nói về thói hư, tật xấu của người dân ta. Rồi các cụ Ngô Đức Kế, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh... cũng viết công phu lắm. Thói hư, tật xấu của dân ta được đề cập trong nhiều chuyện dân gian, trong cái mà chúng ta gọi là phôn-cơ-lo. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm tài liệu của người nước ngoài nữa.
- Tổng hợp những gì đang làm, theo ông đâu là mẫu số chung của những tính xấu của người dân ta ? Đâu là cái xấu trầm trọng nhất, ảnhhưởng đến sự phát triển của ta ?
- Đấy là thói đẽo cày giữa đường, lười biếng, qua loa, đại khái, tự ti nhưng che giấu bằng tự phụ... Cái xấu nghiêm trọng nhất là thiển cận, song lại nghĩ mình là trung tâm của thế giới. Người Việt Nam hiểu về thế giới rất ít. Đôi lúc, tôi tự nghĩ, nhiều người như cái cây mà rễ mọc nông. Hậu quả là bây giờ trong làm ăn ta thường thắng lặt vặt và... thua lớn.
- Đấy là đúc kết của các cụ. Song giữa cái xấu của người dân xưa với người dân nay, trong cơ chế thị trường với rất nhiều mặt trái, liệu có sự giống nhau ?
- Thựcra, trong văn hóadân gian, trong thơ văn của các cụ tự cổ chí kim, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đến các nhà thơ sau này, đã có (những nhược điểm) con người Việt Nam hôm nay. Một cụ nhà văn đã nói người bây giờ cũng nhiều tật xấu như người xưa nhưng người bây giờ hay che giấu. Cái thói xấu đáng sợ nhất thời buổi này, theo tôi, là gian manh, ảo tưởng, hư hỏng và không biết sợ.
- Ông định lấy tên cuốn sách này là gì và dự định bao giờ sẽ ra mắt độc giả ?
- Cái tên sách vẫn còn chưa rõ ràng. Có lẽ phải mất vài năm nữa tôi mới hoàn thành, mặc dù đã có nhà xuất bản ướm mua. Tôi mất quá nhiều thời gian cho việc sưu tầm, biên soạn với mong muốn tổng hợp thật đầy đủ những lời răn dạy của ông cha. Tuy vậy, tinh thần chung của cuốn sách là người Việt Nam tự nhận thức. Vì vậy, tôi sẽ không làm theo kiểu “căn bản là tốt, bên cạnh đó vẫn còn...”. Cuốn sách mang yếu tố phê phán là chính song dựa trên tinh thần khoa học. Chỉ khi ta thấy thói xấu cắm rễ sâu ở trong ta như thế nào thì mới hy vọng thay đổi được. Không phải chỉ một người, hai người, anh hay tôi, mà cả xã hội phải tự nhận thức. Nói theothuật ngữ y học là nhiều người cùng “hội chẩn”.
Người Nga cũng viết về thói xấu của mình để thay đổi mình đấy chứ. Gần ta, tương đối giống ta là Trung Quốc. Họ có Người Trung Quốc xấu xí, Người Trung Quốc tự trào, Trung Quốc dân tộc tính, Trung Quốc nhân cách bệnh trạng phê phán. Tác phẩm nhiều người đã đọc hoặc biết là AQ chính truyện của Lỗ Tấn đã có từ lâu đấy thôi.
Tôi tin sẽ có nhiều người đọc cuốn sách này.
- Xin cảm ơn ông !
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường