Người Việt không xấu xí

10:08 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Hai, 2009

Xem ra trong cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.

Phép lạ này được cô đúc và điển hình hóa khá thành công là nhân vật A.Q của Lỗ Tấn. A.Q có một "danh ngôn" thế giới đều biết đại khái: "Nó đánh ta thì chấp gì, coi như nó đánh bố nó". Nền văn học của nước ta tuy chưa nhiều thành tựu như văn học của ông láng giềng nhưng cũng có anh Chí Phèo mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng na ná chú A.Q. Tuy vậy Chí Phèo chưa bao giờ có được câu danh ngôn nào ngang tầm A.Q.

Câu nói đáng chú ý trong truyện của Nam Cao lại là câu của người làng Vũ Đại: "Chắc nó trừ mình ra!" Khi Chí Phèo say chửi tất cả làng. Vậy là, phép thắng lợi tinh thần không là sản phẩm của anh Chí mà của dân làng Vũ Đại. Nhờ dân làng có phép ấy mà anh Chí cứ thoải mái chửi tràn không sợ bị ai trừng phạt. Suy thế, võ thắng lợi tinh thần không chỉ lợi hại mà còn độc đáo vô cùng, có lẽ là đệ nhất thiên hạ công phu, năm châu bốn bể mấy ai có ngoài đấng A.Q, sao các ông Lỗ Tấn, Bá Dương lại coi là nết xấu của người Trung Hoa?

Tôi thấy nhiều người Việt chúng ta không nghĩ thế! Họ lạc quan và sáng suốt hơn nhiều. Với họ, phép thắng lợi tinh thần luôn được đưa ra dùng như một miếng võ nhà nòi, như cao đơn hoàn tán gia truyền chữa bách bệnh, như liều thuốc giảm đau cho con bệnh ung thư, như thuốc ngủ giúp con người quên sự lo lắng, đau khổ trên đời, như nước thánh giúp tín đồ giữ vững niềm tin vào các đấng bề trên lớn nhỏ. Nghĩa là biến chuyện người ta cho là xấu xí thành chuyện đẹp đẽ.

Nhớ lại hồi mới kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước, về thăm bố mẹ, tôi được bà cụ cử làm đại diện gia đình đi họp xóm nghe chuyện thời sự. Mẹ tôi còn dặn phải nhớ kỹ, chớ bỏ ngoài tai để còn về thuật lại cho cụ nghe. Hồi đó trong hào quang chiến thắng chưa phai tàn, mẹ tôi còn gửi niềm tin nguyên vẹn vào những người lãnh đạo từ ông trưởng thôn.

Sau khi nói không biết chán về năm cánh quân tiến vào Sài Gòn như cơn bão tràn qua đồng trống không một tiếng súng chống cự, ông trưởng thôn mô tả những kho tàng, của cải mà quân địch để lại sau khi đầu hàng. Ông tả lại tổng kho Long Bình, nơi địch cất giữ gạo và dầu hỏa đủ dùng cho cả Đông Nam Á 15 năm! Rồi ông cao hứng kết luận: "Từ nay, nếu bà con muốn khổ cũng không ai cho phép khổ nữa!". Bữa đó tôi về kể lại cho mẹ, thấy mắt mẹ tôi sáng hẳn lên, không buồn bã như mọi hôm và trưa hôm sau mẹ tôi ăn ngon lành hai bát cơm ghế bột mì vắt thành cục, nhiều gấp đôi bữa khác. Tôi nghĩ bụng: cú nổ tinh thần của ông trưởng thôn thật hiệu nghiệm.

Vậy là từ đó, với câu nói đầy ngẫu hứng của ông trưởng thôn, tôi nghiệm ra người mình cũng có phép lạ không kém gì đồng hương của chú A.Q. Gặp hoàn cảnh khó khăn không nhìn thấy triển vọng phát ra, người ta thường có nhiều thái độ khác nhau. Người duy lý, có đầu óc thực tiễn - mà ta thường dễ bíu một cách oan uổng là thực dụng - thì nhìn thẳng vào sự thật, công khai, minh bạch sự thật với dân chúng hay những người liên quan, đề ra giải pháp, lắng nghe những góp ý khách quan và cuối cùng đưa ra những quyết định hợp lý.

Quyết định ấy chỉ có thể đứng đắn và có hiệu quả khi nó chữa đúng bệnh, tức là xử lý đúng thông tin nhận được và người liên quan phải biết, phải đồng tình. Người cầm lái bao giờ cũng phải nhìn thấy trước, đừng để con thuyền trôi xuôi như cánh bèo, đến nỗi thuận buồm xuôi gió thì chén chú chén anh, lên thác xuống gềnh lại mày tao chi tớ.

Sau chiến tranh người Nhật dạy trẻ con trong nhà trường: Đất nước của chúng ta vừa thất bại nhục nhã, đất nước chúng ta đất đai chật chội, nghèo nàn tài nguyên, chỉ còn biết đứng dậy rửa nhục bằng ý chí và tài năng của chính người Nhật mà thôi. Những lời đó không dội nước lạnh lên đầu người Nhật, trái lại kích thích sức chịu đựng, ý chí và tài năng của họ mạnh mẽ. Chỉ 5-6 năm sau chiến tranh, nước Nhật đã phục hồi về cơ bản và sau đó thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới như hôm nay.

Cái dở nhất của người Nhật là họ không biết ru ngủ dân chúng bằng phép thắng lợi tinh thần như nhiều con rồng cháu tiên, trái lại còn luôn nhấn mạnh đến thất bại, điều hình như nhiều người Việt kiêng cữ. Chẳng khó để nhận thấy rằng làm điều người Nhật làm không dễ đối với nhiều người trong chúng ta, bởi họ luôn thủ trong tay phép lạ thắng lợi tinh thần. Hình như họ không bao giờ nghe hai chữ thất bại, lúc nào cũng thắng, vĩnh viễn thắng, dù có ngã nốc ao rồi vẫn thắng. Bóng đá thì nhất định thắng Thái Lan mà không biết mình đang tụt hậu sau họ hàng trăm năm, về mọi phương diện.

Mở rộng Hà Nội là điều hệ trọng vì điều đó không chỉ là công tác quy hoạch, là những nét bút chì vẽ lại lãnh thổ trên bản đồ mà là sự xê dịch, thu gom hay sắp xếp lại bao nhiêu số phận của con người, của dòng họ, thậm chí cả một số tộc người. Rickrdo, một nhà kinh tế học trước Mark, đã nói một câu chí lý: "Thứ khó mang xách, khó di chuyển nhất trên thế giới này chính là con người!". Vậy mà rụp một cái, người ta biến ngay mấy triệu nông dân, trong đó cả mấy người thuộc sắc tộc thiểu số như Mường, Dao... thành dân thủ đô.

Quả thật người Việt đâu có xấu? Nhờ phép thắng lợi tinh thần mà người Việt đã làm một cách dễ dàng điều thiên hạ cho là khó nhất! và sau đó thay vì cho nông dân biết làm dân thủ đô một nước không phải dễ, đó là chuyện văn hóa, trình độ văn minh, mọi người phải hết sức cố gắng tự thay đổi nâng cao bản thân mình thìu người ta luôn nhấn mạnh là thủ đô của chúng ta đã là một trong những thủ đô lớn nhất thế giới! Xem ra lớn nhất thế giới có vẻ như một liều thuốc bổ kỳ diệu. Nó có thể thay thế bao nỗi niềm riêng tư của mỗi con người thủ đô và những cô gắng để vượt qua những khó khăn sắp tới của một sự mở rộng chưa từng có trong lịch sử.

Nhờ phép A.Q mà người dân được nghe các quan chức ngân hàng, kinh tế khẳng định rằng thế giới khủng hoảng thì khủng hoảng, mình chưa triệt để hòa nhập nên mình vẫn sẽ bình chân như vại. Ai bảo đó là một dự đoán sai lầm? Ở chỗ này, những chú A.Q ngày nay rất thông minh. Dân ta có quyền suy luận: Đại dương nổi sóng, những con tàu to có thể đắm, nhưng lá tre thì không đâu nhá! Chúng ta là lá tre, mà lá tre thì đâu phải tàu, nó vĩnh viễn không bị chìm. Nhưng không lâu sau những lời dự đoán đó, hành khách trên chiếc lá tre đang chuẩn bị nôn ra mật xanh mật vàng giữa đại dương khủng hoảng. Họ sở dĩ yên ổn được có lẽ là nhờ phép thắng lợi tinh thần của một số quan chức! Vậy thì người Việt giỏi giang chứ đâu có xấu?

Chúng ta không dung tha tham nhũng, luôn tích cực chống tham nhũng! Nhưng nếu họ cho chứng cứ thì ta sẽ xử. Câu trả lời hơi lạ lùng của ông quan chức của TP.HCM trước HĐND thành phố không biết còn ý nghĩa gì thâm thúy sâu xa hơn, nhưng mạo muội hiểu theo ngụ ý thì có thể đó là một chiêu của phép thắng lợi tinh thần. Có thể diễn giải thâm ý: Này nhé, chống tham nhũng là việc của chúng tôi, nhưng hãy để chúng tôi chủ động. Thúc giục chúng tôi thì hãy đưa chứng cứ ra đây. Mãi đến khi người ta dừng ODA một cái rụp thì cái phép A.Q mới tỏ ra là không mấy hiệu quả trong thời hiện đại.

Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh con mèo sạch sẽ thơm tho bước trên tấm thảm len thành tích, thành tựu cũng sạch và thơm không kém.Nếu lỡ may con mèo có ị hay tè ra tấm thảm thì thay vì trừng phạt nó, chúng ta quay mặt đi thật quá phũ phàng đến mức không cứu vãn nổi tấm thảm thì ta lại nhâm nhi cái ý nghĩ vô lý nhưng xem ra vẫn có vẻ có lý: Dù sao thì tấm thảm đã từng rất đẹp, rất nổi tiếng! Ôi ngày xưa tốt đẹp oai hùng của ta ơi!

Phép thắng lợi tinh thần bắt rễ vào quá khứ, sống bằng dưỡng chất của tính tự tôn của thời hiện tại và chuẩn bị những giấc mơ cho tương lai. Ai bảo người Việt mình xấu? Chính nhờ phép A.Q ấy mà chúng ta lại thấy thỉnh thoảng xuất hiện những sáng kiến nhiều khi đến kỳ quái tuyệt hảo kiểu trái cóc xanh của báo Tuổi trẻ cười. Người ta làm ra vẻ người Việt mình cũng rất chính xác, rất khoa học không kém ai cho nên mới quy định diễn viên trên sân khấu phải để hở bao nhiêu phần trăm ngực, bao nhiêu phần trăm đùi mới được coi là lành mạnh, người lái xe máy phải nặng trên 40 ký và có số đo vòng một phải là bao nhiêu mới đủ tiêu chuẩn...

Từ mọi góc cạnh nhìn vào, phép thắng lợi tinh thần của người Việt mình đều xuất phát từ tâm lý muốn vượt qua tai ương một cách nhanh chóng nhất (dù tai ương trong đó có nghèo khổ là một hiện thực đáng buồn), luôn tìm một con đường đi tắt ngắn nhất! Vụ bia tiến sĩ đang được một số vị nóng ruột muốn lưu danh thiên cổ tiến hành có lẽ là đỉnh cao của miếng võ A.Q. Trong khi nền giáo dục đang lâm vào bế tắc, chưa có trường đại học nào có được một thương hiệu quốc tế, chất lượng học vị tiến sỹ đang là vấn đề khó nuốt nhất của thời hội nhập thì các vị này nghĩ ra chuyện làm bia tiến sỹ cho rùa đội.

Thay vì lao tâm khổ tứ, tập trung tiền của đầu tư vào giáo dục thì người ta nghĩ ngay đến chuyện làm bia! Gì thì gì, dù tiến sĩ giấy, tiến sĩ mo nang trôi sấp biết ngày nào không gì đi nữa, cũng phải làm bia cái đã! Phải có hàng chục ngàn bia, không có không xong! May mà mỏ đá hoa cuơng của nước ta cũng không hiếm. Sáng kiến khùng này thật đáng là tấm bia lớn cho phép thắng lợi tinh thần của người Việt ta!

Vậy người Việt ta đâu có xấu!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21

    09/05/2008Phong DoanhĐây là lần thứ hai trong cuốn sách nhỏ này tôi lại viết về tre, cây tre Việt Nam. Nói như ai đó, đã ngàn đời nay tre và người là đôi tri kỷ. Tre mọc thành bụi, thành bờ, thành lũy trong mọi làng quê. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "tre xanh" có câu " thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"...
  • “Xét tật mình”

    15/09/2016Tú CốtCa ngợi mình luôn luôn là chuyện dễ hơn nhiều so với chuyện vạch ra cho được những tật xấu của mình. 70 năm trước Báo Phong Hóa đã có mục “Xét tật mình” để người Việt tự hoàn thiện mình. Lâu quá rồi, chúng ta chưa xét lại tật mình.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Ai dám nhận là mình xấu xí?

    14/07/2014Phan Thị Vàng AnhNếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

    15/10/2006Dương Trung QuốcKhông biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ

    10/03/2006Võ Thu TịnhTheo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời"...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ