"/>
"/>

Triết lý trong công nghệ thông tin

05:59 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Mười, 2006

Nếu cuộc sống có những triết lý thì công nghệ thông tin cũng có những triết lý riêng của mình. Và nếu những nhà thông thái chỉ cho người ta cách sống khôn ngoan, minh triết, thì bằng triết lý của mình, những nhà quản lý CNTT chỉ ra xu hướng phát triển công nghệ, chỉ cho người ta cách thức đầu tư và kinh doanh có hiệu quả nhất, chỉ ra "cách sống" với CNTT.

Công nghệ luôn liên tục phát triển, và làm thay đổi thế giới.Những người nắm được công nghệ là những người chiến thắng. Và để nắm bắt được công nghệ, khó có cách nào khác hơn là đầu tư vào công nghệ.

Đầu tư hay bảo trì

Điều lớn nhất để phân biệt những Công ty CNTT kém hiệu quả với "các đại gia" chính là tỷ lệ ngân sách dành cho chi phí bảo trì - sửa chữa. Đó chính là lời phát biểu của Don Rippert, Giám đốc công nghệ của Công ty Accenture, trong bài diễn văn khai mạc một hội thảo chuyên đề với thành phần tham dự là các giám đốc CNTT (CIO). Rippert cho rằng yếu tố cốt lõi không nằm ở chỗ tổng số tiền chi phí cho công tác báo trì, sửa chữa, mà chính là tỷ lệ ngân sách của một Công ty dành cho công việc này.

Số liệuthống kê cho thấy một điểm khác biệt: các "đại gia" chỉ dành 5 % ngân sách cho việc bảo trì so với 14 % nơi các Công ty kém hiệu qủa và điều này giúp họ còn lại một ngân khoản lớn dành cho việc tìm kiếm công nghệ mới. Việc tập trung vào công nghệ mới, theo Rippert, sẽ đặt nền móng cho sự tăng trướng trong tương lai, thay vì phải sử dụng nguồn tài chính vào việc bảo trì hệ thống có sẵn.

"Ngày nay, điều này càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì những thay đổi trong quá trình phát triển công nghệ mới đang mở ra một thế giới đầy cơ hội kinh doanh, Rippert nói. Theo ông, ngân sách tăng cường dành cho việc nâng cao, cải tiến và thống nhất các hệ thống CNTT sẽ tạo ra một lợi thế cần thiết trước các đối thủ cạnh tranh xét về lâu về dài.

Tìm kiếm điều gì?

Rippert nhấn mạnh đến kiến trúc hướng đền dịch vụ (SOA) như là công nghệ chủ đạo cần phải nắm bắt trong vòng hai năm tới. ông cho rằng hệ thống này sẽ đạt đến trình độ phát triển mạnh trong khoang ba năm tới hoặc hơn và đầu tư vào công nghệ này ngay từ bây giờ có thể giúp các doanh nghiệp không bị tụt hậu.

Rippert cho rằng SOA sẽ phát triển theo bốn giai đoạn tách biệt. Giai đoạn thứ nhất sẽ là "tổ chức hóa và chiến lược hóa", trong đó giới lãnh đạo Công ty cần phải sẵn sàng, và phải có kế hoạch chuyển đổi sang SOA. Giai đoạn hai là "các triển khai chiến thuật" nhằm thực hiện các dự án SOA và chuyển đổi các ứng dụng thành những dịch vụ web kết hợp với việc thiết lập các quy trình kinh doanh tương ứng.

Giai đoạn ba tập trung vào các dịch vụ chiến lược và dịch vụ kinh doanh, bao gồm việc hợp nhất các quy trình và dịch vụ nhằm tạo ra một kiến trúc truyền thông trong doanh nghiệp. Giai đoạn cuối cùng sẽ là công nghiệp hóa SOA để có một tầm nhìn xuyên suốt các dịch vụ trong Công ty theo thời gian thực.

Ngoài ra, theo Rippert, doanh nghiệp có thể đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như mạng lưu trữ, quy trình quản lý vòng đời của thông tin và những hoạt động gia công ở các quốc gia khác có chi phí thấp hơn.

Quản trị kỹ thuật

Đề cập đến vấn đề quản trị kỹ thuật, một diễn giả khác tại hội thảo là GeorgeWang, Giám đốc bảo mật thông tin của Reuters (Anh) khu vực ChâuÁ, cho rằng cần phái xác định một vai trò thích hợp cho nó.

Quản trị quá chặt chẽ sẽ vừa tốn kém, vừa chậm chạp và phức tạp, trong khi quản trị yếu dẫn đến chất lượng thấp. Một CIO cần phải đảm bảo rằng chiến lược CNTT phải hỗ trợ cho chiến lược của Công ty, đồng thời đảm bảo tính thích ứng của CNTT trong việc thực hiện chiến lược của Công ty. Do vậy, quản trị kỹ thuật chính là cơ sở đề thực hiện việc thích ứng đó ông nói: "Hãy xem các quyết định được thực hiện như thế nào, ai đưa ra các quyết định, ai là người chịu trách nhiệm, và làmcách nào để đo lường tính hiệu quả." TheoWang, chiến lược CNTT của một Công ty là nhằm giúp định vị Công ty. Vị trí đó, chiến lược đó phải thích hợp không chỉ đối với định hướng kinh doanh mà còn đối với nguồn lực của Công ty. Một CIO cần phải tham gia vào quy trình đề ra chiến lược, ông nói.

Và quan trọng nhất, ông kết luận, quản trị kỹ thuật không có nghĩa là kiềm chế sự cách tân nếu như bạn chọn lọc được những ý tương thực thi đúng đắn và có một chính sách bảo đảm tính an toàn của việc cách tân đó.

Quản lý gia công

Chuyển các công đoạn, các quy định kinh doanh ra cho bên ngoài gia công đã trở nên rất phổ biến. Gia công bên ngoài không chỉ nhằm cắt giảm chi phí để tăng cường lợi thế cạnh tranh, mà còn "là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro," theoEdwardNicoll, Giám đốc phụ trách quản lý thông tin kiêm CIO của hãng hàng không Cathay Pacific Airways. Nhưng câu chuyện mà ông thuật lại về việc quản lý một đối tác gia công lại có vẻ hoàn toàn trái ngược. Theo đó, Công ty của ông ký một hợp đồng mua máy tính trên cơ sở nhu cầu sử dụng. Hợp đồng có nhiều lỗi, và tệ hơn nữa là mối quan hệ với đối tác không thật tốt.

Bài học gia công ở đây, Nicoll trích dẫn lời triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates, là "Hãy biết mình.Hãy tự hỏi tại sao mình lại muốn gia công. Gia công phải nhằm mục đích tiếp cận công nghệ tốt hơn hoặc chi phí thấp hơn".

Bước kế tiếp là phải xác định và đo lường được kết quả mà bạn kỳ vọng. "Hãy tập trung vào điều bạn muốn, chứ không phải là làmsao thực hiện nó". Nicoll cho rằng để quản lý gia công, bạn phải có những thỏa thuận về dịch vụ (Service Oriented Agreement- SLA) với đối tác và phải chỉ rõ cho họ thay điều gì là quan trọng đối với bạn. "Và cuối cùng, bạn hãy là một khách hàng tốt. Gia công không là một công việc chỉ làm một lần là xong", ông nói.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ếch ngồi đáy giếng…

    01/12/2018Trần NguyênCó siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    08/10/2006Phạm Ngọc QuangCùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học-công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng...
  • Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

    03/08/2006TS. Nguyễn Cảnh Hồ... nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất.
  • Từ Bionic man đến mạng siêu trí tuệ toàn cầu

    22/07/2006Vũ Anh TuấnK.Oa-uých là giáo sư điều khiển học nổi tiếng của Anh. Ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có hệ thần kinh được kết nối vào và trao đổi thông tin trực tiếp với máy tính-Bionic man...
  • Về đặc điểm và khả năng của tin học

    04/07/2006Nguyễn Kim YếnTrong thế giới hiện đại, tin học là một lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở các nước phát triển cao. Ởnước ta, khoảng mươi năm gần đây, chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, việc mở rộng giao lưu quốc tế đã bước đầu tạo tiền đề cho việc tiếp nhận, ứng dụng và phát triển tin học...
  • Số hóa kiến thức nhân loại

    03/07/2006Mạnh KimTừ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...
  • Chọn phần mềm đóng gói hay đặt hàng giải pháp?

    22/05/2006Huyền NhiKhi quyết định sử dụng một phần mềm quản lý, doanh nghiệp thường đứng trước nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh những sự lựa chọn như sẽ sử dụng phần mềm của nhà cung cấp giải pháp nào? Mức giá phần mềm nào thì phù hợp... Còn có một sự lựa chọn rất đáng quan tâm đó là nên mua một phần mềm đóng gói hay là đặt hàng giải pháp theo yêu cầu...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Hàng hoá và tin học

    25/03/2006Phương TâmNền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định...
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • Lại nói về đầu tư cho Công nghệ thông tin

    20/01/2006Nguyễn Như DũngKết sổ 2005, và giai đoạn 2001 - 2005, nhiều người cho rằng giới IT nước nhà đã đánh cả hai trận lớn tựa Austerlich và Waterloo và đều đánh với tư cách của... bên thua! Trận thứ nhất là 500 triệu USD xuất khẩu phần mềm. Trận còn lại là chính phủ điện tử - Đề án 112. Cả hai đều là thua to chỉ vì chỗ thừa, chỗ thiếu...
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Cán bộ nghiên cứu: Số lượng nhiều, hiệu quả thấp

    08/10/2005
    5 vạn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đội ngũ này gấp gần 5 lần so với Thái-lan và gần 6 lần so với Malaysia, nhưng trình độ công nghệ và kinh tế Việt Nam lại thua Thái-lan và Malaysia tới vài chục năm...
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Tự động hóa: Phúc hay họa?

    10/08/2005Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và ...
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • Các quy luật phát triển của các hệ thống kỹ thuật

    19/04/2005Phan DũngThực tế cho thấy, người ta chỉ có thể chủ động thu được các kết quả ở một lĩnh vực nào đó bằng cách phát hiện, nắm vững và vận dụng tốt các quy luật chi phối lĩnh vực đó. Những việc làm trái quy luật chắc chắn dẫn đến thất bại, phải trả giá đắt, và nhiều khi để lại những hậu quả xấu, khó khắc phục. Nhà sáng chế, nếu sử dụng tốt các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật sẽ định hướng qua trình suy nghĩ sáng tạo, phát hiện và giải một cách có ý thức các bài toán, đưa ra sáng chế có triển vọng áp dụng lớn...
  • xem toàn bộ