Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

09:16 SA @ Chủ Nhật - 08 Tháng Mười, 2006

Kinh tế tri thức xét từ giác độ lực lượng sản xuất

Lao động cơ bắp từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ, nhưng lao động cơ bắp không mất đi.

Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của con người. Bởivậy, ngay khi có con người,hoạt động sản xuất của họ đã có hai phần: lao động cơ bắp và lao động trí tuệ. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học, kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học, công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng. Từ chỗ chiếm một tỷ trọng rất không đáng kể ớ các thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, ngày nay, ở các nước phát triển, đối với một số loại sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, hàm lượng giá trị do trí tuệ tạo ra và được kết tinh trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng giá trị sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm đó, nguyên vật liệu, năng lượng, lao động cơ bắp chỉ tạo thành từ 10%- 20% giá trị sản phẩm.

Không chỉ như vậy, hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động, mà của cả một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sư, những nhà công nghệ...

Sự thay đổi đó là xu thế khách quan, mang tính tiến bộ và ngày càng mở rộng. Nó làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động cơ bắp mặc dù vẫn là nhưng thứ không thể thiếu trong nền sản xuất xã hội, nhưng ngày càng mất giá.

Mức đóng góp của tri thức và kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn. Do vai trò và vị trí ngày càng lớn của tri thức trong nền kinh tế, do thông tin và tri thức ngày càng trở thành nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu, nên cơ cấu đầu tư để phát triển lực lượng sản xuấtcó những thay đổi rất lớn. Ở HoaKỳ, mỗi năm số tiền chi vào việc sản xuất tri thức và các hoạt động liên quan khác chiếm khoảng 20% GDP, trong đó, chi phí cho giáo đục chiếm 10% GDP. Ngày càng có nhiều giá trị gia tăng kinh tế do trí tuệ tạo ra.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù tri thức đã trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của sản xuất và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cực kỳ quan trọng, nhưng nguyên lý “xét đến cùng, sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở của quan hệ sản xuất" vẫn giữ nguyên ý nghĩa khoa học của nó. Bởi, như C.Mác đã nhấn mạnh, "thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điện báo, máy sợi con dọc di động... Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người,do bàn tay con người tạo ra,đều là sức mạnh đã vật hoá của tri thức. Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy trì thức xã hội phổ biến (Wissen knowledge) đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp,do đó nó cũng chỉ là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy, những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực".

Yếu tố trí tuệ quan trọng hơn yếu tố vật liệu tự nhiên trong tư liệu sản xuất

Trong nền kinh tế tri thức, mối tương quan giữa các yếu tố cơ bản cấu thành tư liệu sản xuất có sự thay đổi rất lớn.

Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong các nền kinh tế trước, đối tượng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên, trong nền kinh tế tri thức, đối tượng lao động ngày càng là sản phẩm của lao động, của khoa học,công nghệ mà hàm lượng vật liệu tự nhiên trong đó ngày càng giảm. Do vậy, đó sẽ là một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên, không phụ thuộc một cách tiên quyết vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên con người với năng lực trí tuệ cao.

Lao động quá khứ được kết tinh trong máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... Liên quan tới những nhân tố này, trong nền kinh tế tri thức, có hai điểm đáng chú ý. Một là,hàm lượng trí tuệ trong những nhân tố đó ngày một gia tăng, Hai là,nhiều máy móc do lao động quá khứ đã được vật hoá thực hiện. Khi tính đến hai sự kiện đó, chúng ta thấy dường như vai trò của lao động sống có sự suy giảm tương đối. Nhưng, nếu xét tới sự phát triển thẳng tiến của sản xuất, lao động sống vẫn có giá trị quyết định - "quyết định" không phải theo nghĩa chiếm tỷ trọng lớn so với lao động quá khứ khi tạo ra sản phẩm ở chu kỳ mới, mà theo nghĩa không có lao động sống và mọi lao động vật hoá không thể phát huy vai trò của mình trong quá trình sản xuất. Máy móc hiện đại như thế nào chăng nữa cũng do con người làm ra và vận hành, cải tiến nó. Mặt khác, trình độ của máy móc, thiết bị, trình độ trí tuệ được kết tinh trong chúng lại đóng vai trò quyết định hiệu quả của lao động sống, quy định xu hướng vận động của chính lao động sống. Chỉ trong chừng mực đáp ứng nhu cầu đó, chu kỳ sản xuất tiếp theo mới có sự phát triển tương ứng với xu thế khách quan của lực lượng sản xuất.

Lao động quản lý dần chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp

Sự phát triển của sản xuất xã hội luôn diễn ra theo quy luật phủ định của phủ đinh. Trước kia, người sản xuất và người quản lý là một, song cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tách rời giữa người sản xuất và người quán lý ngày một gia tăng, sự khác biệt phát triển thành sự đối lập gay gắt. Giờ đây, chính sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, ở trình độ trí tuệ hoá cao quá trình sản xuất, đã và đang diễn ra sự xích lại gần nhau giữa người lao động sản xuất và nhà quản lý. Trong nền kinh tế tri thức, ở không ít trường hợp, người sản xuất và người quản lý hội tụ trong một cá thể mà ở đó, mặt quản lý ngày càng có ưu thế hơn mặt laođộng trong việc tạo ra sản phẩm.

Những thay đổi ấy làm cho những yếu tố tạo ra giá tri mới được kết tinh trong sản phẩm thặng dư mà biểu hiện dưới hình thức giá trị là giá trị thặng dư cũng không hoàn toàn như cũ. Giá trị thặng dư được tạo ra không còn chỉ do lao động sống của người công nhân trực tiếp sản xuất, mà còn do lao động vật hoá, do lao động quản lý... Lao động quản lý nói ở đây bao gồm cả lao động quản lý của các chuyên gia quản lý (khi đó, họ thuộc về người lao động theo nghĩa hiện đại của từ này) và lao động quần lý của người sở hữu tư liệu sản xuất nếu họ tham gia quản lý doanh nghiệp. "Quản lý" lại là loại hình lao động phức tạp, nó là "bội số của lao động giản đơn" như C.Mác nói.

Trí tuệ tự nó mang tính xã hội rất cao và thậm chí, còn mang tính nhân loại. Do vậy, khi nói về những bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trí tuệ, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm hết sức quan trọng là tính xãhội hoá, quốc tế hóa rất caocủa nó.

Những đặc điểm và tính chất mới đó của lực lượng sàn xuất quy định và đòi hỏi nội dung mới, tính chất mới của quan hệ sản xuất vả cơ cấu của nền kinh tế tương ứng.

Quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tri thức

Nội dung và tính chất mới của vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất

Tri thức hiện nay đang được coi là nguồn lực kinh tế chủ yếu. Các nhân tố sản xuất truyền thống là đất đai, lao động và tư bản không biến mất, nhưng tầm quan trọng của nó không còn như cũ. Một điều quan trọng hơn rất nhiều là tri thức tạo ra được cơ chế lợi nhuận tăng dần, trong khi các yếu tố sản xuất truyền thống (đất đai, vốn, lao động), như chúng ta đã biết, lại tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần. Đó là một xu hướng thực tế, bới chính công nghệ thông tin - một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức đã trở thành phương tiện giải phóng các tiềm năng sáng tạo và tri thức tiềm ẩn trong mỗi người, thành công cụ "khuếch đại sức mạnh của não giống như công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp khuếch đại sức mạnh của cơ bắp " (Brad de Long). Bắt đầu từ giữa những năm 80 của thế kỷ XIX, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đã tuân theo cơ chế lợi nhuận tăng dần, đó là khu vực công nghệ cao. Các nền kinh tế phát triển như các nước OECD đang phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức. Sản lượng và việc làm được mở rộng rất nhanh ở các ngành công nghệ cao. Trên 50% GDP của các nền kinh tế OECD là dựa trên tri thức (CandieStevens).

Sở hữu trong nền kinh tế tri thức trước hết và chủ yếu là sở hữu trí tuệ.Trong nền kinh tế đó, trí tuệ là nguồn lực cơ bán nhất của quốc gia. Ai nắm được trí tuệ, có khả năng điều tiết, chi phối nó, kẻ đó có sức mạnh chi phối sự phát triển xã hội theo mục tiêu và lợi ích của mình. Trong khi đó, như đã đề cập trên đây, tri thức mang tínhxã hội hoá, quốc tế hóa cao.Theo Joseph Stigliz, nhà kinh tế học Mỹ được nhận giải Nobel năm 2001 đồng thời là cố vấn kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới, thì tri thức và thông tin là loại hàng hoá đặc biệt, nó hoàn toàn khác các loại hàng hoá thông thường khác: nó thuộc về không phải củamột cánhân nàođó, mà thuộc về quyềnsở hữu của toàn xã hội, là một hàng hoá xã hội và hơn thế nữa,nó thực sự là một hàng hoámang tính toàn cầu.

Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất, quyết định lợi thế so sánh của một nước. Nếu doanh nghiệp nào nắm được quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Thí dụ: Nhờ luôn tạo ra các bộ vi xử lý trước một thế hệ, lợi nhuận của hãng Intel trong nhiều năm là 23% doanh thu. Cũng với cách thay đổi luôn như vậy lợi nhuận của hãng Microsoft đạt 24% doanh thu vào năm 1994. Lợi nhuận cao như thế tuy không thể tồn tại mãi, nhưng có thểduy trì trong nhiều năm, như hãng Intel duy trì tỷ suất lợi nhuận cao trong một thập kỷ. Như vậy, quy luật bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận bị cản trở, không thể phát huy tác dụng mạnh mẽ. Bởivì, tiền đề để quy luật này hoạt động là môi trường cạnh tranh tự do hoàn háo, nhưng trong nền kinh tế tri thức, việc bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ đã làm tăng tính độc quyền, khiến cho người nắm quyền chiếm hữu đối với tri thức thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Điều có phần quan trọng hơn là trong xã hội tri thức, người là làm thuê tức người công nhân tri thức lại là ngườisở hữu công cụ sản xuất, trí tuệ của bản thânhọ. C.Mác đã có phát kiến vĩ đại khi cho rằng, người công nhân nhà máy không có và không thể sở hữu tư liệu sản xuất và do vậy bị "tha hoá". Ông chỉ rõ: Người công nhân không thể sở hữu máy hơi nước và không thể lấy máy hơi nước đi cùng với mình, khi họ chuyển từ công việc này sang công việc khác. Nhà tư bản cần phải sở hữu động cơ hơi nước và cần phải kiềm soát nó. Thế nhưng, những đầu tư thực sự trong xã hội tri thức không phải vào máy móc hay công cụ, mà chính là vào người công nhân tri thức, không có người công nhân tri thức thì cho dù máy móc có hiện đại và tinh vi đến thế nào chăng nữa cũng không thể hoạt động được.

So với sở hữu các giá trị vật chất, sở hữu tri thức có những đặc điểm hết sức riêng biệt

Sở hữu tri thức bao gồm quyền sở hữu công nghiệp (quyền về phát minh - sáng chế, về nhãn hiệu thương mại, bản quyền và các kiểu dáng công nghiệp...), ngày nay còn tính thêm phương pháp gây giống các loài cây, quyền về các hình vẽ, mẫu vẽ, quyền về các bản đồ vẽ địa hình, về các chất bán dẫn... Ngoài ra, còn quyền về bí mật thương mại.

Với tư cách là đối tượng sở hữu, tri thức là một sản phẩm có đặc tính lũy tiến và rất khó kiểm soát.Tri thức là một sản phẩm không bị cạn kiệt khi sử dụng, có thể vô số người cùng sử dụng một tri thức mà không ai mất phần. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người, một người có thể dùng nhiều lần mà không phái trả thêm tiền. Hơn nữa, càng nhiều người sử dụng càng tăng hiệu quả (như mạng Internet). Người sau có thể kế thừa tri thức của người đi trước để sần xuất ra tri thức mới. Bởi vậy, tri thức cũng là một tài sản khó kiểm soát nhất.

Chi phí cho phát triển tri thức rất lớn, nhưng sản phẩm càng về sau càng rẻ.Thí dụ, chi phí cho việc nghiên cứu đĩa chương trình Window đầu tiên tổn phí hết 50 triệu USD, nhưng đĩa thứ hai và các đĩa tiếp theo chỉ tốn 3 USD.

Khác với "lao động" và "vốn", việc sử dụng tri thức không làm nó mất đi và vì vậy, càng nhiều người sử dụng càng đem lại lợi ích nhiều mà không tốn thêm chi phí.Người này sử dụng không làm giảm khả năng sử dụng của người khác, vì vậy, tri thức có tính không cạnh tranh trongsử dụng.

Tri thức có tính không loại trừvới nghĩa là khi truyền bá và chuyển giao tri thức không làm tri thức mất đi, vì vậy, một tri thức được xã hội hoá (nhiều người biết), người ta không thể loại trừ người này sử dụng trong khi cho phép người khác được sử dụng (theo nghĩa tự nhiên của nó). Trên thực tế, người ta có thề thông qua bản quyền để cấm áp dụng.

Tri thức cũng có tính tích luỹcao. Tri thức và thông tin không bị giảm đi theo thời gian sử dụng (không khấu hao), mà luôn được tích luỹ thêm.

Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, dòng tri thức lưu chuyển nhanh khắp thế giới, lợi ích thu được từ tri thức mới không nhất thiết sẽ thuộc về nơi đã phát minh ra chúng, mà tuỳ thuộc vào tri thức và kỹ năng tổ chức sản xuất với chi phí thấp nhất và gắn kết được toàn bộ các hoạt động của hệ thống tổ chức sản xuất. Thí dụ, Hoa Kỳ đã phát minh ra máy quay phim và máy ghi âm, máy Fax, Hà Lan phát minh ra máy CD, nhưng phần lớn lợi nhuận của sản phẩm này lại rơi vào tay Nhật Bản.

Các tính chất nêu trên của tri thức với tư cách là bộ phận chủ yếu của lực lượngsản xuất trong nền kinh tế tri thức quy định tính tất yếu phải có hình thức sở hữu tương ứng Dưới một hình thức nào đó, chế độ sởhữu phải mang tính chất xã hội. Tuy chưa phải la xã hội hoá sở hữu với nghĩa đen của từ này, nhưng sự ra đời và ngày càng phát triển của những Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trong những thập kỷ gần đây phần nào do tính tất yếu khách quan đó quy định. Đành rằng giờ đây, ở một số nước rất coi trọng việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng xét về tính chất sở hữu và quản lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó vẫn nằm trong một hệ thống chung, có sự liên kết và hỗ tương nhau rất chặt chẽ, chúng phụ thuộc vả ràng buộc lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể không phải chỉ ở quy mô quốc gia, mà cá quy mô quốc tế. Trong giới hạn của chế độ sở hữu tư nhân, "xã hội hóa về sở hữu”, với nghĩa là số người tham gia vào sở hữu ngày càng táng, quy mô sở hữu ngày càng mở rộng đang là một xu thế phổ biến, nó làm cho việc sở hữu ấy mang tính xá hội (mặc dù vẫn thuộc những cá nhân cụ thể) và tri thức được vận hành vì sự phát triển chung của toàn xã hội, tuy lợi ích trực tiếp thuộc về một số người.

Đối với trí tuệ, vấn đề bản quyền chỉ có giá trị trên phương diện pháp lý nhằm bảo đảm lợi ích của chủ thể sáng tạo ra tri thức mới, của phát minh, sáng tạo chứ không làm cho trí tuệ đó mang tính cá nhân. Nó chỉ thuộc cá nhân khi mới sáng tạo ra, sau đó nhanh chóng trở thành của xã hội.

Đặc điểm mới của quan hệ tổ chức, quản lý trong nền kinh tế tri thức

Tác động của kinh tế tri thức đối với tổ chức và quản lý rất rộng, trong đó, nổi bật nhất là một số điểm chính sau đây:

Chủ thể và đối tượng quản lý: đại bộ phận là công nhâncó học vấn.

Việc áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) vào quản lý đòi hỏi chủ thể quản lý phải nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt. Còn về đối tượng chịu sự quản lý, đúng như dự báo của C.Mác "toàn bộ quá trình sản xuất thì biểu hiện ra không phải như là một quá trình phụ thuộc vào tài nghệ trực tiếp của người công nhân, mà với tư cách là sự ứng dụng khoa học trong “lĩnh vực công nghệ" và "biến quá trình sản xuất từ chỗ là quá trình lao động giản đơn thành quá trình khoa học...", "do đó đến một giai đoạn nào đó, guồng máy có thể thay thế công nhân" và "theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã chi phí hơn là vào sức mạnh của những tác nhân được khơi động trong thời gian lao động và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của chúng) tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà đúng hơn, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất". Vì thế, "lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất, mà chủ yếu là một loại lao động trong đó con người, trái lại, là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất" và "thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, người công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy”.

Như trong bất kỳ nền kinh tế nào, đối tượng quản lý là quá trình sản xuất, nhưng trong nền kinh tế tri thức, quản lý trước hết và chủ yếu là quá trình ứng dụng khoa học trong lĩnh vực công nghệ, trong đó máy móc đã thay thế hầu hết lao động chân tay, còn lao động sống chủ yếu là lao động trí óc kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất.

Một phương thức tổ chức sản xuất mới ra đời

Để thích ứng với đối tượng quán lý là công nhân tri thức, sự thay đổi về phương pháp tổ chức công việcđã được tiến hành thử nghiệm:

Sản xuất vừa đủ bắt nguồn từ kiểu sản xuất của hãng Toyota (triệt tiêu tồn kho, sản xuất theo đơn đặt hàng, thông tin, báo cáo theo chiều dọc và nhân viên có thể đề xuất ý kiến cải tiến kết quả công việc và chất lượng).

Cơ cấu lại là lý thuyết nhằm vào cắt giảm chi phí và hướng ngoại, liên quan chủ yếu đến đội ngũ cán bộ khung, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra những dịch vụ mới, phối hợp kiểm tra công việc thông qua các mạng nội bộ chứ không còn thông qua cán bộ trung gian.

Quản lý toàn diện chất lượng là lý thuyết phát triển sâu hơn một số điểm của lý thuyết sản xuất vừa đủ như thoả mãn toàn bộ nhu cầu khách hàng và xoá bỏ tình trạng lãng phí.

Modul là lý thuyết khái quát phương pháp chia một cách hiệu quả quy trình sản xuất thành những modul.

Nhưng sáng tạo đa dạng về cơ cấu tổ chức đó đều tìm cách đoạn tuyệt với vớicái logic của mô hình kiểu Taylor (lợi ích kinh tế nhờ quy mô, tiêu chuẩn hoá sản phẩm, mỗi nhân viên một phận sự). Chính các phương thức linh hoạt đã tham gia trực tiếp vào quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều mô hình lý thuyết chứng minhrằng, công nghệ thông tin đang tạo điều kiện cho việc cấu trúc lại doanh nghiệp, đặc biệt là khuyên khích phân cấp chức năng,hoặc tăng cường hiệu quả của tính đa năng trong doanh nghiệp. Nói một cách khái quát, toàn bộ những lựa chọn của doanh nghiệp về chiến lược, tổ chức công việc hay về công nghệ sẽ mang tính chất bổ sung,hỗ trợ lẫn nhau.Như vậy, ý tưởng, tổ chức nhân lực triển khai ý tưởng, tổ chức cách thức đùng vật lực (công nghệ) thực hiện ý tưởng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Để kinh tế tri thức phát triển, phương pháp tổ chức sản xuất mới từng bước thay thế phương pháp Taylor trước đây. Đó là việc tổ chức ở cấp kinh tế vimô, kết nối các Xí nghiệp, Công ty, doanh nghiệp thành mạng lưới.

Từ đó giảm các khâu trung gian, chuyển giao nhiều trách nhiệm hơn cho cấpdướivà ngược lại, cũng đòi hỏi người lao động phải có năng lực cao hơn.

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đang tạo điều kiện cho việc thực hiện các chu trình sản xuất phi tập trung hơn,sự phối hợp giữa các công đoạn sản xuất kinh doanh trở nên mềmdẻo hơnso với thời kỳ trước đây trong nền sản xuất đại trà.

Đặc điểm mới của quan hệ phân phối trong nền kinh tế tri thức

Sự tồn tại của con người về mặt thể chất sẽ không thể duy trì, nếu không có tiêu dùng vật chất (ăn, uống...). Song, xã hội càng phát triển cao bao nhiêu, nhu cầu đó càng trở nên ít bức bách bấy nhiêu, bởinhu cầu vật chất của con người là có hạn và khả năng thoả mãn nhu cầu đó không thành vấn đề cần có sự quan tâm đặc biệt trong một xã hội phát triển cao. Trái lại, nhu cầu tiêu dùng trí tuệ lại vô hạn và ngày càng phức tạp, đa dạng. Sản xuất và phân phối trí tuệ lại sẽ là nơi tập trung những mâu thuẫn phức tạp nhất trên lĩnh vực phân phối nói chung.

Từ giác độ phân phối trí tuệ, chúng ta cũng thấy rằng, trí tuệ là cái không thể tướcđoạt Do vậy, việc mua - bán trí tuệ không làm thay đổi căn bản chủ thề thực sự sở hữu và tiêu dùng nó. Mua trí tuệ (hay bán nó) thực chất chỉ là mua (hoặc bán) sản phẩm vật chất hay sản phẩm mang tính trí tuệ do chủ thể trí tuệ đó tạo ra, trí tuệ của người bán nó vẫn như cũ, nếu không nói rằng chính trong quá trình tiêu dùng trí tuệ của mình, trí tuệ của chủ thể được kiểm chứng, được bổ sung và phát triển thêm. Đó là cơ sờ để nói rằng trí tuệđược tăng trưởng và phát triển lên trong tiêu dùng.

Khi thừa nhận rằng, trong nền kinh tế tri thức, trọng tâm của quá trình sản xuất và phân phối là sản xuất và phân phối trí tuệ cũng như những vật mang nó, chúng tacũng có cơ sở để khẳng định rằng, trong nền kinh tế đó, nếu có bóc lột, thì đó trước hết và chủ yếu bóc lột trí tuệ, bóc lột lao động trí tuệ. Sản phẩm thặng dư là trí tuệ, độ lao động trí tuệ tạo ra ngày càng lớn. Việc phânphối bất công những sản phẩm thặng dư đó là thước đo đánh giá trìnhđộ bất bình đẳng xãhội. Việc chiếm đoạt các sảnphẩm thặngdư đó khi chúng biểu hiệndưới hình thái giá trị là nội dung chủ yếu của bóc lột giá trị thặngdư trong chủ nghĩa tư bản tương lai - nếu chế độ xã hội ấy còn tồn tại.

Khoảng cách giữa nước nghèo nhất và nước giàu nhất về thu nhập, tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống đã ngày một rộng hơn trong quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức. 20% dân số thế giới hiện đang sống ở những nước có thu nhập cao nhất (hưởng 86% GDP, 82%thị trường xuất khẩu hàng hoá và địch vụ, 68% đầu tư từ nước ngoài trực tiếp, 93,3% mạng lưới viễn thông toàn cầu).Trong khi đó, 20% dân số là những người nghèo khó của thế giới chỉ được hưởng chưa đầy 1%thành quả trên.

Riêng về thu nhập, khoảng cách giữa 1/5 số người giàu nhất và 1/5 số người nghèo nhất tăng từ 30 lần (thập niên 60) lên 74 lần (thập niên 60).

Những nước phát triển mạnh kinh tếtri thức thường có tăng trưởng GDP cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm và đời sống của người lao động được nâng cao. Chẳng hạn, Ôxtrâylia đã có lúc là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới (năm 1998 GDP tăng 4,9%). Một trong những nguyên nhân của thành công trên là Ôxtrâylia đã đi đầu trong ứng đụng công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Vào tháng giêng 1999, trên 48. 000 doanh nghiệp ở Ôxtrâylia đã có các địa chỉ miền riêng với máy chủ là các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), ngoài ra còn 50.000 địa chỉ Web thuộc các trang chủ khác trong các thư mục cửa hàng hoặc khu buôn bán trên mạng. Hiện có hơn 640 ISP đang hoạt động ở Ôxtrâylia. Doanh thu của các ngành công nghiệp thông tin của Ôxtrâylia trong những năm 1995 - 1996 là 47 tỷ USDÔxtrâylia. Ôxtrâylia hiện chỉ tạo ra 1,2% GDP toàn cầu, nhưng lại tạo ra tới 2,3% giá trị của ngành công nghiệp thông tin toàn cầu. Xuất khẩu công nghệ thông tin đạt 4 tỷ USDÔxtrâylia một năm.

Tỷ trọng các ngành công nghệ cao trong GDP của Phần Lan đã tăng gấp 5 lần trong 10 năm qua, và GNP trên đầu người tăng vọt. Đó là do Phần Lan đã đi nhanh vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Phần Lan đạt tiêu chuẩn cao về giáo dục - đào tạo. Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin từ khi còn nhỏ. Tất cả các trường đều truy cập mạng Internet với tốc độ nhanh. Phần Lan đã đào tạo số cử nhân khoa học và công nghệ gấp 5 lần số cử nhân luật.

Sigapore là một trong những bước đầu tiên hướng đến nền kinh tế tri thức. Năm 1992, kế hoạch IT2000 được ban hành nhằm chuyển Singapore thành một “hònđảo thông minh". Ngày nay, một nửa số gia đình đã có máy vi tính cá nhân và 1/5 số người dân dùng Internet. Năm 1997, ngành công nghiệp thông tin Singapore có doanh thu 7,3 tỷ USD (không tính các sản phẩm chế tạo và doanh thu của các nhà phân phối), 98% các gia đình Singapore đã truy cập mạng Internet Singapore one mạng kết nối toàn quốc duy nhất trên thế giới.

Các nước lạc hậu không vận đụng được công nghệ mới thường tăng trưởng chậm, thậm chí suy thoái. Bởi vậy, cái gọi là sự phân cách về kỹ thuật số càng rộng và sựphân cực giàu nghèo giữa các nước tiến lên kinh tế tri thức với các nước kém phát triển có khuynh hướng ngày càng ra xa. Sự bất bình đẳng trong phân phối “cái bánh” toàn cầu hóa kinh tế tăng lên.

Đặc điểm mới của cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tri thức

Sự thay đổi về đối tượng sở hữu, về tổ chức việc quản lý quá trình sản xuất có tác động rất lớn tới sự chạy đổi cơ cấu của nền kinh tế tri thức.Theo lý luận về kết cấu các ngành (khu vực) sản xuất của kinh tế truyền thống, cơ cấu nền kinh tế bao gồm: ngành sản xuất thứ nhấtlà nông nghiệp, ngành sản xuất thứ hailà công nghiệp và ngành sản xuất thứ balà địch vụ. Dịch vụ đang nói ở đây là một khái niệm rộng, bao gồm dịch vụ đối với các ngành sản xuất vật chất và bao gồm các loại dịch vụ đối với đời sống và tiêu đùng của nhân dân (như thương nghiệp, tiền tệ, vận tải, thông tin, thậm chí cả những hoạt động của khoa học, giáo dục, những hoạt động của Chính phủ, toà án... đều được gọi là ngành sản xuất thứ ba). Sự phân loại ngành sản xuất thứ nhất, thứ hai, thứ ba và sự ra đời, sự tiến triển của các ngành đó cung phản ánh một xu thế lịch sử, tức cái sau hơn cái trước - cả về chất lượng và tốc độ. Riêng về tốc độ, chúng ta thấy rằng ngành sản xuất thứ hai có nhịp độ phát triển nhanh hơn so với ngành sản xuất thứ nhất, ngành sản xuất thứ ba có nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn ngành thứ hai. Tình hình thực tế hiện nay của các nước phát triển là tỷ trọng ngành sản xuất thứ ba có thể chiếm tới 66,7% GDP. Dư luận chung hiện nay cho thấy, nhịp độ tăng trưởng của giáo dục và khoa học trong ngành sản xuất thứ ba là hết sức nhanh, vị trí ngày càng quan trọng. Cho nên có thể tách giáo đục, khoa học từ ngành sản xuất thứ ba ra thành ngành sản xuất thứ tư.

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế ( OECD), tỷ lệ đóng góp của ngành địch vụ HoaKỳ vào GNP từ 50% tăng lên 80%, trong đó 63% dịch vụ là thuộc dịch vụ kỹ thuật cao. Còntheo đánh giá của Ngân hàng thế giới, 64% của cải thế giới hiện nay là do “vốn nhân lực" cấu thành. Trên 80%công việc trong các ngành của HoaKỳ về bản chất là công việc "lao động trí óc". Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong các yếu tố sản xuất ngày càng tăng, các ngành kinh tế tri thức (những ngành dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ) và cả nhưng ngành truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, được cải tạo bằng ứng đụng thành tựu khoa học và công nghệ) ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất công nghệ trở thành loạihình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu cho nền kinh tế tri thức. Ở những nước công nghiệp phát triển cao (ở Bắc Mỹ và TâyÂu), những ngành chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin đã chiếm khoảng 45% đến 50% GDP. Một số điều trình bày trên đây được rút ra từ nhiều tư liệu khác nhau nhằm giúp bạn đọc có được một ý niệm nào đó về một lĩnh vực mới mẻ đối với nước ta - kinh tế tri thức.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức

    30/09/2006Đỗ Thế TùngVào thời đại của C.Mác, mới chỉ cómột vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay...
  • Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

    03/08/2006TS. Nguyễn Cảnh Hồ... nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất.
  • Từ Bionic man đến mạng siêu trí tuệ toàn cầu

    22/07/2006Vũ Anh TuấnK.Oa-uých là giáo sư điều khiển học nổi tiếng của Anh. Ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có hệ thần kinh được kết nối vào và trao đổi thông tin trực tiếp với máy tính-Bionic man...
  • Về đặc điểm và khả năng của tin học

    04/07/2006Nguyễn Kim YếnTrong thế giới hiện đại, tin học là một lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở các nước phát triển cao. Ởnước ta, khoảng mươi năm gần đây, chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, việc mở rộng giao lưu quốc tế đã bước đầu tạo tiền đề cho việc tiếp nhận, ứng dụng và phát triển tin học...
  • Số hóa kiến thức nhân loại

    03/07/2006Mạnh KimTừ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Hàng hoá và tin học

    25/03/2006Phương TâmNền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định...
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Những nguyên lý Hệ thống và Điều khiển học

    04/05/2003Những nguyên lý/định luật đóng vai trò mô tả những ý tưởng cơ bản nhất trong một khoa học, thiết lập phương pháp luận để giải quyết vấn đề, hướng dẫn cho tư duy nói chung...
  • xem toàn bộ