Ếch ngồi đáy giếng…

06:07 SA @ Thứ Bảy - 01 Tháng Mười Hai, 2018

Tác giả Thomas L.Friedman trong bài “Cuối cùng đó là một thế giới phẳng” ( Its a Flat World, Afterall) đăng trong tờ The New York Times thay vì khuyên con gái "Hãy ăn đi, người Trung Quốc đang thèm khát (miếng ăn của con) đấy” đã khuyên "Hãy làm bài đi, người Trung Quốc đang thèm khát việc làm của con đấy". Theo ông, nhờ mạng thông tin toàn cầu dã được thiết lập nên hiện nay toàn thế giới đã không còn cách biệt, tất cả mọi người như sống trên cùng một mặt phẳng, thậm chí không có khoảng cách. Bởi vậy có những loại hình lao động mà trong đó người ta đã phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu. Xét theo ý nghĩa đó mạng thông tin toàn cầu đã hoá giải câu phương ngôn vốn là lời răn dạy nghiêm khắc “Ếch ngồi đáy giếng (dừng có) coi trời bằng vung”, chỉ cần là một ếch( xì-pợt) nghề gì mà tận dụng được công nghệ thông tin.

Thực ra điều mà ông ta viết cũng chỉ là những điều mà anh em làm công nghệ thông tin (IT) chúng ta đã dần nhận biết. Làm rồi biết, biết rồi làm tiến bộ hơn. Đáng tiếc là dường như càng ngày cái sự tiến bộ hơn càng ít đi. Qua thời máy tính thay máy chữ, nghĩ thấy buồn cười. Bây giờ chưa qua thời "ứng dụng cục bộ", ngẫm chuyện "chúng mình" đã thấy buồn buồn.

Đã có một nếp nghĩ, mà dân IT cũng chỉ lả kẻ kế thừa, muốn cái gì thì chỉ cần "hoá" nó là… xong! Câu chuyện về tin học hoá có thể thấy ở trong nhiều lĩnh vực: e-leamning (học qua mạng), e-commerce (thương mại diện tử), e-govemment (chính phủ điện tử)… Những cái e- ấy được nhào nặn với một ngôn từ thời- thượng- thặng là "kinh tế tri thức" thành một bức tranh đẹp: có tin học hoá thì sẽ có nền kinh tế mới.

Có siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?

Có những chương trình tin học hoá hỏng ngay từ cách tiếp cận, bởi nó không xuất phát từ cuộc sống mà là kết quả của tổ hợp những lý do tiếp thị từ nhà cung cấp, duy ý từ nhà quản lý, thủ thuật của nhà điều hành, chiêng trống của giới truyền thông...

Cuộc sống có biết bao việc phải làm, có bao nguồn lực phải huy động. Những người làm tin học và những người muốn dùng tin học, xin hãy đừng coi tin học là phép nhiệm mầu. Hãy để cuộc sống lựa chọn tin học, đừng áp đặt tin học cho cuộc sống. Cũng như đừng lấy vung úp trời.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Cán bộ nghiên cứu: Số lượng nhiều, hiệu quả thấp

    08/10/2005
    5 vạn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đội ngũ này gấp gần 5 lần so với Thái-lan và gần 6 lần so với Malaysia, nhưng trình độ công nghệ và kinh tế Việt Nam lại thua Thái-lan và Malaysia tới vài chục năm...
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • xem toàn bộ