Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây
Vấn đề nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan từ lâu đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Bài học tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan được nêu ở Đai hội VI của Đảng là một bằng chứng thể hiện sự quan tâm ấy(1). Nhưng để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sửnhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Trong lịch sử triết học, sự kế thừa và phát triển những tư tưởng hợp lý của người đi trước là xu hướng chung và tất yếu của mỗi trường phái triết học. Nhưng không phải ngay từ đầu, mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử, xu hướng đó mới được nhận thức. G.V.Ph.Hêgen là người đầu tiên chỉ ra xu hướng ấy khi trình bày quan niệm của mình về các vòng tròn của lịch sử triết học. Ông cho rằng triết học hiện đại là kết quả của những nguyên lý có từ trước đó. Thành thử, trong triết học không có một hệ thống nào bị lật đổ, không phải một nguyên lý triết học nào đó bị lật đổ, mà chỉ có sự giả định rằng nguyên lý đó là định nghĩa tuyệt đối, cuối cùng bị lật đổ mà thôi. Như vậy, lịch sử triết học không phải là bảng liệt kê các ý kiến đối lập với chân lý, mà là sự phát triển cụ thể của triết học trên con đường nhận thức chân lý. Hêgen viết : "Các hệ thống triết học cũng có sự khác nhau, nhưng sự khác nhau của chúng (hoàn toàn) không phải lớn như sự khác nhau giữa trắng và ngọt, xanh và gồ ghề, chúng đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả chúng đều là các học thuyết triết học, đó chính là cái mà mọi người bỏ qua khi coi chúng như là các học thuyết triết học, là những quan điểm tách biệt"(1).Phát triển quan điểm này, C.Mác cũng khẳng định rằng: " Triết học của mỗi thời đại phải có một số vật tư tư tưởng nào đó do các triết học trước đó truyền lại, làm xuất phát điểm"(2).
Trên tinh thần của quan điểm và yêu cầu đó, chuyên khảo này tập trung tìm hiểu sự kế thừa và phát triển những tư tưởng về quy luật trong lịch sử triết học phương Tây, kể từ thời Cổ đại cho tới khi xuất hiện triết học Mác - Lênin.Xuất phát từ những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, tác giả cố gắng góp tiếng nói của mình vào việc làm sáng tỏ thêm một số vấn đề hiện đang còn tranh luận xung quanh vấn đề quy luật, chằng hạn đó là những vấn đề về các đặc trưng cơ bản nhất của quy luật xã hội, quy luật trình nhận thức quy luật xã hội, về con đường nhận thức quy luật xã hội…
Sau cùng, chuyên khảo này là kết quả của sự gia công Luận án Phó tiến sĩ triết học. Nhân đây, tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gs, Phó Ts Nguyễn Trọng Chuẩn, người hướng dẫn Luận án, tới Gs Lê Hữu Tầng, người đã góp nhiều ý kiến sâu sắc. Đồng thời, tác giả cũng chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học Viện triết học, cảm ơn Gs, Ts Nguyễn Duy Quý (Chủ tịch) cùng toàn thể các thành viên Hội đồng chấm Luận án Nhà nước cho Luận án “Sự kế thừa và phát triển trong quá trình nhận thức phạm trù “quy luật” về những đóng góp quý giá trong học thuật.
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Triết học Tôn giáo
12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtNhững chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây
30/11/2005Phạm Minh LăngCâu truyện về phương trình thâu tóm cả vũ trụ
27/11/2005Phạm Việt Hưng & Nguyễn Thế TrungTriết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
19/11/2005Bùi Quang MinhLược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam
11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCái lý và nghịch lý qua Einstein - dấu ấn trăm năm
07/11/2005GS. TS. Phạm Duy Hiển