Tôi cũng muốn ăn cắp

09:14 CH @ Thứ Ba - 15 Tháng Tư, 2014

Mười năm mới lò dò từ nước ngoài về. Ở nhà chán, gặp bạn bè chán, nhắc lại chuyện cũ hồi ấy mày thích cô này, cô kia thích mày... chán chê, lại đi ăn phở nhiều bột ngọt đến mụ mị cả người, thì cuối cùng cũng cạn thú vui. Tôi bèn vào thư viện.

Giờ thì mới thấy được cái lợi của việc mãi không hội nhập được vào môi trường sống nước ngoài của mình. Không có được tác phong Việt kiều, tôi mượn thẻ của đứa cháu cũng vêu vao, đen đúa và không đeo kính, bước vào thư viện, mượn sách. Nhờ có bước vào đây, tôi mới hiểu vì sao đàn ông nước nhà hay nhậu, đàn bà thì bị chồng chê là kém hiểu biết, và trẻ con thì bị mắng là không giỏi bằng thế hệ trước.

(Ðọc đến đây, bạn có thể đang ghét tôi, nghĩ rằng tôi lên giọng quay về dạy nước. Nhưng, tôi đùa đấy, tôi không phải Việt kiều. Tôi chỉ thử trêu một tí thôi, xem cái tính xấu của chúng ta, là hễ người ngoài chê là y như không tiếp thu nổi).

Ở thư viện tôi đến đọc, nội quy ghi rõ:

Sáng: từ 7h30 đến 11h30 Chiều: từ 13h30 đến 16h30

và chỉ cấp thẻ cho những người có công ăn việc làm đàng hoàng, có cơ quan chứng nhận, hoặc không thì cũng phải là sinh viên, học sinh; tức toàn là bọn không thể đến thư viện vào cái giờ thư viện mở cửa được.

Nội quy ngặt nghèo trái khoáy khiến thư viện trở thành một chốn riêng của bọn mọt sách (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả về phương diện con người lẫn côn trùng). Vắng vẻ tới mức các chị thủ thư coi đây như một chốn không người, bàn với nhau chuyện con tao tuần sau thi rồi, con mày thi chưa; chuyện mẹ chồng tao hôm qua đi ăn giỗ bị ngã sái cả chân...


Một cảnh trong phim Kẻ Trộm Sách

* Cho nên, cách đây hai tháng, đọc cái tin có một anh nhân viên thư viện ăn cắp sách tuồn ra ngoài, không phải để bán theo kiểu giấy vụn, mà để bán theo diện sách quý, cho các nhà sách cũ, thì tôi thấy thế... cũng được.

Ăn cắp đành rằng là xấu, tôi biết chứ. Nhưng dẹp cái chuyện anh nhân viên kia bỏ tiền bán sách vào túi riêng kia qua một bên, thì cái hành động của anh này tôi lại nghĩ có thể là... đáng khích lệ, nếu chỉ xét trên phương diện chuyển một vật từ-vô-dụng-sang-hữu-dụng.

Ít ra, nhờ có anh, mấy bộ tạp chí cổ mới có cơ hội được người yêu sách sờ tới một cách tự do. ( Bạn sẽ chặn lại, bảo tôi "phản động" rồi, sách đang nằm trong thư viện công, chui vào tủ sách riêng, người dân không được đọc một cách bình đẳng nữa, mà là việc đáng khích lệ sao?) Thật ra, cái lý của tôi dựa trên một bài báo cách đây 5 năm của ai đó mà tôi được đọc: cảnh người người sánh vai trong nhà sách, trước những đầu sách mới, và phải móc tiền ra mua, hoàn toàn không phản ánh được tình trạng "bình đẳng trước sách". Chỉ khi nào, sau giờ hành chính, anh thợ máy ham đọc đã tắm rửa thơm tho được ngồi đàng hoàng trong thư viện; chị kế toán trốn người yêu có thể lẩn quẩn giữa các kệ sách đến tận 10h tối, hoặc anh kỹ sư thất nghiệp không có nhiệm sở nào (nhận đóng dấu làm thẻ) vẫn giết thời gian được cả ngày dài trong thư viện..., thì khi đó chúng ta hẵng nói là có sự bình đẳng trước sách. Ðằng này, hệt như những truyện thần thoại luôn luôn có ba cửa ải ngăn hiệp sĩ đi tìm công chúa, gần như thư viện nào cũng có sự bất hợp lý của nội quy là con rồng phun lửa thứ nhất, thủ thư khó tính là bầy rồng khạc lửa thứ hai, sự lề mề của thủ thư khi đi tìm sách là cú quật đuôi của con rồng thứ ba. Sách như gái già trong nhà đá, thà được một chú bất lương rình lúc rồng ngủ thì kéo ra ngoài, còn hơn cao sang bất đắc dĩ không hít được khí trời.

Thế cho nên, thưa anh ăn trộm sách. Giờ thì anh hẳn đã y án, nhưng tôi chắc anh đang ngậm ngùi.

Anh ngậm ngùi cho cái thân anh. Ai bảo anh ăn cắp. Lại là ăn cắp cái thứ cồng kềnh, ai (ngoại trừ thư viện) có được cũng khoe ra, tự hào, nên dễ lộ.

Tôi thì tôi ngậm ngùi cho cả anh và đám sách kia. Phải như anh chỉ ăn cắp và đem đến phát không cho các nhà sách cũ, thì anh đã là hiệp sĩ. Và đám sách kia, nếu nhanh chân một tẹo, thì đã thoát khỏi thư viện, giang hồ tơi tả ngoài chợ đời một tí, mà được tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới, cũng còn hơn.

(3.2002)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật

    10/04/2014TS. Nguyễn Xuân XanhTrình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc đó. (Fukuzawa Yukichi)
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Tạo thói quen đọc sách, xin đừng sốt ruột

    14/04/2014Hiền NguyễnĐể công chúng không quay lưng với sách, rồi chủ động tìm đến sách có lẽ là kỳ vọng không chỉ của tác giả và các đơn vị làm sách. Thế nhưng, để tạo được thói quen đọc sách cho công chúng không đơn giản và một chốc một lát nhìn thấy kết quả ngay...
  • Đàn ông đọc sách

    11/04/2014Trần Khôi ViệtỞ những đàn ông đã trót biết chữ, thì việc đọc sách là một thói quen, cũ kỹ hơn cả truyền thống và ở mức nào đấy nó gần như một bản năng gốc. Họ chẳng cần đợi có hội chợ sách hay triển lãm sách mới vội vàng hấp tấp ngồi đọc...
  • Thú vui đọc sách

    13/12/2011Nguyễn Bỉnh QuânĐố biết kỳ nghỉ
    Noel Tết Tây này có bao nhiêu người mua sách làm quà? Một câu hỏi quá
    khó nhưng có thể ước đoán được tỉ lệ. Mỗi cuốn sách in khoảng 1000
    bản.
  • Thời của Kindle: đọc sách cũng là kết nối

    24/08/2010Linh Giang dịchKindle của Amazon, Nook của Barnes&Noble, những chiếc máy đọc sách như vậy đang dần tạo nên bước ngoặt trong văn hóa đọc: mở ra một không gian "ảo" để độc giả kết nối, chia sẻ và khám phá...
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Quan đọc sách

    27/09/2007Bích AnQuan cũng đọc sách? Nhiều người chắc sẽ tròn mắt ngạc nhiên trước câu hỏi tế nhị kiểu này, chỉ riêng cô gái bán sách ở nhà máy lạnh TP Cần Thơ tủm tỉm cười...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Lời khuyên người mua sách

    31/12/2005Phan Điều AnhCuốn sách nào mà bạn đang cần mà không thể dễ dàng mượn được hoặc khả năng được tặng là không chắc chắn, thì hãy mua ngay nếu đủ tiền. Đừng nấn ná đợi dịp khác, vì chưa hẳn cơ hội sẽ đến với bạn...
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • xem toàn bộ