Tạo thói quen đọc sách, xin đừng sốt ruột

08:41 SA @ Thứ Hai - 14 Tháng Tư, 2014

Để công chúng không quay lưng với sách, rồi chủ động tìm đến sách có lẽ là kỳ vọng không chỉ của tác giả và các đơn vị làm sách. Thế nhưng, để tạo được thói quen đọc sách cho công chúng không đơn giản và một chốc một lát nhìn thấy kết quả ngay...

Nỗ lực của các nhà làm sách

Sách được coi là món ăn tinh thần của con người. Vì thế, tuỳ vào quan điểm mỗi người mà sách có vị trí quan trọng đến đâu, tới mức nào mà không thể áp đặt. Có người sách gối đầu giường, sách la liệt trên bàn, sách là một khoản chi tiêu thường xuyên được tính trong thu nhập hàng tháng… Ngược lại, có người coi sách là thứ xa xỉ cả về tiền bạc, thời gian để đọc nó và ti tỉ lý do khác để không mặn mà với sách.

Thống kê trung bình, mỗi người dân Việt Nam đọc không quá một cuốn sách trong một năm.

Năm vừa qua số đầu sách, cũng như số lượng sách in ra thấp hơn so với năm trước. Măc dù nhiều nhà xuất bản lợi nhuận sau thế vẫn cao chót vót.

Trước khi có Ngày sách Việt Nam 21/4, đã có nhiều sự kiện diễn ra để thúc đẩy xuất bản cũng như nhu cầu đọc của công chúng.

Hội sách lớn nhất, quy mô nhất phải kể đến Hội sách của Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức hai năm một lần, và năm 2014 đã là lần thứ 8. Vừa có bề dày, có kinh nghiệm nên Hội sách tại Sài Gòn đã quy tụ được nhiều đơn vị làm sách với số lượng sách được tung ra khổng lồ. Bên cạnh việc giảm giá sách, giao lưu, toạ đàm được triển khai thì kết quả thu về cũng rất đáng khích lệ về doanh thu và số lượng sách bán ra.

Tiếp đến, phải kể đến ngày Hội sách được tổ chức đều đặn ba năm vừa qua với chủ đề Hội sách và Văn hoá đọc diễn ra tại Văn Miếu hưởng ứng Ngày sách và Bản quyền thế giới vào tháng 4. Đây được coi là một ví dụ cho thấy nỗ lực của nhiều ban, ngành trong việc thúc đẩy văn hoá đọc của công chúng. Mặc dù kết quả chưa thể so sách với Hội sách của Thành phố Hồ Chí Minh, song độc giả đã có thêm một ngày Hội, một địa chỉ để đến với sách đáp ứng nhu cầu: lựa chọn, tìm mua, vui chơi…

Ngày thơ Việt Nam hàng năm, bên cạnh các hoạt động chính dành cho thơ ca thì không thể không kể tới sự xuất hiện của các đơn vị làm sách. Một số tác phẩm mới xuất bản dịp này cũng được ra mắt, giới thiệu với công chúng. Quan sát “thị trường sách” trong Ngày thơ tại Hà Nội cho thấy, mấy năm đầu hầu như các đơn vị làm sách chưa thực sự được công chúng để mắt tới. Sự xuất hiện của họ thời gian đầu dường như mang tính quảng bá, giới thiệu là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thì công chúng đã quan tâm hơn rất nhiều đến các gian hàng sách trong Ngày thơ Việt Nam.

Thường vào dịp cuối năm còn có “Hội sách giảm giá” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội thì có Hội sách theo mùa: Hội sách mùa xuân, Hội sách mùa thu… Điểm chung của các Hội sách này là cơ hội các nhà xuất bản đưa ra các mức giá ưu đãi để độc giả dễ dàng tiếp cận và sở hữu những cuốn sách mình mong muốn. Tuy nhiên, các Hội sách này có quy mô nhỏ, chủ yếu là sáng kiến của một số đơn vị làm sách cùng đứng ra tổ chức. Dù vậy, các Hội sách này vẫn thu hút được sự quan tâm của độc giả.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến các chương trình, các chiến dịch về sách của riêng từng đơn vị làm sách. Chẳng hạn như Nhà xuất bản Kim Đồng thường có tuần lễ vàng, trực tiếp giảm giá sách, giao lưu kí tặng, tặng quà vào các dịp trung thu, mồng một tháng sáu, tết cổ truyền…

Tuy nhiên, dường như các hoạt động tích cực dành cho sách đó chưa đủ để nhiều người thấy một sự thay đổi lớn cho văn hoá đọc ở tương lai gần.


(Ảnh Internet)

Tạo thói quen đọc sách, xin đừng sốt ruột

Nếu cho rằng, các hoạt động dành cho sách chỉ là hoạt động mang tính bề nổi và theo tính định kỳ “đến hẹn lại lên” không và chưa phải là căn nguyên để khơi dậy tình yêu sách của công chúng. Chả nhẽ, một người mê đọc sách, thường xuyên đọc sách, thường xuyên cập nhật các thông tin về sách lại có thể đợi đến Ngày Hội sách, đến dịp giảm gía sách mới… mua sách về đọc sao? Vẫn có thể có những đối tượng đó, nhưng chắc chắn không nhiều. Hơn nữa, ngay ở “Phố sách” của Hà Nội, nếu muốn mua bất kỳ quyển sách mới nào cũng được giảm giá khoảng 20% quanh năm mà không phụ thuộc “dịp” nào. Cùng với nhiều hình thức mua sách tiện ích như hiện nay thì việc để sở hữu một cuốn sách có nội dung mình quan tâm thì cái đầu nhanh nhạy của người yêu sách đủ để trở thành cần ăng - ten định hướng cho lựa chọn nào sáng suốt, có lợi, phù hợp.

Cho đến nay, tỉ lệ người đọc sách chủ yếu tập trung ở các đô thị, các thành phố lớn… Hầu như có đầu sách mới nào là các cửa hàng sách của các thành phố lớn đều có. Còn ở khu vực nông thôn, miền núi nhu cầu đọc quá ít, các cửa hàng sách không phát triển, nếu không muốn nói là hiếm hoi. Tất nhiên, điều kiện chỉ là một phần. Một khi đã ham đọc sách thì sẽ tìm được sách đọc bằng nhiều cách. Còn đã không có nhu cầu đọc thì cửa hàng sách có sát cửa cũng chả buồn bước vào.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay; sách bị thờ ơ, sách không còn là lựa chọn hàng đầu cho món ăn tinh thần… thì những hoạt động mang tính “bề nổi” như Ngày sách, Hội sách là rất cần thiết. Ít nhiều nó sẽ tạo ra sự quan tâm, hướng sự chú ý của công chúng. Dần dần “sách” sẽ trở thành cụm từ quen thuộc.

Sách “hạ giá” cũng vậy. Có thể đơn vị làm sách và tác giả phải chấp nhận chịu thiệt thòi một chút. Thiệt thòi vì lợi nhuận, nhuận bút không cao, có khi thấy sách mình viết ra tâm huyết thế mà bị bán rẻ rúng còn tủi thân. Nhưng rõ ràng, việc giảm giá sách đã thu hút được lực mua đáng kể của công chúng. Không quá kỳ vọng vào lượng độc giả “chỉ mua sách giảm giá” vào mỗi dịp Hội chợ, thậm chí còn cảm giác họ “thụ động” nhưng lại có quyền hi vọng họ hoàn toàn là những độc giả “chủ động tìm đến với sách” trong tương lai.

Cũng như mới đây, ngay sau Hội sách lần thứ 8 tại Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc, nhìn vào danh sách các đầu sách bán chạy đã không ít người tỏ ra lo ngại, thậm chí một số bài báo còn cho rằng “tức giận” và “không đủ lạc quan”… Xin không bình luận đúng - sai, đồng tình hay phản đối với các đánh giá này, chỉ xin nhìn nhận ở nhiều góc cạnh liên quan. Rằng hầu như bất cứ lĩnh vực nào cũng tồn tại hai dạng thức hàn lâm và đại chúng. Hàn lâm có khi chả mấy ai biết đến, dù giá trị được khẳng định. Ngược lại, đại chúng có thể không được đánh giá cao về mặt giá trị nhưng nó lại đáp ứng “nhu cầu” của đại chúng, của phổ thông. Âm nhạc có không?. Có. Phim ảnh có không?. Có. Văn học có không? Không nằm ngoài. Báo chí có không? Đầy rẫy. Lá cải, showbiz chả bán chạy như tôm tươi… Và ở bất cứ địa hạt nào, hàn lâm hay đại chúng sẽ có những đại biểu tiêu biểu, hạt nhân và… nổi tiếng. Bây giờ không có thì sớm muộn gì cũng xuất hiện, nhất là khi nó đáp ứng số đông.

Các nhà văn vẫn nói với độc giả rằng, thời gian sẽ phán xét mọi giá trị. Và giá trị lâu bền, đôi khi lại tồn tại một cách lặng lẽ âm thầm chứ không cần những gì rình rang mắt thấy tai nghe. Vậy thì đừng sốt ruột, cứ để mọi thứ được thử thách, được diễn ra một cách tự nhiên.

Một đồng nghiệp nói với tôi rằng: Thực ra những cuốn sách đó không đến mức độc hại. Để tạo cho họ - nhất là lớp trẻ một thói quen đọc sách thì đọc dạng sách (dạng sách bán chạy tại Hội sách lần thứ 8 của Sài Gòn) đó cũng được chứ sao. Vì sách dễ hiểu, lại có cảm xúc, ngắn gọn. Sau này họ trưởng thành, lớn dần đi, thói quen đọc sách nếu được hình thành tự họ sẽ thấy nhu cầu đọc của mình thế nào, nhu cầu đọc những cuốn giá trị. Thà có đọc còn hơn không đọc. Thậm chí, ngay cả bản thân tác giả cũng vậy. Biết đâu một ngày nào đó họ cũng gác bút, không viết những thể loại buồn thương, hoài niệm và triết lý đó nữa thì sao?

Ngay cả bản thân tôi, cũng từng có một giai đoạn thích những loại sách đó.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Từ chiếc bookmark nghĩ về văn hóa đọc

    19/05/2014Minh PhướcMột lần, tôi cần mua vài chiếc bookmark, đi khắp các hiệu sách và cửa hàng đồ lưu niệm nhưng không tìm đâu ra loại bookmark đẹp, xứng đáng dùng làm quà tặng một cách trân trọng. Chỉ có những miếng bìa vẽ sơ sài hình tháp Rùa hồ Gươm, hoặc hình các cô gái mặc trang phục dân tộc. Thật khác xa với những chiếc bookmark bằng da, mạ vàng hoặc khắc gỗ tinh xảo tôi từng được thấy trong bộ sưu tập của một người bạn. Chuyện tuy nhỏ nhưng có thể thấy, nếu tìm những dụng cụ hỗ trợ sách căn bản còn khó khăn, thì chúng ta chưa có những hiệu sách hoàn thiện.
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc: Cơ hội và thách thức

    04/12/2009Phạm ĐứcKhông có gì khó khăn khi hàng ngày mỗi người tự bỏ ra khoảng 15 - 30 phút đọc sách, báo, tác phẩm văn học… để tiếp nhận tri thức của nhân loại khá dễ dàng, thế nhưng, cơ hội đó đang bị nhiều bạn trẻ thờ ơ trước sự lấn át của công nghệ thông tin.
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • xem toàn bộ