Tính tương đối của các giá trị
Thưa tiến sĩ Adler,
Lich sử và nhân loại học cho thấy sự biến thiên to lớn trong chuẩn mực và tín ngưỡng giữa những dân tộc và những nền văn hóa khác nhau. Có sự khác biệt tuyệt đối nào giữa cái gì đúng và và cái gì sai? Hoặc những phán đoán như vậy có đơn thuần là sự biểu hiện của một nền văn hóa nào đó hay của một ý kiến cánhân? Chẳng phải là Shakespeare đã nói, “Không có gì tốt hoặc xấu, mà chỉ vì tư tưởng làm cho nó trở nên như thế”?
W.D.
W.D. thân mến,
Shakespearemượn câu nói đó của Montaigne(1), tiểu luận gia người Pháp ở thế kỷ 16. Không nghi ngờ gì Montaignelà một người theo thuyết Tương đối về đạo đức. Thật vậy, ông là người cha vĩ đại của các nhà khoa học xã hội của chúng ta ngày nay, người nhấn mạnh rằng những phán xét đạo đức của chúng ta chỉ là phản ánh “những tục lệ” hoặc những tập quán của xã hội mà chúng ta có liên quan tới. Họ nói với chúng ta rằng một hệ thống đạo đức chỉ biểu hiện những giá trị đang thịnh hành trong một thời gian và nơi chốn nào đó. Những gì được cho là đúng trong một vài xã hội hoặc nền văn hóa thì bị cho là sai trong những xã hội và các nền văn hóa khác. Từ đó họ kết luận rằng không có gì đúng hay sai khách quan, hoặc không có cách thức nào xác định rõ cái gì tốt hay xấu cho tất cả mọi người.
Một thuyết Tương đối về đạo đức thậm chí cực đoan hơn được tán thành bởi những người đánh giá mọi phán xét đạo đức chẳng là gì khác hơn những biểu hiện của sở thích cá nhân hay thị hiếu riêng tư. Họ nghĩ rằng gọi một hành vi hay thái độ là tốt hay xấu cũng chỉ như nói “Tôi thích sô cô la” hay “ Tôi ớn sữa.” Đơn giản nó là vấn đề thị hiếu, và đó là tất cả những gì nó chứa đựng. Trong khi bàn về vấn đề đánh giá tác phẩm nghệ thuật, tôi vẫn quan niệm rằng có những chuẩn mực khách quan về giá trị cao của nghệ thuật, nó cho phép chúng ta đưa ra những đánh giá phê bình xác đáng về các tác phẩm nghệ thuật. Những đánh giá phê bình như vậy là khách quan, chứ không chủ quan. Vẻ đẹp không chỉ là vấn đề thị hiếu riêng tư mà về nó không thể có sự bàn cãi.
Điều gì đúng cho vẻ đẹp cũng đúng cho cái tốt và cái xấu, cho cái đúng và cái sai. Tựa như khi chúng ta có thể biết được một người có thị hiếu tốt hay không đối với một nghệ thuật đặc thù nào đó bằng cách nhìn xem anh ta thích hay không những đối tượng có giá trị nghệ thuật thực sự, chúng ta cũng có thể biết được những ý kiến của một người về các vấn đề đạo đức có vững chắc hay không bằng cách nhìn xem anh ta có tán thành hay không những điều thực sự tốt hay những hành vi đúng một cách khách quan.
Để hiểu điều này, cần thiết phải phân biệt giữa cái gì thực sựtốt và và cái gì chỉ có vẻnhư thế. Nếu tôi nói rằng bất cứ cái gì tôi thèm muốn hay ưa thích là tốt, thì tôi không nhìn thấy sự khác biệt quan trọng này. Nhưng nếu tôi nói rằng tôi ao ước một vài thứ bởi vì chúng tốt, thì tôi nhận ra được sự khác nhau giữa cái tốt thực và cái tốt bề ngoài.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ cực đoan về người keo kiệt không thèm muốn gì khác ngoài tiền bạc. Để tích cóp và thủ giữ nó, ông ta nhịn đói, ăn mặc rách rưới, chịu bệnh tật, tránh giao du với người khác, tự cắt đứt mình khỏi sự hiểu biết và văn hóa. Con người này đang sống theo ý mình, nhưng ông ta có sống thoải mái hay không? Đây có phải là cách mà ông ta, hay bất kỳ người nào khác, nên sống? Gần như tất cả chúng ta sẽ nói rằng kẻ keo kiệt đó là kẻ xuẩn ngốc và rằng cuộc đời ông ta hoàn toàn khốn khổ. Sự nhất trí của chúng ta ở đây dựa trên sự thừa nhận của chúng ta về một sự thật rằng con người có một số nhu cầu và ham muốn tự nhiên.
Chúng phải được thỏa mãn. Những gì thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên này thực sự là tốt cho mọi người. Ví dụ, tri thức là một trong những điều tốt đẹp thực bởi vì tất cả mọi người tự bản chất đều khát khao hiểu biết. Tình bạn là một điều tốt đẹp thực khác bởi vì con người có bản tính xã hội và khao khát yêu thương. Những điều này là tốt và cần thiết cho mọi người, dù người ta có ý thức thèm muốn chúng hay không. Một người có thể nói rằng anh ta có mọi thứ anh ta muốn, khi anh ta có của cải hay quyền lực hay danh vọng, nhưng điều đó không thay đổi những sự thật khách quan về những gì anh ta thực sự cần để sống một đời người tốt đẹp.
Anh ta giống như người đau khổ vì tình trạng thiếu dinh dưỡng tiềm ẩn trong khi thả mình trong chế độ ăn mà anh ta thích. Chính bản chất con người chúng ta xác định cái gì tốt cho chúng ta. Những việc có thể tỏ ratốt với chúng ta bởi chúng tangẫu nhiên thèm muốn chúng, một cách đúng đắn hay sai trái. Nhưng cái gì thực sựtốt cho chúng ta là cái mà, để thể hiện trọn vẹn bản chất của chúng ta, chúng ta nên khao khát, dù chúng ta có thực khao khát hay không. Những phong tục xã hội hay những sở thích riêng tư không thể thay đổi được điều đó.
(1)Michel de Eyquem Montaigne(1533 – 1592): tiểu luận gia người Pháp. Ông sáng tạo ra hình thức tiểu luận trong tác phẩmEssays (“Tiểu Luận”; 1572 – 1580, 1588).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường