Tính cách người Nam Bộ qua ca dao

06:29 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Tư, 2007

Nói đến tính cách của người Nam bộ, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu những nét riêng trong cử chỉ, tính tình của người Nam bộ được thể hiện qua các mốiquan hệ trong xã hội. Thực ra, người Nam bộlà một trong những bộ phận cấu thành của dân tộc Việt nam cho nên dù người Nam bộ hay Bắc bộ cũng đều có những đặc tính chung nhất định của người Việt Nam. Nhưng do điều kiện địa lý, nét văn hóa khác nhau của từng vùng, miền mà tính cách của con người cũng có khác nhau...

Vùng đất Nam bộ trước khi có sự khai phá của những lưu dân đến từ miền Trung và một ít cư dân người Bắc thì vùng đất này chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu thú dữ tràn đầy, tứ bề hiu quạnh. Cảnh tượng ban đầu quá xa lạ với những gì họ biết, họ nghĩ khi còn ở quê nhà, đã làm cho họ lo sợ:

Tới đây xứsở lạ lùng
Chim kêu cũngsợ, cá vùng cũng ghê.

Họ lo sợ trước cảnh tượng lạ lùng chẳng bao lâu, họ lại lo sợ đến thú rừng, nào là cọp um, sấu lội, đỉa đeo:

Maukhỉ khọt trênbưng
Dướisông sấulội, trênrừng cọp um.

Rồi họ bắt đầu lo sợ đến thiên nhiên vô cùng bi ẩn của những buổi đầu khai phá:

Chèo ghesợ sấu cắnchưn
Xuống sôngsợ đỉa, lênrừng sợ ma.

Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy, bất trắc là sợi dây liên kết những con người xa lạ với nhau. Trước cảnh tượng rừng hoang cỏ rậm, đồng ruộng hoang vu nên họ cần phải sống nương tựa vào nhau, tất cả hết lòng vì việc nghĩa. Điều này đã hình thành nên tính cách trọng nghĩa khinh tài ở trong họ. Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, họ chia rẽ là chết. Tinh thần đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp cho họ sẻ chia công việc với nhau, hợp sức đánh đuổi các loài ác thú mà còn là để cho có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau:

Ví dầu cá bóng xích đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu.

Câu ca dao tuy nói về động vật, nhưng nó phản ánh một tập thể có tổ chức. Tất cả cùng làm, cùng vui đùa bên nhau. Làm thì làm hết mình, chơi thì cũng chơi “tới bến". Đó là những lúc cùng làm, cùng chơi. Còn khi hữu sự, họ chẳng màng đến gian khổ, hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa:

Dấn mình vôchốn chông gai
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân
Lao xao sóng bủa dưới lùm
Thò tay vớt bạnchết chìm cũngưng.

Bởi, nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng:

Có câu: kiến nghĩa bất vi
Làm người như thế cũng phi anh hùng.

Đó là trong lúc hữu sự, còn trong lúc bình thường họ cũng qúy mến bạn bè. Bởi phần lớn, họ đều là những người xa gốc gác, cội nguồn, họ phải sống nương nhờ bè bạn, tất cả cùng hoạn nạn có nhau - "Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Với tâm lý của cư dân Bắc bộ "Một giọt máu đàohơn ao nước lã”, nên khi có bạn bè đến chơi, khách đến nhà, dù gia cảnh có bần hàn đến đâu, họ cũng cố gắng đãi đằng bạn một cách cho tươm tất:

Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.

Cũng chính tâm lý này mà người Nam bộ thường được mọi người cho rằng: Họ có tính hào sảng, hiếu khách, trọng tình nghĩa. Nghèo thì nghèo, lo cho bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có xá gì, nhân nghĩa mới là điều trọng. Vì vậy, những ai không có nhân nghĩa thì cũng đừng hòng họ đáp lại bằng nhân nghĩa:

Tiền tài như phấn thổ
Nhân nghĩa tựa thiên kim.
Bởi đứt dây nên gỗmới chìm
Tạiai ở bạc nên mới tìmnơi xa.

Còn nếu sống có tình, có nghĩa thì khó khăn nào họ cũng chịu, gian khổ mấy họ cũng sẵn sàng chấp nhận:

Theo nhaucho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm.

Ngoài tính cách trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, người Nam bộ còn thể hiện một khí phách hiên ngang, tình cảm rõ ràng, dứt khoát. Họ đã hứa thì phải làm. Nói một là một, hai là hai, không thay đổi, cho dù sự thay đổi có khi đem lại điều lợi cho họ:

Thuyền dời màbến chẳngdời
Khăng khăng mộtlời quân tử nhất ngôn.

Lợi lộc thì họ ham, nhưng họ không vì danh lợi mà phải làm những công việc không tương xứng với công sức mình bỏ ra, và nhất là trong quyền lợi đó ẩn chứa bao điều phi nghĩa, trái với tinh thần nghĩa khí hào hiệp của họ:

Đừng ham hốt bạc ghechài
Cột buồm cao bao lúa nặng, tấm đòn dàikhó đi

Và ta hãy xem đây, một lời đề nghị của cô gái có phần dí dỏm, mỉa mai, chứa đựng một sự phản đối đối với một người đàn ông đang chọc ghẹo mình:

Anh có thương em thìcho em một đồng
Để em mua gan công, mật cóc thuốc chồng em theo anh.

Trước lời đề nghị độc ác, trái với luân thường đạo lý như thế, anh con trai hết sức nổi giậnmột sự nổi giận rất cương trực.

Nghehò tao bắt nổi xung
Taocho một phảngchết chungcho rồi.

Nổi bật trong tính cách của người Nam bộ mà người ta thường nhắc đến là tính hiên ngang, dân gian quen gọi là tính "ngang tàng". "Ngang tàng" ở đây không phải là ngang ngược, lỗ mãng, mà "ngang tàng" ở đây chính là tính nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Họ đối đãi với nhau rất là điệu nghệ, sẵn sàng vi nghĩa khinh sinh. Bằng ngược lại, trái với đạo nghĩa, họ nhất định không làm, dù phải trả giá bằng sinh mạng, họ vẫn một lòng phản đối:

Trời sinh câycứng lá dai
Gió lay mặcgió, chiều ai khôngchiều.

Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, liên kết cộng đồng, cùng chung sức khẩn hoang lập ấp. Và với sự nỗ lực không ngừng, mảnh đất hoang vu thuở nào nay đã trù phú, rừng hoang đã rẫy, cánh đồng bát ngát xanh tươi. Thiên nhiên ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi hơn. Từ đó họ thêm tự hào và yêu qúy mảnh đất này hơn. Vì vậy, cảm nghĩ về quê hương đất nước cũng là một trong những tính cách của con người Nam bộ. Đây thật sự là tính cách bao trùm. Nó vừa mang nétchung về lòng yêu quê hương đất nước của tất cả con người Việt Nam, nhưng lại vừa thể hiện nét riêng của con người Nam bộ. Nét riêng ở đây là cách thể hiện, cách biểu hiện tấm lòng của mình đối với quê hương đất nước.Thật ra, lòng yêu nước của mỗi con người đều như nhau, nhưng cách thể hiện của mỗi con người không phải lúc nào cũng giống nhau. Điều này, ngoài tính cách của từng người, nó còn do đặc điểm văn hóa, địa lý của một vùng đất quy định nên.

Sau những vất vả, gian lao của buổi đầu khai phá, vùng đất Nam bộ càng ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi về tự nhiên. Điều này càng làm cho người Nam bộ thêm yêu qúy mảnh đất mình hơn. Đó là lý do giải thích tại sao các câu ca dao ở Nam bộ có nội dung về quê hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá rộng và nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó:

Đồng ThápMười cò bay thẳng cánh
Nước ThápMười lấp lánh cá tôm.

Hoặc:

BếnTre giàu míaMỏCày
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn.
Bình Đại biển lúa sông tôm
BaTri ruộng muối, GiồngTrôm lúa vàng.

Hay

Ba phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.

Nhưng cuộc sống sung túc, thanh bình của người dân nơi đây bỗng dưng bị đảo lớn khi thực dân Pháp đến xâm lược. Được hun đúc bởi tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng của người dân Nam bộ được phát huy một cách mãnh liệt. Ca dao Nam bộ đã kịp thời phản ánh thực tế đau xót đó:

Đắngkhổ qua,chua là chanh giấy
Dầu ngọt thế mấy cũng tiếng cam sành
Giặc Lang Sa đánh tới châu thành
Dù ai ngăn qua đón lại,dạ cũng không đành bỏ em.

Trước thực tế đau xót đó, họ kêu gọi mọi người đứng lên làm cuộc khởi nghĩa, đánh giặc cứu nước:

Làm traiđứng ở trên đời
Sao choxứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh đỡsơn hà
Saocho tỏ mặt mới là trượng phu.

Và người phụ nữ Nam bộ ở nhà chăm lo sản xuất để chồng yên tâm đi chiến đấu:

Anh đi đánh giặc Lang Sa
Để thiếp ở nhà, lo tần lo tảo
Chén cơm manh áo, nhà cửaruộng vườn
Để anh lên ngựa đề thương
Thiếp về mặc thiếp liệu lường nuôi con.

Ca dao Nam bộ còn góp phần phân tích cho mọi người rõ đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà:

Có chồng đilính nghĩa binh
Dầu nghèo dầu cực vẫn thương mìnhai ơi.
Lấychi cái lũ báo đời
Chuyên nghề bánnước pháđời hạidân.

Nhắc nhở moi người không nên vì tham danh lợi mà đi làm tôi tớ cho Pháp:

Đừng tham đồng bạc con cò
Bỏcha bỏ mẹđi phò Lang Sa…

Trở lên là tính cách của con người Nam bộ được thể hiện qua ca dao. Nói đến tính cách con người của một vùng, miền, một quốc gia dân tộc là điêu tế nhi. Hơn nữa tính cách con người lại rất phong phú và đa dạng, có thể sẽ thay đổi qua thời gian. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra tất cả những tính cách của con người Nam bộ. Bởi đó là điều không thể, mà chúng tôi chỉ chọn khảo sát một số tính cách của con người ở đây được phản ánh qua ca dao cũng của xứ này, để xem những người Nam bô nói về tính cách của con người Nam bô ra sao. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn đặc tính của vùng đất và con người Nam bộ, và cũng là để thêm yêu mảnh đất này hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Trí tuệ Việt Nam trước thời cơ và thách thức của WTO

    09/03/2007GS Vũ KhiêuChúng ta có rất nhiều thuận lợi cần khai thác nhưng lại đứng trước rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Làm thế nào để trong thuận lợi nhìn thấy hết khó khăn và trong khó khăn, cũng tìm ra được những thuận lợi để khắc phục? Chúng ta tin vào sự quyết tâm, vào tinh thần dũng cảm, vào đầu óc sáng tạo của toàn thể nhân dân ta trong bước ngoặt lịch sử này.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Hiểu tư duy người Việt mới hiểu bản sắc Việt

    27/02/2007GS-TS Nguyễn Thuyết PhongLà một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học KentState thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ. Ông là người Việt duy nhất được Chính phủ Mỹ mời đến Nhà Trắng để trao tặng giải thường Di sản quốc gia (National Heritage Fellowship) năm 1997. GS hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ.

  • Bản lĩnh Việt Nam

    01/01/1900Trần Văn GiàuQuyết không chịu bị nghiền nát như tương, mà quyết làm tất cả để trở nên rắn như thép, đó là bản lĩnh Việt Nam. Bản lĩnh này không phải dân tộc Việt Nam sinh ra đã có, mà được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ

    10/03/2006Võ Thu TịnhTheo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời"...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • xem toàn bộ